Qua nội dung bài đọc em học tập được đức tính gì của Nguyễn Hiền

Nhằm giúp các em chuẩn bị cho bài thi cuối kì sắp tới đồng thời giúp các bậc phụ huynh có thêm tài liệu hữu ích để dạy và học cùng con ở nhà, Đọc tài liệu đã sưu tầm và tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2019 đề số 9 kèm đáp án và hướng dẫn giải chi tiết. Mời các em cùng phụ huynh tham khảo.

Đề thi môn Tiếng Việt lớp 4 học kỳ 1 năm học 2019-2020 - Đề số 9

Đề thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt - Đề số 9

I. KIỂM TRA ĐỌC:  [10 điểm]

1- Kiểm tra đọc thành tiếng:  [3 điểm]

- Mỗi học sinh đọc đúng, rõ ràng và diễn cảm một đoạn văn hoặc khổ thơ [với tốc độ khoảng 80 tiếng/phút] trong các bài tập đọc đã học từ Tuần 11 đến Tuần 17 [Tiếng Việt lớp 4 – Sgk tập 1] do HS bốc thăm.

- Trả lời được 1 – 2 câu hỏi liên quan đến nội dung bài đọc theo yêu cầu của giáo viên.

2- Kiểm tra đọc - hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: [7 điểm]

Đọc thầm bài Ông Trạng thả diều [Sgk Tiếng Việt 4, tập 1 – trang 104]; chọn đáp án em cho là đúng nhất và trả lời một số câu hỏi liên quan đến phân môn Luyện từ và câu:

Câu 1: Ông Trạng thả diều Nguyễn Hiền sống vào đời vua nào ?

a. Trần Nhân Tông.

b. Trần Thánh Tông.

c. Trần Thái Tông.

Câu 2: Những chi tiết nào trong bài nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền ?

a. Còn bé nhưng đã biết làm diều để chơi, lên 6 tuổi, học đến đâu hiểu ngay đến đấy.

b. Có trí nhớ lạ thường, có thể học thuộc 20 trang sách trong một ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều.

c. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 3: Dòng nào dưới đây nói lên tính ham học của Nguyễn Hiền ?

a. Nhà nghèo không có điều kiện đi học, Hiền tranh thủ chơi thả diều khi đi chăn trâu.

b. Hiền mượn vở về học, dùng lưng trâu, nền cát làm giấy, ngón tay hay mảnh gạch vỡ làm bút, vỏ trứng thả đom đóm vào trong làm đèn, mỗi lần có kỳ thi, Hiền làm bài vào lá chuối và nhờ bạn xin thầy chấm hộ.

c. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 4: Đọc truyện “Ông Trạng thả diều”, em có nhận xét gì về cậu bé Nguyễn Hiền ?

Câu 5: Nội dung chính của bài đọc trên là gì ?

Câu 6: Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân ?

Câu 7:  Có bao nhiêu tính từ trong câu văn sau ? Đó là những tính từ nào ?

Màu mây xám đã nhường chỗ cho một màu trắng phớt xanh như màu men sứ.

a. 3 tính từ. Đó là: ………………………….……………………..………….

b. 4 tính từ. Đó là:………………………….……………………..………..…

c. 5 tính từ. Đó là: ………………………………………………....…………

Câu 8: Em hãy viết từ láy chỉ mức độ so với từ gốc sao cho phù hợp ?

Từ láy có nghĩa giảm nhẹTừ gốcTừ láy có nghĩa mạnh thêm
.....................................Chậm.....................................

Câu 9: Chị tôi cười: “Em vẽ thế này mà bảo là con thỏ à ?”

Trong tình huống trên, câu hỏi này được dùng để làm gì ?

a. Dùng để hỏi điều chưa biết.

b. Dùng để tự hỏi chính bản thân.

c. Dùng để bộc lộ yêu cầu, mong muốn.

d. Dùng để thể hiện thái độ chê.

Câu 10: Em hãy đặt 1 câu kể “Ai làm gì ?” có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa ?

II. KIỂM TRA VIẾT [10 điểm]

1. Chính tả [Nghe – viết] [3 điểm] – 20 phút

Bài viết: Chiếc áo búp bê [Sgk TV4-Tập 1- trang 135]

2. Tập làm văn : [7 điểm] -  30 phút: 

Đề bài: Em hãy tả một đồ dùng học tập mà em yêu thích.

Đáp án đề thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt đề số 9

I. KIỂM TRA ĐỌC: [10 điểm]

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: [3 điểm]

- Mỗi học sinh đọc đúng, rõ ràng và diễn cảm một đoạn văn hoặc khổ thơ với tốc độ khoảng 80 tiếng/phút trong các bài tập đọc đã học từ Tuần 11 đến Tuần 17 [Sgk Tiếng Việt 4 – Tập 1] do HS bốc thăm.[2 điểm]

- Trả lời 1 – 2 câu hỏi về nội dung đoạn đã đọc theo yêu cầu của giáo viên. [1 điểm]

2. Kiểm tra đọc - hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: [7 điểm]

Đọc thầm bài Ông Trạng thả diều [Sgk Tiếng Việt 4, tập 1 – trang 104]; rồi khoanh vào trước câu trả lời đúng và trả lời một số câu hỏi liên quan đến phân môn Luyện tà và câu:

Câu 1: c. Trần Thái Tông.

Câu 2: c. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 3: b. Hiền mượn vở về học, dùng lưng trâu, nền cát làm giấy, ngón tay hay mảnh gạch vỡ làm bút, vỏ trứng thả đom đóm vào trong làm đèn, mỗi lần có kỳ thi, Hiền làm bài vào lá chuối và nhờ bạn xin thầy chấm hộ.

Câu 4: Nhận xét về cậu bé Nguyễn Hiền – mặc dù được sinh ra trong một gia đình nghèo và mồ côi cha từ nhỏ nhưng Nguyễn Hiền đã có ý chí vượt khó, ham học hỏi và có tư chất thông minh.

Câu 5: Bài văn ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi – một ông trạng trẻ tuổi nhất trong lịch sử nước ta.

Câu 6: Phải có ý chí vượt khó; ham học; phải có ý chí, quyết tâm thì sẽ làm được điều mình mong muốn…

Câu 7: a. 2 tính từ. Đó là: xám, trắng, xanh.

Câu 8:

Từ láy có nghĩa giảm nhẹTừ gốcTừ láy có nghĩa mạnh thêm
chầm chậmChậmchậm chạp

Câu 9: d. Dùng để thể hiện thái độ chê.

Câu 10: Ví dụ: Nắng lên, dòng sông khoác lên mình chiếc áo lụa đào thướt tha trông tuyệt đẹp.

II. KIỂM TRA VIẾT [10 điểm]

2. Tập làm văn : 

Đề bài: Em hãy tả một đồ dùng học tập mà em yêu thích.

Bài văn mẫu:

Năm nay em đã lên lớp Bốn. Do em phải học bài và làm nhiều bài tập về nhà, bố mẹ đã sắp xếp cho em một góc học tập ngăn nắp, thoáng mát. Đặc biệt hơn cả là cái bàn học xinh xắn đặt kề cửa sổ nhìn ra vườn cây xanh rợp bóng.

Bàn được làm bằng gỗ tạp, chưa phải là gỗ tốt nhưng nhờ được đánh véc-ni nên rất bóng loáng, cùng màu nâu sẫm như ghế và giá sách. Mặt bàn hình chữ nhật, bề dài đúng một sải tay em, bề rộng vừa đủ ba gang, hơi xuôi về phía em đặt ghế, tạo tư thế thoải mái khi em ngồi viết. Độ bóng của véc-ni càng làm nổi rõ những đường vân gỗ rất đẹp. Mép bàn phía trước có một đường rảnh dài, lõm xuống giúp em đựng bút, thước, tẩy... khỏi bị lăn xuống theo độ dốc của bàn. Bên dưới mặt bàn là một ngăn hộc khá rộng, em có thể kéo ra đóng vào dễ dàng khi nắm vào cái tay cầm bằng sắt. Trong ngăn hộc này, em đựng dụng cụ học môn kĩ thuật, bộ đò dùng học toán, nhiều hộp phấn viết bảng trắng lẫn màu, thậm chí có cả mớ dây thun tết hình con rết, nắm sỏi tròn để chơi ô quan... Bốn chân bàn là những thanh gỗ vuông to và cứng cáp, các góc mép được bào nhẵn. Ba thanh gỗ dẹp hơn đóng thành hình chữ H ở chân bàn phía gần mặt đất giữ cho các chân bàn được vững vàng chắc chắn hơn.

Mỗi khi học xong em thường thu dọn sách vở và các thứ trên mặt bàn cho gọn ghẽ rồi lau bàn bằng khăn vải mềm. Không bao giờ em lơ đễnh hay cố ý viết, vẽ bậy lên mặt bàn. Vì vậy mà dùng đã nửa năm bàn vẫn còn mới.

Em yêu quý cái bàn này lắm bởi ngày nào nó cũng cùng em học tập miệt mài. Áp má lên mặt bàn, em nghe mát rượi như có ngọn gió nào thổi từ khu rừng xa xưa nơi cây gỗ này sinh sống. Em tưởng như nghe được lời gió thì thầm nhắc nhở: "Cô chủ ơi, gắng học lên! Chúng tôi tin tưởng nhiều ở cô đấy nhé!".

Xem thêm nhiều bài văn mẫu khác tại doctailieu.com:

  • Tả đồ vật mà em yêu thích
  • Tả cái thước kẻ của em

****************

Trên đây là đề thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt đề số 9 có hướng dẫn giải chi tiết từng câu, hy vọng đây sẽ là tài liệu học tập và ôn luyện hữu ích cho các em, đồng thời giúp ích cho các bậc phụ huynh trong quá trình học tập cùng các em. Đừng quên truy cập doctailieu.com để xem thêm nhiều đề thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt khác được Đọc tài liệu cập nhật liên tục nhé! Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao!

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài đọc

Ông Trạng thả diều

   Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi. Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi điều. 

   Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp học nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.

   Thế rồi, vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.

[theo TRINH ĐƯỜNG]

- Trạng: tức Trạng Nguyên, người đỗ đầu kì thi cao nhất thời xưa.

- Kinh ngạc: cảm thấy rất lạ trước điều hoàn toàn không ngờ

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề