Ngành Quảng cáo học trường nào tphcm

Ngày nay, đi đâu với sự phát triển của đất nước, hầu hết các doanh nghiệp, cơ quản, tổ chức đều cần đến một đội ngũ Quan hệ công chúng [hay còn gọi là PR – viết tắt của cụm từ Public Relations] chuyên nghiệp để kết nối khách hàng. Chính vì vậy, PR và Marketing lên ngôi, trở thành ngành nghề “hot trend” tại Việt Nam, nhu cầu cầu nhân lực ngành Quan hệ công chúng cũng ngày càng cao. Để đáp ứng nhu cầu này, nhiều trường đại học mở ngành Quan hệ công chúng. Vậy ngành Quan hệ công chúng học trường nào ở TPHCM hay Hà Nội tốt nhất? Cùng đón đọc nhé!

Mục Lục

  • 1 Tìm hiểu về ngành Quan hệ công chúng – Mã ngành: 7320108
    • 1.1 Giới thiệu chung về ngành
    • 1.2 Các khối thi ngành Quan hệ công chúng
    • 1.3 Chương trình đào tạo ngành Quan hệ công chúng
  • 2 Các trường đào tạo ngành Quan hệ công chúng
    • 2.1 Quan hệ công chúng học trường nào tốt nhất Hà Nội
      • 2.1.1 ĐH Kinh tế quốc dân
      • 2.1.2 ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn [ĐHQG Hà Nội]
    • 2.2 Học viện Báo chí và tuyên truyền
    • 2.3 Quan hệ công chúng học trường nào ở TPHCM
      • 2.3.1 ĐH Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn – ĐHQG TPHCM 
      • 2.3.2 ĐH Văn Lang
      • 2.3.3 ĐH Kinh tế – Tài chính TPHCM 
    • 2.4 Khu vực khác – Trường Đại học Nam Cần Thơ
  • 3 Điểm chuẩn ngành Quan hệ công chúng qua các năm
  • 4 Cơ hội việc làm và mức lương ngành Quan hệ công chúng

Tìm hiểu về ngành Quan hệ công chúng – Mã ngành: 7320108

Giới thiệu chung về ngành

Ngành Quan hệ công chúng là ngành chuyên đào tạo sinh viên về những kế hoạch tạo lập, duy trì và phát triển mối quan hệ hai chiều giữa tổ chức, công ty với công chúng, nhằm mục đích hướng tới việc tạo nên sự hiểu biết và ủng hộ của công chúng đối với tổ chức, công ty, doanh nghiệp đó.

Là ngành học được chú trọng đào tạo lập kế hoạch, duy trì cũng như phát triển các mối quan hệ giữa công ty và khách hàng. Mục đích công việc của ngành PR là nhằm để tạo dựng sự hiểu biết và ủng hộ của công chúng, khách hàng với tổ chức, doanh nghiệp… Từ đó, thiết lập cầu nối giữa hai bên tổ chức và cộng đồng để khẳng định tên tuổi, thương hiệu của doanh nghiệp mình.

Quan hệ công chúng học trường nào ở TPHCM?

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của thời đại hội nhập, ngành Quan hệ công chúng được xem là nghề “giữ hồn” cho thương hiệu, giúp tên tuổi của thương hiệu đó được “sống” và được nhiều người yêu thích.

Ngành học này đã có từ rất lâu, tuy nhiên tại Việt Nam thì ngành này còn khá mới và nhận được sự quan tâm của rất nhiều bạn học sinh và phụ huynh. Đi cùng với sự phát triển của công nghệ và truyền thông, ngành Quan hệ công chúng ngày càng chứng tỏ được sự cần thiết và quan trọng cho mỗi doanh nghiệp. Các công ty ngày càng có yêu cầu cao về nguồn nhân lực ngành này, nhằm tăng cường chất lượng đội ngũ ngày càng chuyên nghiệp. Do đó có thể thấy, cơ hội nghề nghiệp ngành PR cho các bạn trẻ yêu thích và đam mê lĩnh vực này là rất lớn.

Các khối thi ngành Quan hệ công chúng

Các khối thi ngành Quan hệ công chúng vào các trường đại học, học viện phía trên bao gồm:

  • A00 [Toán, Vật Lý, Hóa Học]
  • A01 [Toán, Vật Lý, Tiếng Anh]
  • C00 [Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý]
  • C12 [Ngữ văn, Sinh học, Lịch sử]
  • C19 [Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân]
  • C20 [Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân]
  • D01 [Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga]
  • D04 [Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung]
  • D05 [Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức]
  • D06 [Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật]
  • D10 [Toán, Địa lí, Tiếng Anh]
  • D14 [Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh]
  • D15 [Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh]
  • D72 [Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh]
  • D79 [Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức]
  • D80 [Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga]
  • D81 [Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật]
  • D82 [Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp]
  • D83 [Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung]

>>> Xem thêm: Tổ hợp C20 gồm những môn nào? Những thông tin bạn cần biết nếu thi khối C20

Chương trình đào tạo ngành Quan hệ công chúng

Là một ngành thuộc khối truyền thông, Quan hệ công chúng tại Việt Nam hiện nay được đào tạo tích hợp nhiều kiến thức của các chuyên ngành khác như Báo chí, Marketing,…

Dưới đây, bạn có thể tham khảo ngay chương trình đào tạo ngành học này của trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – ĐHQG Hà Nội.

Chi tiết chương trình như sau:

I. Kiến thức chung
Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1, 2
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Tin học cơ sở 2
Ngoại ngữ cơ sở 1 [Tiếng Anh cơ sở 1/Tiếng Nga cơ sở 1/Tiếng Pháp cơ sở 1/Tiếng Trung cơ sở 1]
Ngoại ngữ cơ sở 2 [Tiếng Anh cơ sở 2/Tiếng Nga cơ sở 2/Tiếng Pháp cơ sở 2/Tiếng Trung cơ sở 2]
Ngoại ngữ cơ sở 3 [Tiếng Anh cơ sở 3/Tiếng Nga cơ sở 3/Tiếng Pháp cơ sở 3/Tiếng Trung cơ sở 3]
Giáo dục thể chất
Giáo dục quốc phòng – an ninh
Kỹ năng bổ trợ
II. Kiến thức theo lĩnh vực
Học phần bắt buộc, bao gồm:
Các phương pháp nghiên cứu khoa học
Nhà nước và pháp luật đại cương
Lịch sử văn minh thế giới
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Xã hội học đại cương
Tâm lý học đại cương
Lôgic học đại cương
Học phần tự chọn, bao gồm:
Kinh tế học đại cương
Môi trường và phát triển
Thống kê cho khoa học xã hội
Thực hành văn bản tiếng Việt
Nhập môn Năng lực thông tin
III. Kiến thức luôn khối ngành
Học phần bắt buộc, bao gồm:
Báo chí truyền thông đại cương
Chính trị học đại cương
Ngôn ngữ báo chí
Quan hệ công chúng đại cương
Học phần tự chọn, bao gồm:
Khoa học quản lý đại cương
Mỹ học đại cương
Nhập môn quan hệ quốc tế
Tâm lý học truyền thông
Xã hội học truyền thông đại chúng và dư luận xã hội
IV. Kiến thức theo nhóm ngành
Học phần bắt buộc, bao gồm:
Lý luận báo chí truyền thông
Pháp luật và đạo đức báo chí truyền thông
Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu truyền thông
Tổ chức và hoạt động của các cơ quan báo chí truyền thông
Học phần tự chọn, bao gồm:
Tâm lý học giao tiếp
Các vấn đề toàn cầu
Niên luận
V. Kiến thức ngành
Học phần bắt buộc, bao gồm:
Lý luận về quan hệ công chúng
Xây dựng và phát triển thương hiệu
Các chương trình quan hệ công chúng
Kỹ năng viết cho quan hệ công chúng
Tổ chức sự kiện
Đại cương về quảng cáo
Kỹ năng viết cho báo in
Kỹ năng viết cho báo điện tử
Kỹ năng viết cho phát thanh và truyền hình
Học phần tự chọn, bao gồm:
Thiết kế và quản trị nội dung website
Kỹ thuật phát thanh và truyền hình
Chiến dịch quan hệ công chúng
Đàm phán và quản trị xung đột
Truyền thông đa phương tiện
Sản xuất ấn phẩm báo chí
Thực tập và khóa luận tốt nghiệp/ học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp
Thực tập thực tế
Thực tập tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp
Lý luận và thực tiễn quan hệ công chúng
Quan hệ công chúng ứng dụng

Các trường đào tạo ngành Quan hệ công chúng

Quan hệ công chúng học trường nào tốt nhất Hà Nội

ĐH Kinh tế quốc dân

Là trường công lập, chuyên ngành Quan hệ công chúng [PR] thuộc Khoa Marketing, được nhà trường mở cửa tuyển sinh năm 2018. Môi trường đào tạo hiện đại và chất lượng.

Ngành Quan hệ công chúng tuyển sinh khối A 1, D1, C3, C4. Điểm chuẩn 2020 là 27,6

ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn [ĐHQG Hà Nội]

Là trường công lập, ngành Quan hệ công chúng thuộc  Khoa Báo chí và Truyền thông, là một trong những nơi đầu tiên nghiên cứu, giảng dạy về PR ở Việt Nam [từ 2001]. Trường bắt đầu tuyển sinh ngành này từ năm 2013. 

Ngành Quan hệ công chúng tuyển sinh khối C, D1, D4, D78, D83, mỗi năm khoảng 60 chỉ tiêu. Điểm chuẩn 2020  từ 24-29 tùy khối thi.

Học viện Báo chí và tuyên truyền

Là trường công lập, thành lập năm 2006, Khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo, thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ sở tiên phong cung cấp các chương trình đào tạo ngành Quan hệ công chúng và Quảng cáo trên cả nước. Đội ngũ giảng viên trình độ cao, có kinh nghiệm thực tiễn.

Ngành Quan hệ công chúng tuyển sinh khối D1, D72, D78, R24, R 25, R26, mỗi năm khoảng 50 chỉ tiêu đại trà, 80 chỉ tiêu chất lượng cao. Điểm chuẩn đại trà 2020  từ 34,45 đến 36,2 tùy khối thi.

>>> Xem thêm: Ngành Marketing học trường nào ở Hà Nội 2022? Tổng quan kiến thức về ngành Marketing

Quan hệ công chúng học trường nào ở TPHCM

Quan hệ công chúng học trường nào ở TPHCM?

ĐH Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn – ĐHQG TPHCM 

Chương trình giáo dục đại học ngành Quan hệ công chúng của trường ĐH Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn đào tạo những cử nhân với kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để tác nghiệp các hoạt động xây dựng, duy trì, phát triển hình ảnh và mối quan hệ hai chiều giữa các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp… với các nhóm công chúng mục tiêu của họ thông qua việc cung cấp, trao đổi thông tin một cách đúng đắn, chính xác, trung thực; có khả năng nghiên cứu, giảng dạy về các vấn đề của quan hệ công chúng tại các doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu…

ĐH Văn Lang

Năm 2007,  trường bắt đầu tuyển sinh đại học chính quy ngành Quan hệ Công chúng. Ngành trực thuộc tại khoa Quan hệ Công chúng & Truyền thông – Nghệ thuật, là địa chỉ tập hợp nhiều nhà báo tên tuổi, những người làm công tác PR chuyên nghiệp và những giảng viên cơ hữu, thỉnh giảng có uy tín.

Là trường đi tiên phong nên đến hiện tại, chương trình đào tạo tại ĐH Văn Lang đã được hoàn thiện một cách toàn diện và hỗ trợ tích cực cho sinh viên. Bên cạnh việc tạo cơ hội cho sinh viên thực tập, thực hành nghề, ĐH Văn Lang còn triển khai “thực tiễn hóa” 50% chương trình học bằng các buổi học tập thực tiễn tại các cơ quan truyền thông. Các chương trình này đưa trực tiếp các môn học kỹ năng như nhiếp ảnh, thiết kế đồ họa,… vào chương trình học chính. 

Ngành Quan hệ công chúng mỗi năm tuyển khoảng 50 chỉ tiêu đại trà, 80 chỉ tiêu chất lượng cao. Tuyển sinh khối A, A 1, C, D1. Điểm chuẩn đại trà 2020: 19 [theo điểm thi tốt nghiệp], 20 [theo xét học bạ].

ĐH Kinh tế – Tài chính TPHCM 

Là trường tư đào tạo ngành Quan hệ công chúng theo hai chuyên ngành sâu: Truyền thông báo chí; Tổ chức sự kiện. Học ở UEF sinh viên ngoài việc được đào tạo kiến thức chuyên môn còn được tăng cường trang bị ngoại ngữ, kỹ năng mềm và kỹ năng nghề cần thiết nhằm đảm bảo cho sinh viên có cơ hội cạnh tranh nghề nghiệp tốt nhất.

Nếu ĐH Văn Lang là trường tiên phong giảng dạy ngành Quan hệ công chúng thì ĐH Kinh tế-Tài chính là trường tiên phong trong việc xây dựng mộ hình chuẩn quốc tế cho ngành học này. Cũng giống như nhiều trường khác, ĐH KT-TC định hướng sinh viên phát triển “đa nghệ” với kiến thức và kỹ năng truyền thông toàn diện. Một điểm đặc biệt tại UEF chính là phân chuyên ngành cho ngành Quan hệ công chúng. Các chuyên ngành bao gồm: Quản lý-tổ chức sự kiện, báo chí-truyền thông và công nghệ truyền thông. Hình thức phân chuyên ngành này góp phần giúp sinh viên dễ dàng định hướng công việc của bản thân trong tương lai. Đồng thời với chuyên môn sâu vững chắc, sinh viên KT-TC sẽ có nhiều ưu thế hơn so với các bạn đồng môn.

Ngành Quan hệ công chúng tuyển sinh khối A, A 1, D 1, C. Điểm chuẩn đại trà 2020: 21 [theo điểm thi tốt nghiệp].

Quan hệ công chúng học trường nào ở TPHCM?

Khu vực khác – Trường Đại học Nam Cần Thơ

Là 1 trong các trường tư, nhà trường đã tuyển sinh ĐH chính quy ngành Quan hệ công chúng từ năm 2014. Các sinh viên ngành Quan hệ công chúng khóa 2 của trường chưa tốt nghiệp đã được các doanh nghiệp tuyển dụng. Trường không ngừng đổi mới trong phương pháp giảng dạy và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ cho công tác dạy và học.

Ngành Quan hệ công chúng tuyển sinh khối C00; D01; D14; D15 . Điểm chuẩn đại trà 2020: 20 [theo điểm thi tốt nghiệp].

Điểm chuẩn ngành Quan hệ công chúng qua các năm

Theo cập nhật mới nhất của kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020, điểm chuẩn ngành Quan hệ công chúng của các trường như sau:

Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chuyên ngành PR có điểm chuẩn:

  • Xét duyệt theo học bạ là 9,25
  • Khối R24 là 32,5 điểm.
  • Khối D72 là 32,7 điểm
  • Khối D01 là 33,2 điểm
  • Khối D72 là 34,34 điểm [Quan hệ công chúng chuyên nghiệp]
  • Khối D78 là 34,45 điểm
  • Khối R25 là 34,45 điểm [Quan hệ công chúng chuyên nghiệp]
  • Khối D01 là 34,95 điểm
  • Khối R24 là 34,95 điểm [Quan hệ công chúng chuyên nghiệp]
  • Khối R25 là 35 điểm
  • Khối D78 là 36,2 điểm
  • Khối R26 là 36,2 điểm [Quan hệ công chúng chuyên nghiệp]
  • Khối R26 là 36,75 điểm

Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, chuyên ngành PR xét duyệt theo khối D01, C00, D10, D84 lấy điểm chuẩn là 17 điểm.

Đại học Đại Nam, chuyên ngành PR xét duyệt theo khối D01, C00, D15, D19 lấy điểm chuẩn là 15 điểm.

Đại học Nguyễn Trãi, chuyên ngành PR xét duyệt theo khối D01, C00, C19, C20 lấy điểm chuẩn là 19,75 điểm.

Đại học dân lập Văn Lang, chuyên ngành PR xét duyệt theo khối A00, A01, D01, C00 lấy điểm chuẩn là 19 điểm.

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên ngành PR xét duyệt theo các khối:

  • D83: 24 điểm
  • D04: 24,75 điểm
  • D78: 25,5 điểm
  • D01: 26 điểm

>>> Xem thêm: Khối D04 gồm những môn nào? Học D04 ra trường làm gì?

Đại học Kinh tế Quốc dân, chuyên ngành PR xét duyệt theo khối A01, D01, C04, C03 lấy điểm chuẩn là 27,6 điểm.

Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM, chuyên ngành PR xét duyệt theo khối A00, A01, D01, C00 lấy điểm chuẩn là 21 điểm

Cơ hội việc làm và mức lương ngành Quan hệ công chúng

Vì là một ngành học còn khá mới tại Việt Nam, nên cơ hội việc làm của ngành Quan hệ công chúng rất lớn. Hiện nay ở thị trường trong nước đang có hơn 7.000 công ty quảng cáo, với số lượng công ty này thì cần ít nhất hơn 70.000 nhân sự để đáp ứng nhu cầu cho ngành, nhưng tới thời điểm hiện tại thì các doanh nghiệp vẫn gặp rất nhiều khó khăn để có thể xây dựng một đội ngũ quan hệ công chúng thực sự chuyên nghiệp. 

Cũng vì sự thiếu hụt về nguồn nhân lực, sinh viên ngành quan hệ công chúng sau khi ra trường có cơ hội việc làm rất cao, dễ dàng tìm được các công việc như: chuyên viên tổ chức sự kiện, quan hệ khách hàng, quan hệ báo chí, truyền thông nội bộ, truyền thông doanh nghiệp, chuyên viên phân tích và tư vấn quan hệ công chúng, phóng viên, biên tập viên, nghiên cứu và giảng dạy PR tại các cơ sở giáo dục, chuyên viên sáng tạo nội dung Copywriter, MC, phát ngôn viên…

Quan hệ công chúng học trường nào ở TPHCM?

Công việc ngành PR rất đa dạng, các bạn có thể lựa chọn việc làm phù hợp với khả năng và đam mê của bản thân. Tùy theo từng công việc mà các bạn lựa chọn sẽ có mức thu nhập khác nhau, nhưng nhìn chung thì ngành này luôn có mức lương ở “top cao”. 

Theo thống kê tại Việt Nam, mức lương trung bình cho một chuyên viên Quan hệ công chúng[PR] luôn thuộc top cao so với các ngành khác, khởi điểm ở mức 7-15 triệu/tháng. Đối với các chuyên viên đã có kinh nghiệm và làm việc tại các tập đoàn lớn thì mức thu nhập hàng tháng sẽ cao hơn từ 12-20 triệu đồng. Còn nhóm quản lý đã có nhiều kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao thì hoàn toàn có thể sở hữu được mức lương lên đến 50 triệu đồng/tháng. 

Cụ thể, mức lương của nhân viên mới tại các công ty PR chuyên nghiệp trung bình hàng tháng là từ 250 – 500 USD [từ 5 đến 10 triệu VNĐ]. Nhóm chuyên viên tại các công ty, tập đoàn lớn có thu nhập cao hơn, từ 600-1000 USD [12- 20 triệu VNĐ]; còn nhóm quản lí cấp cao thì có mức lương là từ 1000-2500 USD [khoảng 20-50 triệu VNĐ]…

Điều thú vị là trong ngành PR không có nhiều sự phân biệt giữa mức lương của sinh viên PR mới ra trường, hay người mới bắt đầu vào ngành. Vì nó cơ bản dựa trên khối lượng công việc bạn đảm nhiệm với những quy định rất rõ ràng về phần trăm, lương thưởng và các luật bản quyền, sáng tạo của pháp luật. Với các ngành nghề thiên về sáng tạo, đôi khi ý tưởng truyền thông của một sinh viên chất lượng, có thể triển khai, được đánh giá cao không kém so với các ý tưởng của các chuyên viên PR kì cựu. Và các chuyên viên PR cao cấp với kinh nghiệm dày dặn sẽ được đảm nhận lên kế hoạch hoạch định chiến lược, nhường cho các tân binh PR lên ý tưởng sáng tạo cho thương hiệu, sự kiện. Đó là lý do bạn mới ra trường không bị phân biệt mức lương như so với các ngành khác.

Trên đây là tất tần tật thông tin liên quan đến chủ đề ngành Quan hệ công chúng học trường nào ở TPHCM là tốt nhất? Cùng theo dõi Muaban.net để cập nhật những thông mới nhất nhé!

Chủ Đề