Đại học Luật từ xa Huế

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hệ thống Đại học Huế
Trường Đại học LuậtĐịa chỉThông tinTên khácLoạiHiệu trưởngWebsiteThông tin khácThành viên củaTổ chức và quản lýPhó hiệu trưởng

Khu Đại học Huế, Võ Văn Kiệt, phường An Tây, thành phố Huế

,

Thừa Thiên Huế

,

Việt Nam

HUL
Đại học công lập
PGS.TS Đoàn Đức Lương [1]
hul.edu.vn/
Đại học Huế, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo
PGS.TS Nguyễn Duy Phương

Trường Đại học Luật, Đại học Huế [tiếng Anh: University of Law, Hue University] là một trường đại học thuộc hệ thống đại học Đại học Huế chuyên đào tạo về lĩnh vực pháp luật, nghiên cứu khoa học.[2] Trường còn là trung tâm chuyển giao công nghệ về khoa học xã hội - nhân văn; tổ chức các dịch vụ pháp lý; cung cấp nguồn nhân lực, sản phẩm khoa học, dịch vụ pháp lý có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung và cả nước.[3]

Các ngành đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Luật [mã ngành: D380101]: Luật Hành chính; Luật Dân sự; Luật Hình sự; Luật Kinh tế, Luật Quốc tế.[4]
  • Luật Kinh tế [mã ngành: D380107]: Luật Hợp đồng; Luật Tổ chức kinh doanh.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Công bố quyết định bổ nhiệm lại Hiệu trưởng Trường Đại học Luật, Đại học Huế”. hueuni.edu.vn. 17 tháng 7 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2022.
  2. ^ “Nhiều cơ hội rộng mở vào trường Đại học Luật - Đại học Huế năm 2017”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập 25 tháng 3 năm 2018.
  3. ^ “Giới thiệu về Trường Đại học Luật - Đại học Huế”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2018.
  4. ^ “Đại học Luật Huế - nơi đào tạo Luật trình độ Đại học duy nhất miền Trung tuyển 900 chỉ tiêu năm 2016”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập 25 tháng 3 năm 2018.

Đại học Luật – Huế là một trong những trường đại học chuyên đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực pháp luật dẫn đầu tại miền Trung. Trong hơn 60 năm phát triển, Đại học Luật – Huế đã không ngừng hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ chất lượng đào tạo, giảng dạy và nghiên cứu của mình, đóng một phần không nhỏ trong sự nghiệp “trồng người” cao cả của nước nhà. Trong tương lai sắp tới, Đại học Luật – Huế hứa hẹn sẽ là một điểm đến lý tưởng cho những học sinh trong khu vực và trên cả nước có hứng thú với các ngành Pháp luật và muốn theo đuổi lâu dài lĩnh vực trên. Sau đây là một số thông tin cơ bản về trường.

Nội dung bài viết

  • 1 Thông tin chung
  • 2 Giới thiệu trường Đại học Luật Huế
  • 3 Thông tin tuyển sinh
  • 4 Điểm chuẩn Đại học Luật Huế là bao nhiêu?
  • 5 Học phí Đại học Luật Huế là bao nhiêu?
  • 6 Review đánh giá Đại học Luật Huế có tốt không?

Thông tin chung

  • Tên trường: Đại học Luật – Đại học Huế [tiếng Anh: University of Law, Hue University]
  • Địa chỉ: Đường Võ Văn Kiệt, An Tây, TP Huế
  • Website: hul.edu.vn
  • Facebook: //www.facebook.com/hul.edu.vn
  • Mã tuyển sinh: DHA
  • Email tuyển sinh:
  • Số điện thoại tuyển sinh: 0234.394.6997 – 0934.75.75.11 – 0905.039.857

Giới thiệu trường Đại học Luật Huế

Lịch sử phát triển

Trường Đại học Luật – Đại học Huế tiền thân là Luật Khoa của Viện Đại học Huế, ra đời từ năm 1957. Năm 1990, Hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Huế quyết định thành lập Tổ Pháp lý, sau đó đổi tên thành Bộ môn Pháp lý. Năm 2000, Giám đốc Đại học Huế ban hành thành lập Khoa Luật thuộc Trường Đại học Khoa học. Đội ngũ cán bộ giảng dạy của Khoa Luật phát triển ngày càng lớn mạnh trong thời gian này.

Để đào tạo đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực pháp lý có chuyên môn cao phục vụ phát triển kinh tế – xã hội khu vực miền Trung, Tây Nguyên, năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức thành lập Trường Đại học Luật thuộc Đại học Huế.

Mục tiêu phát triển

Đại học Luật – Huế hướng đến mục tiêu:

  • Xây dựng trường Đại học Luật, Đại học Huế thành trường đào tạo Luật chuyên ngành, đào tạo gắn kết nghiên cứu song song với thực hành.
  • Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng mọi nhu cầu của khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước.
  • Phát triển vững chắc toàn diện theo hướng hiện đại hóa, chuẩn hóa về chương trình đào tạo, đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất – kỹ thuật dạy học và hệ thống quản lý. 
  • Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học;
  • Đi theo lộ trình đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm; Là khâu quyết định, đổi mới toàn diện, nâng cao chất lượng đào tạo và vị thế của trường. 

Đội ngũ cán bộ

Đại học Luật – Huế tự hào có được một đội ngũ giảng viên xuất sắc với trình độ chuyên môn cao, tác phong nghề nghiệp chỉnh chu, chuyên nghiệp. Ban giám hiệu của trường bao gồm:

  • Hiệu trưởng: PGS.TS. Đoàn Đức Lương.
  • Phó hiệu trưởng: ThS. Trần Việt Dũng.
  • Phó hiệu trưởng: PGS.TS. Nguyễn Duy Phương.

Đội ngũ cán bộ có 151 người với 13 phó giáo sư, 40 tiến sĩ, 85 thạc sĩ và 9 giảng viên chính. Ngoài ra, nhà trường còn có 22 giảng viên đang làm nghiên cứu sinh trong và ngoài nước, hứa hẹn sẽ là một lực lượng giảng viên xuất sắc cốt cán của trường trong thời gian sắp tới.

Cơ sở vật chất

Hiện nay, Trường Đại học Luật có tổng cộng 44 phòng học và 30 phòng chức năng. Ngoài ra, trường còn có 1 phòng thư viện và 1 trung tâm học liệu. Trong thư viện và trung tâm có 427 đầu sách nghiên cứu khác nhau bên cạnh 12 máy tính giúp sinh viên truy cập ebooks và các đầu sách online khác. Với những nỗ lực trên, sinh viên HUL luôn có đầy đủ tài liệu để nghiên cứu và học tập.

Thông tin tuyển sinh

Thời gian xét tuyển

Trường Đại học Luật – Huế nhận hồ sơ xét tuyển bắt đầu từ ngày 1/4 lúc 17h00 đến hết ngày 31/5/2021.

Đối tượng và phạm vi tuyển sinh

Trường Đại học Luật – Huế tuyển sinh trong phạm vi cả nước với đối tượng tuyển sinh dựa theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.

Phương thức tuyển sinh

Trong trang chủ chính thức của trường, HUL quy định rõ 4 phương thức tuyển sinh của trường, cụ thể:

  • Phương thức 1: Xét tuyển dựa theo năng lực học tập được thể hiện trong học bạ THPT.
  • Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào kết quả bài thi THPT Quốc gia năm 2021.
  • Phương thức 3: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển dựa trên Quy chế tuyển sinh được ban hành.
  • Phương thức 4: Xét tuyển thẳng theo các tiêu chí riêng của trường Đại học Luật – Đại học Huế

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của trường được quy định rõ ràng dựa theo phương thức mà thí sinh lựa chọn để xét tuyển vào trường:

  • Đối với thí sinh lựa chọn phương thức xét tuyển học bạ: Đã tốt nghiệp bậc THPT, điểm hồ sơ là 18 điểm được áp dụng đối với tất cả tổ hợp đăng ký xét tuyển [không tính điểm ưu tiên].
  • Đối với thí sinh lựa chọn phương thức xét tuyển bằng bài thi THPT Quốc gia: Trường sẽ đưa ra ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào trước khi thí sinh điều chỉnh nguyện vọng.

Để đủ điều kiện tham gia vào quá trình xét tuyển hồ sơ, thí sinh cần đáp ứng các tiêu chí phụ sau đây:

  • Đối với phương thức xét tuyển bằng học bạ: Điểm xét tuyển được tính bằng cách cộng các môn thuộc tổ hợp xét tuyển với điểm ưu tiên đối tượng và ưu tiên khu vực theo Quy chế tuyển sinh hiện hành.
  • Hướng dẫn tính điểm và điểm ưu tiên xét tuyển: Nhà trường sử dụng kết quả học tập của các môn trong tổ hợp xét tuyển môn ở 3 học kỳ. Học kỳ I – II của năm lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 để xét tuyển. Lưu ý, điểm các môn học này là điểm trung bình chung đã được làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất. Cách cộng điểm: ĐXT = [Môn 1 + Môn 2 + Môn 3] + ĐƯT [nếu có], với ĐXT là điểm xét tuyển, ĐƯT là điểm ưu tiên.

Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển

Các thí sinh được hưởng các chính sách ưu tiên đối tượng, khu vực, tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển dựa trên Quy chế được nhà nước ban hành. Ngoài ra, để được tuyển thẳng hoặc ưu tiên xét tuyển, thí sinh cần có một trong các điều kiện sau:

  • Là thành viên chính thức của đội tuyển dự kỳ thi Olympic quốc tế hoặc thành viên chính thức đội tuyển quốc gia dự thi các kỳ thi về khoa học hay kỹ thuật quốc tế.
  • Thí sinh từng đạt giải Nhất, Nhì hoặc Ba tại kỳ thi chọn HSG cấp quốc gia bộ môn: Vật lý, Toán, Hóa học, Địa lý, Tiếng Anh, Ngữ Văn, Lịch sử, Tiếng Pháp hoặc thí sinh có giải nhất, nhì và ba tại các kỳ thi khoa học và kỹ thuật cấp quốc gia.
  • Thí sinh là học sinh của các trường THPT chuyên có thành tích học sinh giỏi lớp 12.
  • Thí sinh là học sinh tại các trường THPT khác có thành tích học sinh giỏi trong năm lớp 11 và lớp 12.
  • Thí sinh có thành tích học lực loại khá trong 3 năm học THPT và có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế [tiếng Anh hoặc tiếng Pháp] đáp ứng được các tiêu chí: 
  • Tiếng Anh: bằng IELTS >= 5.0, TOEFL iBT >= 64 điểm hoặc TOEIC >= 600.
  • Tiếng Pháp: là học sinh lớp 12 môn chuyên Pháp tại các trường THPT chuyên hoặc theo học tại lớp song ngữ môn tiếng Pháp tại trường THPT và có điểm trung bình môn lớp 12 >= 7.5.
  • Thí sinh có giải nhất, nhì hoặc ba tại các cuộc thi chọn HSG cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc TW trong vòng 3 năm kể từ 2021 ở các môn Hóa học, Vật lý, Toán, Ngữ văn, Địa lý, Lịch sử Tiếng Pháp hoặc Tiếng Anh.

Năm nay đại học Đại học Luật Huế tuyển sinh các ngành nào?

Năm 2021, HUL tuyển sinh 2 ngành lớn với chỉ tiêu 900 học sinh. Cụ thể với 02 ngành học là:

STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển
Theo KQ thi THPT Theo phương thức khác
1 7380101 Ngành Luật 350 150 A00, C00, C20, D66
2 7380107 Ngành Luật kinh tế 280 120 A00, C00, C20, D01

Điểm chuẩn Đại học Luật Huế là bao nhiêu?

Điểm chuẩn của 2 ngành học lớn trong Đại học Luật – Huế có điểm chuẩn gần như là bằng nhau, với điểm chuẩn dành cho bài thi THPT từ 16.25 đến 17.5 điểm và điểm xét học bạ là 20.

Ngành Tổ hợp xét tuyển Điểm trúng tuyển
Theo KQ thi THPT Xét học bạ
Ngành Luật A00, C00, C20, D66 17.5 20
Ngành Luật kinh tế A00, C00, C20, D01 16.25 20

Học phí Đại học Luật Huế là bao nhiêu?

Đại học Luật chỉ có 1 hệ chương trình duy nhất đối với bậc cử nhân, có mức học phí được nêu cụ thể trên trang chủ của trường:

  • Năm 2020: 9.800.000 đồng/năm
  • Năm 2021: 10.800.000 đồng/năm
  • Năm 2022: 11.200.000 đồng/năm
  • Năm 2023: 12.600.000 đồng/năm

Review đánh giá Đại học Luật Huế có tốt không?

Để thực hiện các phương hướng đề ra, trường Đại học Luật đang không ngừng triển khai các mô hình dạy và học tiên tiến. Cung cấp môi trường giáo dục lý tưởng và vô vàn học bổng nhằm giúp đỡ sinh viên trên con đường tiệm cận bến bờ tri thức. Những năm qua, trường đã trao học bổng dưới dạng Học bổng Khuyến khích học tập, Trợ cấp xã hội và Trợ cấp chi phí học tập nhằm động viên. Tạo điều kiện tối đa cho sinh viên hoàn thành khóa học tại trường. Với những hành động kể trên, không thể không phủ nhận Đại học Luật – Huế sẽ còn là một trong những cơ sở đào tạo các ngành Pháp luật được học sinh và phụ huynh tin yêu và lựa chọn trong nhiều năm nữa.

Chủ Đề