Đánh giá giữa lý thuyết với thực tiễn ngân hàng

Sáng ngày 18/3/2023, Khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Quốc tế Miền Đông (BBS EIU) đã tổ chức báo cáo và thảo luận chuyên đề “Ngân hàng, khủng hoảng tài chính và vai trò của nhà nước”. Buổi sinh hoạt chuyên môn này diễn ra trong bối cảnh lãi suất và lạm phát ở nhiều nền kinh tế lớn vẫn đang ở mức cao, hoạt động của hệ thống ngân hàng đang đối diện với nhiều thách thức, đặc biệt là sau sự kiện phá sản của Silicon Valley Bank (SVB) mới đây đã thu hút nhiều nhà chuyên môn và hoạch định chính sách quan tâm đến câu hỏi “có hay không sự phá sản lan rộng trong hệ thống ngân hàng và dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng tài chính?”. Tham dự chương trình có TS Nguyễn Thanh Trọng – Phó Hiệu trưởng, diễn giả khách mời, BCN Khoa, giảng viên và sinh viên Khoa BBS EIU. TS Nguyễn Xuân Hải người đã có nhiều năm nghiên cứu về lý thuyết và thực tiễn hoạt động của hệ thống ngân hàng ở Mỹ (nguyên giảng viên kinh tế tại Đại học Trung văn Hồng Kông, Đại học Johns Hopkins, Đại học Tennessee – Knoxville) đã có bài thuyết trình giới thiệu tổng quan cơ chế hoạt động của ngân hàng từ góc nhìn của kinh tế học; phân tích vài trò của ngân hàng đối với nền kinh tế, cơ chế sụp đổ của ngân hàng qua các nghiên cứu của Bernanke, Diamond và Dybvig (Nobel Kinh tế 2022); vai trò của Nhà nước trong quản lý hệ thống ngân hàng cũng như ứng phó với những rủi ro tiềm ẩn; và ứng dụng phân tích so sánh trường hợp sụp đổ của Lehman Brothers (2008) và Sillicon Valley Bank (2023). Những tình huống thực tế, thời sự về tình hình hoạt động của ngân hàng, kinh tế trong nước và thế giới được các bạn sinh viên quan tâm nêu lên được diễn giả và giảng viên thảo luận, giải đáp đã giúp các bạn sinh viên tiếp thu kiến thức và có được những hiểu biết, thông tin hữu ích, thấy được sự gắn kết giữa lý thuyết học ở nhà trường và thực tiễn sinh động của nền kinh tế. TS Nguyễn Thanh Trọng đại diện Ban Giám hiệu phát biểu đánh giá cao ý nghĩa của buổi sinh hoạt chuyên môn và đề nghị Khoa tiếp tục mở rộng tổ chức các hoạt động chuyên môn giúp sinh viên, giảng viên có những diễn đàn học thuật thảo luận chuyên sâu về các chủ đề có tính thời sự trong nền kinh tế Việt Nam và thế giới.

Một số hình ảnh tại biểu hội thảo

Là tổ chức trung gian tài chính, ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong kết nối giữa khu vực tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế. Các ngân hàng ngày càng bị cạnh tranh bởi các trung gian tài chính phi ngân hàng. Tuy nhiên, sự gia tăng sức ép cạnh tranh sẽ tác động đến ngành ngân hàng như thế nào còn phụ thuộc một phần vào khả năng thích nghi, hiệu quả hoạt động và đặc biệt là hiệu quả tài chính của chính các ngân hàng trong môi trường mới.

Các ngân hàng không có khả năng cạnh tranh sẽ bị thay thế bởi các ngân hàng mạnh hơn. Điều này cho thấy, các ngân hàng càng có hiệu quả tài chính cao thì lợi thế cạnh tranh càng tốt. Hiệu quả tài chính trở thành tiêu chí quan trọng để đánh giá sự tồn tại trong môi trường cạnh tranh. Vì vậy, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Các nghiên cứu trước đều cho rằng, hiệu quả tài chính có thể được đo lường bởi tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) (Phan Thị Hằng Nga và công sự, 2022; Nguyễn Việt Hùng, 2008), hoặc đo lường bằng biên lãi ròng (Đỗ Huyền Trang, 2021). Mỗi quốc gia đều cố gắng hoàn thiện hệ thống pháp lý và năng lực quản trị nhằm duy trì cho hệ thống ngân hàng phát triển lành mạnh. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính, Đặng Thị Minh Nguyệt và cộng sự (2021) cho rằng, quy mô ngân hàng có tác động ngược chiều, năng suất lao động có tác động cùng chiều lên lợi nhuận của ngân hàng. Hơn nữa, khả năng huy động vốn trên vốn chủ sở hữu có tác động ngược chiều, trong khi lạm phát không có tác động tới lợi nhuận của ngân hàng.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2008), ngân hàng có thể chịu tác động bởi nợ xấu và khả năng cho vay. Nguyễn Đình An và Tô Thị Hồng Gấm (2021) cho rằng, quy mô ngân hàng, khả năng cho vay và cơ cấu vốn có tác động đến hiệu quả tài chính của ngân hàng. Điều này được khẳng định qua nghiên cứu của Panayiotis Athanasoglou và cộng sự (2005), theo đó, năng suất lao động, rủi ro tín dụng, chi phí quản lý và tính chất sở hữu có tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh trong ngân hàng tại Hy Lạp.

Trong bối cảnh chuyển đổi số và khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng đại dịch COVID-19 cũng đã làm cho mô hình hoạt động của ngân hàng bị thay đổi.Tuy nhiên, các nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng các nhân tố này đến hiệu quả tài chính của ngân hàng chưa hoàn toàn được thực hiện trong giai đoạn mới. Đây là cơ sở hình thành nên nghiên cứu này.

Tổng quan nghiên cứu

Các nghiên cứu trong nước

Có nhiều nghiên cứu về hiệu quả hoạt động, hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam như: Phan Thị Hằng Nga và cộng sự (2022) nghiên cứu bộ dữ liệu của 21 ngân hàng giai đoạn 2012–2021, đặc biệt khi hoạt động ngân hàng chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Tác giả cho rằng, hiệu quả kinh doanh của các NHTM được đo lường bởi tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA).

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, năng lực quản trị chi phí rủi ro tín dụng, đồng thời đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM Việt Nam. Nghiên cứu cũng đưa ra khuyến nghị các nhà quản trị cần có giải pháp phù hợp để cải thiện hiệu quả kinh doanh khi dịch còn có khả năng kéo dài nhưng vẫn đảm bảo hỗ trợ vốn cho các tổ chức, cá nhân vượt qua khó khăn sau đại dịch COVID-19.

Đặng Thị Minh Nguyệt và cộng sự (2021) đã tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM Nhà nước (NHTMNN)thông qua bộ dữ liệu của 4 ngân hàng: VietinBank, Vietcombank, BIDV và Agribank từ năm 2005 đến 2020. Trong nghiên cứu này, các ngân hàng có hiệu quả được đo lường qua tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản trung bình ̣(ROAA) và tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu trung bình (ROEA). Kết quả nghiên cứu chỉ ra chiều tác động của các biến lên ROAA và ROEA là như nhau; quy mô ngân hàng (BASZ) tác động ngược chiều lên ROAA và ROEA; năng suất lao động (PROD) tác động cùng chiều lên ROAA và ROEA. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra chỉ tiêu huy động vốn trên tổng vốn chủ sở hữu của ngân hàng tác động ngược chiều đến ROEA của các NHTM có vốn Nhà nước chi phối trong thời gian qua; tỷ lệ nợ xấu tác động ngược chiều đến ROAA và ROEA; tỷ lệ lạm phát không tác động tới lợi nhuận ròng trên tổng tài sản, lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của nhóm ngân hàng này trong thời gian qua.

Nguyễn Việt Hùng (2008) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam bao gồm 32 ngân hàng thương mại (bao gồm NHTMNN, NHTMCP) và ngân hàng liên doanh (NHLD) tại Việt Nam, giai đoạn 2001-2005. Tác giả sử dụng phân tích định tính kết hợp với phân tích định lượng, đặc biệt là phân tích bao dữ liệu DEA và mô hình kinh tế lượng (Tobit) để đánh giá hiệu quả hoạt động và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam.