Viện kinh tế quản lý đại học bách khoa hà nội

Kinh tế công nghiệp là một ngành khá mới, vẫn còn rất ít trường đào tạo ngành này. Tuy nhiên hiện nay, Kinh tế học là một trong các ngành học được các bạn sĩ tử lớp 12 yêu thích vì tính ứng dụng cao, dễ chuyển đổi trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Hôm nay hãy cùng chúng mình tìm hiểu về ngành Kinh tế công nghiệp của trường HUST nha: Học những môn gì? Điểm chuẩn bao nhiêu? Thi khối nào? Ra trường làm gì?

Review chương trình đào tạo ngành Kinh tế công nghiệp – HUST

1. Ngành Kinh tế công nghiệp là gì?

Kinh tế công nghiệp là một trong các chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh tế. Ngành này tập trung vào đào tạo sinh viên có trình độ cao trong lĩnh vực năng lượng, quản lý kinh tế và công nghiệp. Trong bối cảnh nền kinh tế nước nhà cũng như thế giới đang ngày càng phát triển, vai trò của các cử nhân ngành kinh tế công nghiệp ngày càng quan trọng hơn trong các doanh nghiệp.

2. Học ngành Kinh tế công nghiệp các bạn sẽ được trang bị những kiến thức gì?

Các bạn sinh viên theo học ngành Kinh tế công nghiệp tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản xoay quanh quá trình vận hành, quản lý công nghiệp, năng lượng, giám sát vận hành hệ thống, thống kê, …

Bên cạnh đó sinh viên của HUST luôn được nhà trường chú trọng đào tạo các kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả, kỹ năng thương thảo, đàm phán và giải quyết xung đột. Tiếng Anh chuyên ngành trong giao tiếp và công việc cũng được nhà trường chú trọng đào tạo cho sinh viên. Chính bởi thế, sinh viên sau khi tốt nghiệp khoa Kinh tế công nghiệp của trường Đại học Bách khoa Hà Nội luôn được các nhà tuyển dụng săn đón. Dưới đây là chương trình đào tạo ngành kinh tế công nghiệp của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Khung chương trình đào tạo ngành Kinh tế Công Nghiệp: 

3. Điểm chuẩn ngàng Kinh tế công nghiệp – Đại học Bách khoa Hà Nội

4. Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên ngành Kinh tế công nghiệp trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Với sự đào tạo bài bản, đầy tâm huyết của đội ngũ giảng viên trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, sinh viên Kinh tế công nghiệp của trường hoàn toàn có đủ năng lực đảm nhận các chức vụ sau:

        Kỹ sư vận hành và quản lý năng lượng trong các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp sử dụng nhiều năng lượng

        Kỹ sư vận hành trong các cơ quan, công ty, xí nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng [năng lượng tái tạo, dầu khí, điện] hoặc có liên quan đến năng lượng.

        Nghiên cứu viên, tư vấn viên trong các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực năng lượng và môi trường, các viện nghiên cứu về năng lượng ví dụ như năng lượng tái tạo.

        Kỹ sư tại các nhà máy nhiệt điện và thủy điện.

        Tiếp tục học lên thạc sĩ, tiến sĩ và tham gia giảng dạy tại các trường đại học trong cả nước.

Mặc dù hiện nay ngày Kinh tế công nghiệp chưa thực sự phổ biến nhưng ngành này được dự đoán là rất có triển vọng trong tương lai. Và cơ hội việc làm của các bạn sinh viên ngành Kinh tế công nghiệp của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội luôn rất rộng mở. Không chỉ có cơ hội việc làm trong các cơ quan nhà nước mà các bạn còn có cơ hội đảm đương hầu hết các vai trò thuộc lĩnh vực kinh tế tại các công ty, tập đoàn lớn. Tùy vào định hướng tương lai của bản thân, các bạn hãy đặt mục tiêu và tích lũy cho mình các kiến thức, kỹ năng cần thiết để xin đúng vị trí công việc mà mình mơ ước nhé.

Vị trí đang tuyển

Doanh nghiệp này hiện chưa có tin tuyển dụng

Giới thiệu doanh nghiệp

Viện Kinh tế và Quản lý, trước đây là Khoa Kinh tế và Quản lý, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội được thành lập từ năm 1965. Mặc dù là một đơn vị đào tạo không thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ, nhưng với bề dày truyển thống và sự năng động của Viện, cho đến nay Viện Kinh tế và Quản lý ngày càng phát triển mạnh mẽ với đội ngũ gần 80 cán bộ giảng dạy và có rất nhiều đóng góp về kinh tế cho sự phát triển của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Viện Kinh tế và Quản lý với mục tiêu trở thành một đơn vị nghiên cứu và đào tạo hàng đầu trong lĩnh vực quản trị kinh doanh và kinh tế tại Việt Nam luôn không ngừng tìm kiếm và tuyển dụng những ứng viên xuất sắc nhất để bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giảng viên trong tương lai.

Đọc thêm

Liên hệ

Địa chỉ:

Phòng 304 - nhà C9, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, số 1 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

@vienKTQL

Giới thiệu về Viện KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ - Trường ĐHBK HÀ NỘI

Viện Kinh tế và Quản lý, tiền thân là Khoa Kỹ sư kinh tế trực thuộc Trường Đại học Bách khoa Hà Nội được thành lập vào tháng 1 năm 1965 theo Quyết định số 56/1965/QĐ ngày 29 tháng 1 năm 1965 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục [nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo]. Khoa Kỹ sư kinh tế được tổ chức với 7 bộ môn: bộ môn Kinh tế và tổ chức Cơ khí, bộ môn Kinh tế Năng lượng, bộ môn Kinh tế và tổ chức Hóa, bộ môn Kinh tế và tổ chức Luyện kim, bộ môn Kinh tế và tổ chức Xây dựng, bộ môn Kinh tế và tổ chức Mỏ, và bộ môn Kinh tế cơ sở. Nhiệm vụ của Khoa lúc bấy giờ là đào tạo sinh viên hệ chính quy, chuyên tu và tại chức thuộc 6 chuyên ngành nói trên, ngoài ra còn giảng dạy các môn Kinh tế và quản lý sản xuất, hướng dẫn và chấm đồ án cho các sinh viên chuyên ngành kỹ thuật của trường. Cuối năm 1966, Khoa chỉ còn 5 bộ môn đào tạo 4 chuyên ngành chính, do hai bộ môn Kinh tế và tổ chức Mỏ và Kinh tế tổ chức Xây dựng được chuyển về hai trường đại học mới mở, Đại học Mỏ địa chất và Đại học Xây dựng. Năm 1978 – 1994, do thay đổi cơ chế tổ chức của Trường từ 3 cấp về 2 cấp; Khoa Kỹ sư Kinh tế được chia thành 2 khoa: [1] Khoa Kinh tế Cơ khí và [2] Khoa Kinh tế Năng lượng, Hóa và Luyện kim. Từ năm 1994, Khoa được Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức được giao nhiệm vụ đào tạo Thạc sỹ và đồng thời cho phép mở thêm chuyên ngành Quản trị Kinh doanh. Năm 1995, cơ cấu tổ chức của Trường chuyển về 3 cấp; hai Khoa kinh tế nói trên được sáp nhập và đổi tên thành Khoa Kinh tế và Quản lý. Cùng với việc sáp nhập và đổi tên, mục tiêu, chức năng, và nhiệm vụ của Khoa. Năm 1996, thực hiện chủ trương của Ban Giám hiệu nhà trường, Khoa lại tiến hành đổi mới cơ cấu một lần nữa cho phù hợp với tình hình thực tiễn của xã hội, nhiều chuyên ngành không còn phù hợp đã được ngừng đào tạo và thêm một số chuyên ngành mới. Hai bộ môn mới được thành lập là Bộ môn Kinh tế học và Bộ môn Quản trị Kinh doanh, nâng tổng số chuyên ngành đào tạo chính quy lên 7 chuyên ngành: Kinh tế Cơ khí, Kinh tế Năng lượng, Kinh tế Hóa – Thực phẩm, Kinh tế Hàng không, Quản trị doanh nghiệp, Tài chính Doanh nghiệp và Marketing. Trong thời gian này, Khoa có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển toàn diện năng lực của Khoa, cải thiện chất lượng đào tạo, đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất. Việc nghiên cứu khoa học và hợp tác của Khoa cũng được mở rộng, giúp Khoa có thêm nhiều điều kiện về cơ sở vật chất và nâng cao trình độ giảng viên cùng với việc từng bước chuyển đổi chương trình để hội nhập với đào tạo quốc tế. Trong thời gian này, Khoa liên tục mở rộng mạng lưới đào tạo của mình ra các địa bàn ngoài Hà Nội như Vũng Tàu, Quảng Ninh, Hải Phòng, Quy Nhơn…. Nhiều dự án quốc tế cũng được Khoa tiếp nhận và quản lý một cách có hiệu quả giúp nâng cao chất lượng đào tạo cũng như vị thế của Khoa trong trường và trong xã hội. Từ năm 2001, trước quy mô ngày càng mở rộng của Khoa, Khoa Kinh tế và Quản lý chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực của mình bằng việc tuyển dụng thêm nhiều cán bộ trẻ có năng lực và trình độ cao, tâm huyết với nghề. Đội ngũ giảng viên trẻ này được sự giúp đỡ và chia sẻ tận tình của các lớp thầy cô đi trước, đang ngày càng phát triển cùng với sự năng động và sáng tạo đã thực sự tạo một luồng khí mới, động lực mới cho một tương lai phát triển rực rỡ của Viện. Đến năm 2003, trước nhu cầu của xã hội và chiến lược lâu dài của trường, Khoa Kinh tế và Quản lý một lần nữa mở rộng ngành nghề và cơ cấu tổ chức của mình bằng việc ra đời hai bộ môn mới, Bộ môn Tài chính-kế toán và Bộ môn Quản lý Công nghiệp. Việc ra đời hai bộ môn mới này chứng tỏ sự quyết tâm theo đuổi chiến lược chung của toàn trường là: Phát triển Trường Đại học Bách khoa trở thành trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực.

Năm 2011, nhằm tạo cơ hội cho Khoa Kinh tế và Quản lý đáp ứng nhu cầu đào tạo mở rộng và linh hoạt trong thiết kế các chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu xã hội, Trường ĐHBK Hà Nội đã chấp nhận cho Khoa chuyển thành Viện Kinh tế và Quản lý. Tiếp đó, cuối năm 2012 Trường đã cho phép Viện thành lập thêm Bộ môn Khoa học Quản lý và Luật và Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý, đưa quy mô của Viện thành 6 Bộ môn và 1 Trung tâm.

Video liên quan

Chủ Đề