Chính sách sinh con thứ 2 năm 2022

Cụ thể, Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 hướng dẫn hình thức kỷ luật đảng viên vi phạm chính sách dân số như sau:

[1] Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:

- Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hoá gia đình; tham gia các hoạt động xét nghiệm, chẩn đoán để xác định giới tính thai nhi trái quy định.

- Vi phạm chính sách dân số.

[2] Trường hợp vi phạm đã kỷ luật theo Khoản [1] mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức [nếu có chức vụ]:

- Tuyên truyền, phổ biến hoặc ban hành văn bản có nội dung trái với chính sách dân số, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc.

- Gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm sinh thêm con ngoài giá thú hoặc trái quy định.

[3] Trường hợp vi phạm Khoản [1], [2] gây hậu quả rất nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ.

Theo quy định mới đã không còn liệt kê các hành vi đảng viên sinh con thứ 3, 4, 5 bị kỷ luật mà thay vào đó quy định hành vi “vi phạm chính sách dân số”.

Vậy có phải Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 đã bỏ quy định kỷ luật đảng viên sinh con thứ 3, 4, 5?

Có thực sự quy định kỷ luật đảng viên sinh con thứ 3, 4, 5? [Hình từ internet]

Tại Nghị quyết 21-NQ/TW năm 2017 về chính sách dân số trong tình hình mới, có nêu quan điểm:

“1- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp

Đề cao tính tiên phong, gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện chủ trương, chính sách về công tác dân số, nhất là sinh đủ 2 con, chú trọng nuôi dạy con tốt, gia đình hạnh phúc, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội.”

Như vậy, theo Nghị quyết 21-NQ/TW thì đảng viên phải tiên phong, gương mẫu trong thực hiện chính sách về công tác dân số, nhất là sinh đủ 2 con, nên việc đảng viên sinh con thứ 3, 4, 5 vẫn có thể xem là vi phạm chính sách dân số và bị kỷ luật theo Quy định 69-QĐ/TW.

09 trường hợp đảng viên sinh con thứ 3, 4, 5 không bị kỷ luật

Theo Điều 2 Quy định 05-QĐi/TW ngày 28/8/2018, các trường hợp không bị xử lý kỷ luật đảng viên sinh con thứ 3, 4, 5 gồm:

[1] Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân [tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết] theo công bố chính thức của Bộ KH&ĐT.

[2] Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.

[3] Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.

[4] Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.

[5] Cặp vợ chồng sinh con lần thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.

[6] Cặp vợ chồng đã có con riêng [con đẻ]:

+ Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng [con đẻ];

+ Sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng [con đẻ].

[Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống].

[7] Sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn, nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người mẹ [có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên].

[8] Phụ nữ chưa kết hôn sinh 03 con trở lên trong cùng một lần sinh.

[9] Sinh con thứ ba trở lên trước ngày 19/01/1989 [ngày có hiệu lực thi hành Quyết định 162-HĐBT, ngày 18/10/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về một số chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình].

Xem thêm:
Những điểm mới của Quy định 69-QĐ/TW về kỷ luật Đảng viên vi phạm so với Quy định 102-QĐ/TW?

Châu Thanh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Tại Điều 9 dự thảo Luật Dân số, Nhà nước khuyến khích sinh đủ hai con tại tỉnh có mức sinh thấp bằng cách hỗ trợ một lần bằng tiền ít nhất tương đương một lần mức lương tối thiểu vùng khi phụ nữ sinh con thứ nhất, và ít nhất tương đương hai lần mức lương tối thiểu vùng khi phụ nữ sinh con thứ hai.

Bên cạnh đó, cặp vợ chồng cam kết sinh đủ hai con được Nhà nước hỗ trợ cho con của họ học tại cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học công lập, và miễn học phí khi theo học trung học cơ sở công lập. đề xuất hỗ trợ bằng tiền đối với phụ nữ sinh con thứ nhất và thứ hai tại các tỉnh, thành có mức sinh thấp như TPHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương...

Tính theo mức lương tối thiểu vùng đang được áp dụng theo Nghị định 90/2019 NĐ-CP cụ thể: Mức 4.420.000 đồng/tháng ở vùng I; 3.920.000 đồng/tháng ở vùng II; 3.430.000 đồng/tháng ở vùng III; 3.070.000 đồng/tháng đối với vùng IV.

Nếu Dự thảo Luật Dân số được thông qua, khi sinh đủ hai con, phụ nữ tại các tỉnh vùng I mức sinh thấp có thể được hỗ trợ tiền đến 8,84 triệu đồng.

Trước đây, chính sách thưởng tiền cho phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi ở tỉnh có mức sinh thấp sẽ được khen thưởng, hỗ trợ tiền hoặc hiện vật được đề cập đến tại Thông tư 01/2021 của Bộ Y tế. Tuy nhiên, mức hỗ trợ lại căn cứ vào thực tiễn và việc quyết định, lựa chọn của địa phương.

Trước vấn đề này, nhiều ý kiến cho rằng, với số tiền này liệu có đủ hấp dẫn cũng như giúp các gia đình đủ chi tiêu khi chi phí sinh con tăng kèm các dịch vụ cần hỗ trợ theo như thuê người giúp việc, đi lại khám chữa bệnh…

Trước vấn đề này, bà Đặng Quỳnh Thư, Vụ trưởng Vụ Quy mô Dân số - KHHGĐ, Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế cho rằng, trong Dự thảo Luật Dân số mà Bộ Y tế đang xin ý kiến, một trong những biện pháp khuyến khích sinh đủ hai con tại tỉnh có mức sinh thấp là hỗ trợ bằng tiền đối với phụ nữ sinh con. Bà cũng nhấn mạnh, đây là biện pháp hỗ trợ, không phải "thưởng" hay "tặng"… như nhiều người hiểu.

Thực tế, mức hỗ trợ đã đề xuất trong dự thảo có thể không đáng kể đối với gia đình có điều kiện thuê giúp việc. Nhưng đối với phụ nữ, gia đình lao động thu nhập thấp, khoản tiền đó phần nào hỗ trợ được họ trong lúc sinh con, khi mà nhu cầu chi phí cho gia đình gia tăng trong khi thu nhập giảm do nghỉ sinh.

Theo bà Quỳnh Thư, các biện pháp khuyến khích sinh đủ hai con ở vùng mức sinh thấp cần triển khai đồng bộ và quyết liệt. Vì vậy, bên cạnh đề xuất hỗ trợ, khuyến khích trực tiếp bằng tiền, dự thảo Luật đề xuất một số hỗ trợ, khuyến khích như: ưu tiên cho trẻ học tại cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học công lập; miễn học phí khi theo học trung học cơ sở công lập; có chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật đối với cặp vợ chồng cam kết sinh đủ hai con. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tham gia cung cấp, phát triển các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình; Xây dựng môi trường, cộng đồng phù hợp tạo điều kiện cho các cặp vợ chồng sinh đủ hai con, chăm sóc và nuôi dạy con tốt, chia sẻ trách nhiệm giữa các thành viên trong gia đình; khuyến khích trách nhiệm xã hội của người sử dụng lao động đối với người lao động nuôi con nhỏ;….

Theo các chuyên gia, tình trạng giảm mức sinh rất sâu ở nhiều nước đã cho thấy nhiều hậu quả kinh tế, xã hội nặng nề. Đây là bài học đáng chú ý đối với các nhà hoạch định chính sách dân số của Việt Nam. Vì vậy, đề xuất ở những nơi có mức sinh thấp nhà nước nên hỗ trợ tiền cho các cặp vợ chồng khi sinh con. Có thể nói, giải pháp này cho thấy sự chia sẻ của nhà nước với các gia đình trẻ về chi phí sinh con.

Giải pháp trợ cấp tiền cho các cặp vợ chồng khi sinh con, trên thế giới cũng rất đa dạng. Có nước trợ cấp một lần, ngay sau khi bà mẹ sinh con; có nước trợ cấp đến 16 tuổi; có nước trợ cấp với các mức khác nhau, tùy thuộc vào số lần sinh;...

Sinh con, nuôi con, dạy con không chỉ liên quan đến kinh tế mà còn liên quan đến nhiều vấn đề khác, như: Giờ giấc làm việc, nghỉ ngơi của cha mẹ; nhà ở, giáo dục, môi trường xã hội,... Vì vậy, bên cạnh trợ cấp nuôi con, cần cải tiến nhiều chính sách, quy định, như: Thời gian nghỉ đẻ, chế độ làm việc linh hoạt của những bố mẹ có con nhỏ; thời gian đón, trả trẻ mầm non, mẫu giáo linh hoạt, phù hợp với giờ làm việc của cha mẹ; chính sách nhà ở ưu tiên cho cặp vợ chồng sinh đủ 2 con; xây dựng môi trường xã hội lành mạnh.


Ngày nay khi điều kiện kinh tế được cải thiện, nhiều gia đình thường có nhu cầu đối với chế độ sinh con thứ 3. Song cũng nhiều gia đình còn e ngại khi chính sách dân số nước ta quy định chỉ sinh từ 1 -2 con. Vậy pháp luật ngày nay quy định như thế nào về vấn đề này?  Công ty Luật ACC với bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề chế độ sinh con thứ 3.

Chế độ sinh con thứ 3 mới nhất

Trước khi tìm hiểu chế độ sinh con thứ 3, ta cần khái quát về chính sách dân số. Theo đó, quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng được nêu tại Điều 1 Pháp lệnh về dân số sửa đổi năm 2008 như sau:

“Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định” 

Sau nhiều năm thực hiện kế hoạch hóa gia đình với khẩu hiệu “mỗi gia đình chỉ nên có từ 1-2 con”, quyết định 588/QĐ-TTg của Thủ tướng mở ra chính sách mới khi khuyến khích các gia đình ở vùng có mức sinh thấp sinh đủ 2 con, các bạn trẻ lập gia đình trước tuổi 30. 

Tuy nhiên, về vấn đề chế độ sinh con thứ 3, chính sách dân số nước ta vẫn không thể hiện quan điểm khuyến khích vấn đề này và vẫn có những giới hạn nhất định. Song, so với trước đây, nhà nước ta đã cởi mở hơn về vấn đề này.

Chế độ sinh con thứ 3 đối với các trường hợp được phép sinh con thứ ba được quy định tại khoản 2  Nghị định 20/2010/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung tại Điều 1 Nghị định 18/2011/NĐ-CP. Các trường hợp sinh con thứ ba không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con bao gồm:

  • Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân [tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết] theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 
  • Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
  • Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
  • Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
  • Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
  • Cặp vợ chồng mà một hoặc cả hai người đã có con riêng [con đẻ], chỉ sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh. Quy định này không áp dụng cho trường hợp tái hôn giữa hai người đã từng có hai con chung trở lên và hiện đang còn sống.
  • Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.

Như vậy, khi thuộc các trường hợp nêu trên, dù bạn là đối tượng công chức, viên chức, cán bộ thì cũng sẽ không bị xử phạt.

ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý nhanh chóng, chất lượng với chi phí hợp lý.

Thông thường từ 01 đến 03 ngày làm việc.

Tùy thuộc vào từng hồ sơ cụ thể mà mức phí dịch vụ sẽ khác nhau. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết một cách cụ thể.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật ACC về vấn đề chế độ sinh con thứ 3. Nếu quý bạn đọc còn vấn đề gì vướng mắc, chưa rõ xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo cách thức:

Hotline: 19003330

Zalo: 084 696 7979

Gmail:

✅ Quy định:Chế độ sinh con thứ 3
✅ Dịch vụ:⭐ Trọn Gói – Tận Tâm
✅ Zalo:⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ:⭐ Toàn quốc
✅ Hotline:⭕ 1900.3330

Video liên quan

Chủ Đề