Đài bbc bình luận về hội nghị trung ương 7 năm 2024

Ví dụ điển hình nhất là vụ Wikileaks với một bên là chính phủ Hoa Kỳ muốn ém đi các thông tin mà họ có được qua mạng lưới cộng tác viên ở các nước và một bên là ông Julian Assange và cộng sự muốn lật tẩy các thông tin và cả cách lấy tin của Hoa Kỳ.

Những thông tin mà các đại sứ quán Hoa Kỳ ở khắp nơi chuyển qua điện tín về Bộ Ngoại giao cũng là những thông tin gây nhột khiến quan chức của các nước có liên quan cũng muốn ỉm đi.

Điều này hoàn toàn phù hợp với định nghĩa chung về tin tức ở trên.

Một góc nhìn khác của tin tức đó là 'tin đọc xong thấy tức'. Góc nhìn với tin tức trên báo này cũng áp dụng cho cả truyền thông qua âm thanh và hình ảnh.

Như vậy tin tức ở góc độ nào đó có thể được hiểu là một điều gì đó người ta muốn che giấu mà một trong các lý do là tránh sự bất bình của người đọc.

Ngoài ra sự thật, mà tin tức phải là một phần của nó, thường phải được tìm ra chứ ít khi được cung cấp.

Áp những tiêu chí này vào hai hội nghị trung ương gần đây, người ta thấy đa số thông tin tới người dân qua truyền thông là qua chế độ ban phát.

Khi khai mạc, Đảng ra thông cáo, khi bế mạc Đảng lại đăng đàn thế còn 'trận mạc' thực sự diễn ra như thế nào thì không ai biết và cũng không ai dám chất vấn.

Tìm tòi sự thật

Mặc dù ít kịch tính hơn so với Hội nghị Trung ương 6 mà ở đó lần đầu tiên Việt Nam có ủy viên Bộ Chính trị bị đề nghị kỷ luật được gọi là 'đồng chí X', Hội nghị Trung ương 7 cũng được theo dõi nhiều chủ yếu do việc bầu bổ sung vào Bộ Chính trị.

Chụp lại hình ảnh,

Truyền thông xã hội đã đưa tin nhân sự mới của Bộ Chính trị trước truyền thông chính thống đúng một tuần

Hội nghị 7 chỉ mới họp được ba ngày truyền thông xã hội, chủ yếu qua Facebook và blog, đã rộ lên tin hai người đứng đầu hai ban của Đảng đã không lọt được vào danh sách các chính trị gia quyền lực nhất trong Bộ chính trị.

Cả Trưởng ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh và Trưởng ban Kinh tế Vương Đình Huệ đã phải nhường chỗ cho Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Như vậy truyền thông xã hội đã thay thế truyền thông chính thống để đưa tới công chúng tin tức nóng sốt và chính xác vào thời điểm mà Đảng còn chưa muốn cho ai biết.

Ngoài ra truyền thông xã hội cũng đưa nhiều bình luận để những người đọc hiểu ý nghĩa và tác động của thông tin mà Đảng đưa ra.

Điều này thể hiện sự tìm tòi sự thật thay vì để 'sự thật' được công bố theo định hướng của Đảng.

Tiếp nối chiến tranh?

Câu hỏi đặt ra là tại sao Đảng phải họp kín giữa thời bình?

Điều này càng khó giải thích trong khi các hoạt động của chính quyền và quốc hội đã ngày càng công khai trong những năm gần đây.

Đảng không nói nên người ta chỉ có thể đưa ra các giả định.

Thứ nhất có thể đó là thói quen cố hữu từ hàng chục năm cầm quyền.

Thứ hai Đảng đang sợ những bất đồng nội bộ giữa các lãnh đạo cao cấp nhất bị phơi bày trước dân chúng.

Thứ ba Đảng lo dân biết nhiều quá, bàn nhiều quá, kiểm tra nhiều quá và làm nhiều quá thì Đảng sẽ không còn việc gì để làm.

Thứ tư Đảng vẫn có tâm lý đang ở trong một cuộc chiến với các 'thế lực thù địch trong và ngoài nước'.

Tâm lý này cũng không có gì là bất thường vì nhà tư tưởng người Pháp Michel Foucault đã đảo ngược lý luận "chiến tranh là sự tiếp nối của chính trị bằng những cách khác" của lý thuyết gia quân sự người Đức Carl Philipp Gottfried von Clausewitz.

Foucault nói "hòa bình là sự tiếp nối của chiến tranh bằng những cách khác" và thách thức công chúng tìm hiểu xem những bên nào tham chiến và mục tiêu của cuộc chiến đó là gì.

Về điều này, các đảng cộng sản cũng không hề giấu diếm rằng thông tin là một trận địa của điều có thể coi là 'sự tiếp nối của chiến tranh bằng những cách khác'.

Mao nói: "Chúng ta giành quyền bằng họng súng và giữ quyền bằng ngòi bút."

Các lãnh đạo cộng sản Việt Nam luôn nhắc nhở báo giới rằng họ là "những chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng" và cho dù họ đã từ bỏ độc quyền trong nhiều lĩnh vực, thông tin vẫn là lĩnh vực thuộc sự chi phối toàn diện của Đảng.

Và trong khi các nhà cộng sản thường trích Marx nói 'Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh', Foucault cho rằng 'Ở đâu có quyền lực, ở đó có sự phản kháng'.

Ham muốn thể hiện quyền lực của Đảng đã được đáp lại bằng sự bất tuân thể hiện trên truyền thông xã hội vốn được công chúng ưa chuộng hơn cả truyền thông chính thống trong thời gian gần đây.

Hội nghị Trung ương 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã khai mạc ngày 9 tháng Bảy tại Hà Nội.

Nhà báo Bùi Tín, nguyên Phó Tổng Biên tập tờ Nhân Dân của Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Tổng Biên tập Báo Quân đội Nhân dân, hiện đang cư trú tại Pháp, đã dành cho BBC Việt ngữ một cuộc phỏng vấn, trong đó ông bình luận về những vấn đề mà Hội nghị này sẽ phải giải quyết.

Trước hết, ông Bùi Tín cho rằng, tại hội nghị này, đằng sau những chủ đề được nêu ra như chính sách, chủ trương của Đảng đối với thanh niên, trí thức và nông nghiệp, nông dân cùng nông thôn, Hội nghị Trung ương về thực chất phải đương đầu với các câu hỏi hóc búa là hậu quả của việc quản lý và lãnh đạo vĩ mô yếu kém thời gian qua.

Vị cựu Đại tá quân đội nhân dân Việt Nam này cho rằng Hội nghị Trung ương này sẽ vẫn tránh né việc coi những diễn biến yếu kém và bất ổn nghiêm trọng về mặt kinh tế, tài chính vừa qua tại Việt Nam với mức độ lạm phát, thâm thủng thương mại và ngân sách v.v.. là một cuộc khủng hoảng.

Trả lời câu hỏi vì sao nông nghiệp Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu gạo nhất, nhì trên thế giới, mà nhiều nông dân vẫn bức xúc, ông Bùi Tín cho rằng:

"Nông thôn đã trở thành một cái bãi thải, làm cho cuộc sống ở nông thôn không thể chịu đựng nổi. Không có nước sạch rồi nhà cửa, đất đai bị xâm chiếm, [nông thôn] bị đặt ngoài lề của đổi mới".

Ông Bùi Tín đánh giá rằng các kết quả của phát triển đã không về tay nông dân, trong khi quyền sở hữu đất đai chính đáng của người dân, vốn đã được công nhận bởi nhiều thể chế văn minh trong lịch sử cho đến nay, đã không được Nhà nước Cộng sản đảm bảo.

Cần gấp một 'Minh Trị'

Ông Bùi Tín trích thuật một bài viết trên mạng internet, báo chí Việt Nam, của nhà văn Võ Thị Hảo.

Trong đó, ông tâm đắc với việc bà Hảo cho rằng Việt Nam cần tìm kiếm gấp một nhà lãnh đạo theo kiểu "Minh Trị" của Nhật Bản thời kỳ cận đại.

Ông Tín cho rằng, Việt Nam đang rất cần những nhà lãnh đạo kiểu như Lý Quang Diệu của Singapore, hay Tưởng Kinh Quốc của Đài Loan trước đây.

Hiện nay, rõ ràng cái chống tham nhũng, ông Dũng đánh trống bỏ dùi rồi

Bùi Tín

Cả hai nhân vật này đều rất nổi tiếng trong việc ngăn chặn, triệt phá tham nhũng. Riêng ông Tưởng Kinh Quốc còn nổi tiếng với việc thanh liêm và qua đó đã có thể tạo ra một tấm gương chỉnh đốn lại pháp luật nghiêm minh.

Cây bút bình luận thời sự chính trị Việt Nam đặt ra một câu hỏi:

"Chả nhẽ nước ta không có những nhân tài như thế hay sao, để mà cầm đầu cơ quan lãnh đạo hiện nay?".

Về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhà báo lão thành, tự do Bùi Tín nói:

"Hiện nay, rõ ràng cái chống tham nhũng, ông Dũng đánh trống bỏ dùi rồi,"

"Ông đã cam kết là 'nếu tôi không chống được tham nhũng thì tôi sẽ từ chức', thế mà bây giờ người ta lật ngược lại vụ PMU18, rồi người ta lại bỏ tù những nhà báo có gan xâm xỉa vào vấn đề tham nhũng".

Ông Bùi Tín cho rằng, vấn đề khủng hoảng kinh tế, xã hội, văn hoá và chính trị ở Việt Nam đã ở mức độ sâu sắc, nghiêm trọng, Đảng Cộng sản không nên dùng các phương thức mà ông gọi là "xoa dịu", "đánh lạc hướng", mà nên nhìn thẳng vào vấn đề để có thể thay đổi.

Ông cho rằng có thể tìm kiếm những người lãnh đạo mới từ trong nhưng cũng có thể ngoài Trung ương Đảng, thậm chí ở nước ngoài, để cứu vãn cuộc khủng hoảng mà theo ông đã được nhiều chuyên gia quốc tế đánh giá có tính chất khủng hoảng thể chế, mang tính hệ thống.

Tranhoainam202 VN gặp khó khăn như hiện nay là có lỗi do điều hành vĩ mô. Tôi không ủng hộ cách suy diễn của ông Tín. Thử hỏi một người đã không trụ được trước khó khăn, phải bỏ đội ngũ thì sẽ làm đước gì nếu còn ở lại? Còn về chống tham nhũng ở VN hiện tại, thử hỏi "chống ai và ai chống" đây.

Vũ Bùi Theo tôi nhà báo Bùi Tín đã đánh giá đúng tình hình hiện nay ở Việt Nam. Tâm lý chán nản và mất lòng tin lan rộng trong nhiều tầng lớp, sự phân hóa giàu nghèo diễn ra quá nhanh và quá sâu.

Hãy hình dung đất đai Hà Nội hiện nay thuộc hàng đắt nhất thế giới nhưng các quan chức hàng tỉnh [chưa dám nói đến các cấp trung ương] vị nào cũng có tư dinh tại Hà Nội, vậy tiền đó ở đâu ra? Con cái các vị quan chức đi du học ở nước ngoài với chi phí khi nói ra chắc nhiều người dân không thể hình dung nổi. Người Việt Nam có câu " Ông thầy ăn một - Bà cốt ăn hai", các vị quan chức tham nhũng một đồng sẽ làm thất thoát cho nhà nước hàng nghìn đồng.

Hoàng Ông Bùi Tín nói không sai. Nhà văn Võ Thị Hảo cũng đúng nốt. Tuy nhiên một vấn đề cần nhịn nhận là dân ta dân trí còn quá thấp nên không nhận thức được sự "đè đầu cưỡi cổ" của đảng cầm quyền.

Mong muốn của các vị như Bùi Tín, Võ Thị Hảo là quá xa vời. Thử đặt câu hỏi "làm sao dân ta thức tỉnh được trong hòan cảnh hiện tại?" và họ có dám liều mìnhđấu tranh cho tự do dân chủ của đất nước nữa hay không?

An danh VN sự ổn định chỉ là bề ngoài. Dân chúng chán ngán không còn tin vào chính thể. Vì thiếu sự công bằng trong phát triển và hưởng thành quả. Nạn con ông cháu cha, bè cánh tạo những băng đảng về chính trị kiểu mafia, đang làm cho xã hội thoái hóa. Giới trí thức chán nản vì không có quyền tư duy, phải nói theo tiếng nói của đảng, phải trung thành với chủ nghĩa mác ngay cả khi nghiên cứu những vấn đề về khoa học tự nhiên. Bất cứ một điều gì muốn làm láo, không muốn cho làm đúng thì đều mang tư tưởng xã hội chủ nghĩa.

Luật sư XHCN, nhà báo XHCN, Trí thức XHCN nhà giáo XHCN...Đã là XHCN thì cái cốt lõi không phải là khách quan, mà phải theo ý đảng phải tập trung dân chủ, tức theo ý của một nhóm người con ông cháu cha, dùng quân đội và công an để cai quản.Thị trường chứng khoán xuống vì dân không có lòng tin vào sự minh bạch. Mới có một số kẻ chộp giật chơi chứng khoán còn những nhà đầu tư có tri thức họ chưa hưởng ứng. Các con ông lớn lấy vốn nhà nước, lập ra thị trường chứng khoán để nhử tiền của dân. Những người nông nổi thì bập vào.

DT Ý kiến của ông Bùi Tín nói về Hội nghị TW Đảng ở Việt Nam cũng chẳng có gì mới mẻ để chính phủ Việt Nam quan tâm! Những ý kiến đại loại như ý kiến của ông Tín đi bất cứ quán nước vĩa hè nào ở Hà Nội, Sài gòn, hoặc vùng đô thị ở Việt Nam đều có thể nghe được!

Nếu có ai đó tinh ý một chút, theo dõi chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Dũng và những phát biểu của giới chính trị gia chóp bu của nước Mỹ về Việt Nam thì thấy Đảng và nhà nước Việt Nam đang đưa đất nước phát triển đúng hướng! Đó là điều rất đáng mừng!

Trên con đường phát triển của mình và hội nhập với thế giới chắc chắn sẽ có va vấp chổ này hoặc chổ nọ, bên cạnh đó nền kinh tế Việt Nam cũng bị tác động xấu khi kinh tế toàn cầu suy thoái! Các nước đang phát! triển khác cũng chịu tác động như vậy! Người dân mong mỏi một thế hệ lãnh đạo có tinh thần cầu tiến, sẽ biết học hỏi kinh nghiệm của thế giới để đưa đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

Lâm Duy Bản thân tôi không thích cách chỉ trích của ông Bùi Tín. Xin hỏi ông : nếu có vị thế như ông Dũng thì ông sẽ làm gì. Nếu làm theo cách của ông thì liệu ông có tồn tại trong bộ máy này không. Tôi hoàn toàn ủng hộ ông Dũng mặc dù có những chính sách chua mang lại hiệu quả cao. Nhưng từ khi ông lãnh đạo thì vị thế của Việt Nam đã được nâng lên trong mắt bạn bè thế giới.

Thế Vinh, Mỹ Tôi đã đọc rất nhiều bài viết của Bùi Tín, tôi nhận thấy rằng những ý kiến và quan điểm của ông luôn rất tinh tế và đầy kinh nghiệm.

Một "Minh Trị" tại Việt Nam lúc này là rất rất cần thiết. Nếu đã đúng là "Minh Trị" thì tôi tin vị ấy chắc chắn sẽ phải cương quyết loại bỏ chế độ độc đảng hiện nay vì nó đã quá rệu rã đối với lòng dân. Tất nhiên, vị "Minh trị" này cũng sẽ luôn lường trước và sẵn sàng trừng trị đích đáng nhiều kẻ cản trở con đường của ông. Tôi chắc rằng, một ngày nào đó không xa ông Bùi Tín sẽ được ghi nhận như một nhà yêu nước chân chính và trí tuệ nhất mà tôi được biết.

Minh Duy Bác Bùi Tín chỉ thấy được vấn đề liên quan đến cá nhân ông Dũng chứ chưa nhìn thấy được toàn cục. Chống tham nhũng là công việc lâu dài, vì tham nhũng tồn tại ở mỗi con người từ rất lâu rồi. Ở nhiều nơi nó là cả một hệ thống, một guồng máy rất phức tạp. Để trị được nó, cần thiết phải có thời gian cách ly, cô lập dần.

Mặc dù chưa có kết quả nhiều nhưng ông Dũng đã triển khai, việc mà từ trước đến giờ chưa ai làm mạnh được. Cũng có thể là do một phần khách quan nên trước đây chưa triển khai mạnh chăng. Trong bối cảnh hiện tại, còn biết bao nhiêu việc cần phải ưu tiên làm trước. Vì vậy khi nói: "Ông Dũng đánh trống bỏ dùi" là chưa phù hợp.

Tommy Tình hình kinh tế TG ảm đạm chứ không riêng gì ở VN đâu. Ông Dũng đã làm được một điều mà tôi nghĩ rằng nó giúp cho kinh tế VN phát triển ổn định và bền vững sau khủng hoảng. Đó là: “xì hơi” hai cái “bong bóng” giá của thị trường chứng khoán và bất động sản. Từ cái giá trị ảo trở về cái giá trị thực đương nhiên sẽ làm điêu đứng không ít các nhà đầu cơ [phần lớn là các ông “đày tớ” hay thân nhân “đày tớ”].

Sau đợt này, chỉ có những công ty làm ăn chân chính và có thực lực sẽ trụ lại, hình thành nên những tập đoàn hùng mạnh trong tương lai. Tôi ủng hộ ông Dũng. Tuy nhiên, cần xem lại quyền lợi của giai cấp công – nông, cái giai cấp mà đảng CS đã mượn danh, hiện nay họ quá khổ!

Giấu tên Tất cả những chức vụ cao trong chính phủ đều phải do đảng viên nắm giữ. Không phải là đảng viên thì đố mà có thể làm giám đốc một công ty quốc doanh, chứ nói gì đến cỡ bộ trưởng!

Như vậy thực chất của tình hình nền kinh tế VN hiện nay là do đảng nhúng tay vào tất cả. Do đó nếu kêu gọi đảng đứng ngoài việc điều hành đất nước của chính phủ do thủ tướng lãnh đạo thì đảng còn vai trò gì? Không lẽ đảng "ngồi chơi xơi nước"?

Ông thủ tướng NTD thì có vẻ thân Âu Mỹ, Ông TBT NĐM thì chắc là thân TQ, vậy đâu là sách lược chung của đất nước? Tôi nghĩ chắc thủ tướng muốn điên đầu về việc điều hành đất nước. Tôi không nghĩ Bùi Tín nói sai, nhưng ông chỉ dám nói thoải mái khi ở nước ngoài mà thôi.

Thanh Nien Theo tôi, đảng không nên can thiệp sâu vào việc điều hành kinh tế của chính phủ. Tôi cho rằng thủ tướng Dũng đã thành công và thực hiện đúng cam kết đề ra. Nhưng có điều thành công này không đúng lúc. Hãy xem tình hình thế giới mà bình luận. Giá cả hàng loạt mặt hàng thiết yếu tăng không thể tưởng nổi. Tình hình chính trị vô cùng phức tạp. Việt nam vẫn tăng trưởng mức cao 6 - 7% là thành công - tôi cho rằng là vượt bậc.

Tất nhiên ở Việt Nam còn nhiều vấn đề phải bàn luận mà không thể một sớm một chiều là giải quyết được, ông Dũng hay ông nào đi nữa thì cũng khó lòng trong một hai năm là làm được. Tôi luôn ủng hộ ông Dũng và chúc ông thành công.

Nam Nha Trang, VN Vấn đề bao trùm, xuyên suốt của tình trạng mù mờ của tương lai VN là không có dân chủ đa đảng. Không có phản biện và đối trọng thì hoạt động của Đảng CS VN dễ bị lệch lạc, thao túng bởi ý chí của nhóm người xấu cầm quyền.

Linh Trung Nông dân VN ở miền sâu miền xa, cũng như giới công nhân làm lụng ở các khu công nghiệp chế xuất là thành phần đóng góp sức lao động chân tay nhiều nhất vào nền kinh tế nhưng lại được hưởng ít nhất.

Hồi trước Đảng nói họ từ giai cấp này ra và luôn tự xưng là đại diện cho giai cấp này. Nay đố ai tin vào điều này nữa, còn các COCC thì dĩ nhiên không bao giờ liên quan gì đến các thành phần này, xưa cũng như nay.

Buihuyhoang, HaNoi Một người bỏ xứ mà đi như ông Bùi Tín, thiết nghĩ không đủ tư cách để nói về nền kinh tế Đất nước. May mà Việt nam chỉ cớ một Bùi Tín!

BCM Tôi cũng đã từng là nhà báo chuyên nghiệp cách đây hơn chục năm, nay nghe qua nhận xét của ông Bùi Tín, nhưng thưa ông, những điều mà ông vừa nói đã quá rõ và đã có nhiều người ở nước ngoài nói từ lâu rồi.

Nếu ông còn làm nhà báo trong nước đố dám nói như thế đấy, mất ghế luôn. Bây giờ tôi muốn nghe ông nói điều kiện tiên quyết, cấp thiết nhất để cải cách kinh tế, chính trị ở Việt nam ngày nay là gì.

Chủ Đề