Đánh giá đại học báo chí tphcm

Học viện Báo chí và Tuyên truyền – ngôi trường đào tạo báo chí chính quy hàng đầu Việt Nam luôn ẩn chứa những điều bất ngờ làm mê mẩn các bạn học sinh cuối cấp.

Mục lục

  • Học viện Báo chí là…
  • Đến AJC chỉ để học báo?
  • Làm thế nào để gia nhập Học viện Báo chí? 
  • Học phí tại AJC
  • Khám phá kỳ thi năng khiếu – “đặc sản” trường Báo
  • Vi vu trong trường Báo

Học viện Báo chí là…

Học viện Báo chí và Tuyên truyền tọa lạc trên đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy [Hà Nội] – khu vực tụ hội những trường đại học đình đám với những tên tuổi như trường Đại học Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội,…

Một góc Học viện Báo chí [nguồn ảnh: Quang Huy – Kênh 14].

Cái tên Học viện Báo chí gợi cho bạn điều gì? 

Cái nôi sản sinh ra những nhà báo, MC hàng đầu tại Việt Nam; hay trường đào tạo báo chí chính quy lớn nhất cả nước? Tất cả đều chính xác, nhưng trên thực tế Học viện Báo chí lại ẩn chứa bên trong vô số điều thú vị mà chắc chắn bạn chưa từng biết.

Đến AJC chỉ để học báo?

Nhắc đến Học viện có lịch sử gần 60 năm này , không ít người chỉ nhớ đến vế đầu tiên – Báo chí – mà quên mất rằng đây còn là nơi giảng dạy các ngành lý luận, chính trị, văn hóa – tư tưởng,…Điều này vô cùng dễ hiểu, bởi Học viện Báo chí và Tuyên truyền được mệnh danh là ngôi trường đào tạo báo chí – truyền thông hàng đầu tại Việt Nam.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền [tên tiếng Anh viết tắt là AJC] – còn được gọi với cái tên thân thương là Học viện Ú òa, Học viện X – đang đào tạo 41 chuyên ngành, được chia thành 4 nhóm ngành khác nhau.

Xem thêm điểm chuẩn Học viện Báo chí cùng các tổ hợp môn xét tuyển vào trường.

Nhóm ngành 1: Các ngành nghiệp vụ Báo chí

Đây là nhóm ngành có rất nhiều cơ họi việc làm tiềm năng dành cho các bạn sinh viên: biên tập viên, nhà báo đa phương tiện, dẫn chương trình truyền hình, làm truyền thông,… gồm các chuyên ngành:

– Chuyên ngành báo in 

– Chuyên ngành phát thanh

– Chuyên ngành truyền hình

– Chuyên ngành báo mạng điện tử

– Chuyên ngành báo truyền hình chất lượng cao

– Chuyên ngành báo mạng điện tử chất lượng cao

– Chuyên ngành ảnh báo chí

– Chuyên ngành quay phim truyền hình

Nhóm ngành 2

– Ngành Truyền thông đại chúng 

– Ngành Truyền thông đa phương tiện

– Triết học

– Chủ nghĩa Xã hội Khoa học

– Kinh tế Chính trị

– Kinh tế [chuyên ngành Quản lý kinh tế]: 

+ Chuyên ngành Kinh tế & quản lý [hệ chuẩn và hệ chất lượng cao]

– Ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước

+ Chuyên ngành Quản lý hoạt động tư tưởng văn hóa: 

+ Chuyên ngành Chính trị phát triển

+ Chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh

+ Văn hóa Phát triển

+ Chính sách công

+ Truyền thông chính sách

+ Biên tập xuất bản

+ Xuất bản điện tử

– Ngành Xã hội học

– Ngành Công tác xã hội

– Ngành Quản lý công

+ Chuyên ngành Quản lý xã hội

+ Chuyên ngành Quản lý hành chính nhà nước

Nhóm ngành 3: Ngành lịch sử

– Chuyên ngành Lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam.

– Khi học ở nhóm ngành 3, bạn có cơ hội trở thành nhà nghiên cứu chuyên sâu, nhà tuyên truyền xã hội, giảng dạy tại các trường đại học,…

Nhóm ngành 4

– Ngành Truyền thông Quốc tế,gồm các chuyên ngành:

+ Thông tin đối ngoại

+ Quan hệ chính trị và truyền thông Quốc tế

+ Quan hệ Quốc tế và truyền thông toàn cầu [chất lượng cao]

+ Quan hệ Công chúng chuyên nghiệp

+ Truyền thông Marketing [chất lượng cao]

– Ngành Quảng cáo

– Ngành Ngôn ngữ Anh

Làm thế nào để gia nhập Học viện Báo chí? 

Học viện Báo chí và Tuyên truyền chưa bao giờ là cái tên hết HOT trong mắt các bạn học sinh lớp 12. Đường đến AJC luôn là cuộc đua kịch tính giữa các sĩ tử khối C,D và giờ đây còn có sự góp mặt của teen khối A nữa!

Có 4 cách để bạn gia nhập Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Để trở thành sinh viên Học viện Báo chí, bạn có thể đăng ký bao nhiêu nguyện vọng vào học viện cũng được [dĩ nhiên là nhà trường sẽ xét theo thứ tự nguyện vọng của bạn]. Đặc biệt, có 4 cách để bạn trở thành sinh viên trường Báo:

– Xét học bạ: Điểm trung bình từng học kỳ đạt từ 6.0 trở lên, không tính học kỳ 2 năm học lớp 12.

– Sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT. Riêng với các ngành Báo chí, bạn sẽ đến học viện để làm các bài thi năng khiếu. [Xem điểm chuẩn Học viện Báo chí năm 2020 TẠI ĐÂY].

– Dùng chứng chỉ IELTS để xét tuyển kết hợp [nếu thi các ngành nghiệp vụ Báo chí, bạn vẫn phải làm bài thi năng khiếu].

– Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Đáng chú ý, AJC có những mức quy đổi điểm IELTS để các sĩ tử được cộng điểm ưu tiên; bạn còn được cộng điểm khuyến khích nếu đạt giải trong các cuộc thi học sinh giỏi.

Học phí tại AJC

Các ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị [Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh] được miễn học phí.

Hệ đại trà: 276.000đ/tín chỉ [chương trình toàn khóa 142 tín chỉ].

Hệ chất lượng cao: 771.200đ/tín chỉ [tạm tính – chưa bao gồm 12 tín chỉ Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng – An ninh].

Hãy chú ý: Lộ trình tăng học phí cho từng năm là tối đa 10%.

Khám phá kỳ thi năng khiếu – “đặc sản” trường Báo

Tham gia kỳ thi năng khiếu báo chí [NKBC] là điều bắt buộc nếu bạn dự định theo đuổi 6 chuyên ngành: Báo in; Ảnh báo chí; Báo phát thanh; Báo truyền hình; Quay phim truyền hình; Báo mạng điện tử.

Điểm thi năng khiếu của bạn sẽ được tính là điểm một môn nằm trong tổ hợp xét tuyển vào ngành Báo chí.

Bạn sẽ đến AJC làm bài thi năng khiếu nếu xét tuyển vào các ngành Báo chí [nguồn ảnh: Người Đưa Tin].

Có phải bạn đang băn khoăn không biết mình có hợp với nghề báo hay không? Đã có kỳ thi năng khiếu báo chí – đặc sản riêng của AJC. Kỳ thi này sẽ phát hiện ra năng khiếu của các sĩ tử, là bài kiểm tra độ phù hợp của bạn với các ngành Báo chí.

Bài thi  gồm 2 phần với tổng thời gian là 150 phút:

– Bài thi trắc nghiệm [3 điểm] gồm 30 câu hỏi với thời gian làm bài 30 phút, mục đích là kiểm tra hiểu biết chung về các vấn đề đời sống xã hội.

– Phần thứ hai là bài thi tự luận [7 điểm] gồm 2 câu hỏi với thời gian làm bài 120 phút.

Nếu dự định thi vào các chuyên ngành như Báo in, Báo mạng điện tử, Phát thanh, Truyền hình, bạn tiếp tục trải qua hai phần thi nữa: kiểm tra kiến thức nền và  kiểm tra cách diễn đạt, sử dụng từ, trình bày ý tưởng.

Với các chuyên ngành Ảnh báo chí và Quay phim sẽ là phần thi vấn đáp, trong đó, các thí sinh có thể sẽ được xem một số bức ảnh, một đoạn video ngắn để viết một bài khoảng 500 chữ để cảm nhận về bức ảnh hay video đó.

Vi vu trong trường Báo

Các sinh viên trường Báo thường gọi ngôi trường đang theo học bằng cái tên trìu mến: Học viện… cây cảnh. Lí do đơn giản là bên trong AJC là cả một không gian xanh, sạch, đẹp nhất nhì thủ đô.

Không gian xanh trong lòng AJC [nguồn ảnh: Học viện BC & TT].

Nơi sản sinh ra những nhà báo, MC, phóng viên hàng đầu Việt Nam còn nổi tiếng với những góc sống ảo “chất phát ngất”, cứ đi vài bước là có thể dừng chân chụp hình.

Tòa nhà B12 với sắc màu đẹp tựa “công chúa ngủ trong rừng”.

Hành lang trường Báo ngập tràn ánh sáng – nơi ra đời của những kiểu ảnh selfie đẹp mê hồn!

Chất lượng đào tạo vốn dĩ đã quá “xịn sò”, lại thêm khung cảnh hữu tình, nên thơ, không có gì khó hiểu khi Học viện Báo chí và Tuyên truyền luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu của các bạn học sinh cuối cấp.

Chủ Đề