Đánh giá chung về năng lực giáo viên mầm non năm 2024

Đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là gì? Quy trình đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non quy định thế nào? - Thúy Lam [Tiền Giang]

Quy trình đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non [Hình từ Internet]

1. Đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là gì?

Theo khoản 8 Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT thì đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là việc xác định mức độ đạt được về phẩm chất, năng lực của giáo viên theo quy định của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.

2. Yêu cầu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

Yêu cầu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo Điều 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT như sau:

- Khách quan, toàn diện, công bằng và dân chủ.

- Dựa trên phẩm chất, năng lực và quá trình làm việc của giáo viên trong điều kiện cụ thể của cơ sở giáo dục mầm non và địa phương.

- Căn cứ vào mức của từng tiêu chí đạt được tại Chương II Quy định ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT và có các minh chứng xác thực, phù hợp.

3. Quy trình đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

Quy trình đánh giá và xếp loại đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non tại Điều 10 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT như sau:

- Quy trình đánh giá

+ Giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;

+ Cơ sở giáo dục mầm non tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;

+ Người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá giáo viên trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giáo viên, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của giáo viên thông qua các minh chứng xác thực, phù hợp.

- Xếp loại kết quả đánh giá

+ Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức tốt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 số tiêu chí đạt mức tốt, trong đó các tiêu chí 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 đạt mức tốt;

+ Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức khá: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 số tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 đạt mức khá trở lên;

+ Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức đạt: Có tất cả các tiêu chí được đánh giá từ mức đạt trở lên;

+ Chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Có tiêu chí được đánh giá chưa đạt [tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó].

4. Chu kỳ đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

Theo Điều 11 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT quy định về chu kỳ đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non như sau:

- Giáo viên tự đánh giá theo chu kỳ mỗi năm một lần vào cuối năm học.

- Người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non tổ chức đánh giá giáo viên theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học.

- Trong trường hợp đặc biệt theo yêu cầu của cấp trên quản lý, cơ sở giáo dục mầm non rút ngắn chu kỳ đánh giá giáo viên.

5. Mục đích ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

Mục đích ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT như sau:

- Làm căn cứ để giáo viên mầm non tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Làm căn cứ để cơ sở giáo dục mầm non đánh giá phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên mầm non; xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên đáp ứng mục tiêu giáo dục của cơ sở giáo dục mầm non, địa phương và của ngành Giáo dục.

- Làm căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ giáo viên mầm non; lựa chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên mầm non cốt cán.

- Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên xây dựng, phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển phẩm chất, năng lực nghề nghiệp của giáo viên mầm non.

Theo Điều 2 Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập ban hành kèm theo Quyết định 06/2006/QĐ-BNV quy định như sau:

Mục đích đánh giá, xếp loại
Đánh giá, xếp loại giáo viên nhằm mục đích làm rõ năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống làm căn cứ để các cấp quản lý giáo dục bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên.

Căn cứ trên quy định đánh giá xếp loại giáo viên nhằm mục đích làm rõ năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống làm căn cứ để các cấp quản lý giáo dục bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên.

Việc đánh giá xếp loại giáo viên mầm non được thực hiện khi nào?

Theo Điều 3 Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập ban hành kèm theo Quyết định 06/2006/QĐ-BNV quy định như sau:

Yêu cầu đánh giá, xếp loại
1. Đánh giá, xếp loại giáo viên là một nội dung quan trọng của công tác quản lý cán bộ. Khi tiến hành đánh giá, xếp loại phải đảm bảo khách quan, khoa học, công khai, công bằng, dân chủ, phản ánh đúng năng lực và phẩm chất của giáo viên; phải làm rõ được ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực và hiệu quả công tác, khả năng phát triển của giáo viên.
2. Đánh giá, xếp loại giáo viên là việc làm thường xuyên của các cơ sở giáo dục trong từng năm học nhằm thúc đẩy đội ngũ giáo viên không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nêu gương tốt cho người học.
3. Đánh giá, xếp loại giáo viên phải bảo đảm các kết luận đúng và chính xác.
4. Việc đánh giá, xếp loại giáo viên thực hiện hàng năm sau một năm học.

Theo quy định việc đánh giá xếp loại giáo viên thực hiện hàng năm sau một năm học.

Đánh giá xếp loại giáo viên mầm non nhằm mục đích gì? Việc đánh giá xếp loại được thực hiện khi nào? [Hình từ Internet]

Việc đánh giá xếp loại giáo viên sau một năm học phải căn cứ vào các nội dung như thế nào?

Theo Điều 5 Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập ban hành kèm theo Quyết định 06/2006/QĐ-BNV quy định như sau:

Nội dung đánh giá
Việc đánh giá, xếp loại giáo viên sau một năm học phải căn cứ vào các quy định tại Điều 4 của Quy chế này về các mặt:
1. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:
a. Nhận thức tư tưởng, chính trị;
b. Chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước;
c. Việc chấp hành quy chế của ngành, quy định của cơ quan, đơn vị, đảm bảo số lượng, chất lượng ngày, giờ công lao động;
d. Giữ gìn đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của giáo viên; ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; sự tín nhiệm trong đồng nghiệp, học sinh và nhân dân;
đ. Tinh thần đoàn kết; tính trung thực trong công tác; quan hệ đồng nghiệp, thái độ phục vụ nhân dân và học sinh.
2. Kết quả công tác được giao:
a. Khối lượng, chất lượng, hiệu quả giảng dạy và công tác trong từng vị trí, từng thời gian và từng điều kiện công tác cụ thể;
b. Tinh thần học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy và công tác; tinh thần phê bình, tự phê bình.
3. Khả năng phát triển [về chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý và hoạt động xã hội v.v...].

Theo đó, việc đánh giá, xếp loại giáo viên sau một năm học phải căn cứ vào các quy định tại Điều 4 của Quy chế này ban hành kèm theo Quyết định 06/2006/QĐ-BNV về các mặt:

- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:

+ Nhận thức tư tưởng, chính trị;

+ Chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước;

+ Việc chấp hành quy chế của ngành, quy định của cơ quan, đơn vị, đảm bảo số lượng, chất lượng ngày, giờ công lao động;

+ Giữ gìn đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của giáo viên; ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; sự tín nhiệm trong đồng nghiệp, học sinh và nhân dân;

+ Tinh thần đoàn kết; tính trung thực trong công tác; quan hệ đồng nghiệp, thái độ phục vụ nhân dân và học sinh.

- Kết quả công tác được giao:

+ Khối lượng, chất lượng, hiệu quả giảng dạy và công tác trong từng vị trí, từng thời gian và từng điều kiện công tác cụ thể;

+ Tinh thần học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy và công tác; tinh thần phê bình, tự phê bình.

Năng lực nghề nghiệp của giáo viên mầm non là gì?

Năng lực nghề nghiệp của giáo viên mầm non là tổ hợp các thuộc tính sinh lý, tâm lí và xã hội của cá nhân, cho phép họ thực hiện thành công nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ, ứng xử đạo đức và giao tiếp văn hóa trong hoạt động nghề.

Đánh giá trọng giáo dục mầm non có những chức năng gì?

Vai trò của việc đánh giá trong giáo dục mầm non Vai trò của việc đánh giá là để cung cấp thông tin cho giáo viên, phụ huynh và cả các bé về tiến độ học tập của bé. Điều này giúp giáo viên đưa ra quyết định về việc cải thiện chương trình giảng dạy. Sau đó, cùng bé phát triển quá trình học tập theo hướng tích cực.

Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non để làm gì?

Như vậy, việc ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non nhằm các mục đích sau: - Làm căn cứ để giáo viên mầm non tự đánh giá phẩm chất, năng lực; - Xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Lương của giáo viên mầm non là bao nhiêu?

Theo đó, mức lương của giáo viên mầm non là viên chức cũng sẽ tăng. Như vậy, từ ngày 01/07/2023, mức lương áp dụng cho giáo viên mầm non là viên chức sẽ từ 3.618.000 đồng/tháng đến 11.484.000 đồng/tháng. Lưu ý: Lương trên chỉ là lương theo hệ số, chưa bao gồm các khoản phụ cấp khác theo quy định.

Chủ Đề