Đánh giá kiểm tra giáo dục

Kiểm tra-đánh giá: Kĩ năng của hiện tại và tương lai. Là một sinh viên sư phạm-một nhà giáo tương lai chúng ta cần có nững chuẩn bị kĩ về phẩm chất và năng lực. Một trong những kĩ năng cần thiết và đặc biệt quan trọng đó là kĩ năng kiểm tra đánh giá. Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu vai trò của kiểm tra đánh giá. Kiểm tra đánh gái có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Kết quả của kiểm tra đánh giá là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học và hoạt động quản lí giáo dục.Kiểm tra đánh giá là một bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học. Dạy học là một quá trình hoạt động có mục đích, kiểm tra đánh giá cung cấp thông tin đánh giá chất lượng và hiệu quả, là động lực để thúc đẩy đổi mới trong dạy học.Kiểm tra đánh giá là công cụ hành nghề quan trọng của giáo viên. Muốn xác định người học đáp ứng như thế nào so với mục tiêu giáo dục đã đề ra người giáo viên phải tiến hành kiểm tra đánh giá. Kiểm tra đánh giá là bộ phận quan trọng của quản lí giáo dục, quản lí chất lượng dạy và học. Kiểm tra đánh giá phát hiện ra các vấn đề, đưa ra quyết định kịp thời nhằm điều chỉnh nội dung, cách thức và điều kiện để đạt được mục tiêu. Mục đích của kiểm tra đánh giá: Mục đích chung là cung cấp thông tin để ra các quyết định về dạy học và giáo dục.Có ba cấp độ đối tượng sử dụng các thông tin này là cấp độ trực tiếp dạy và học, cấp độ hỗ trợ hoạt động dạy và học, cấp độ ra chính sách. Cấp độ đối tượng sử dụng thông tin Người sử dụng thông tin Đặc điểm thông tin Vai trò thông tin Trực tiếp dạy và học Người dạy, người học, phụ huynh Cung cấp thông tin trong suốt quá trình dạy và học Cho biết kết quả có đạt mục tiêu mong muốn hay không. Hỗ trợ hoạt động dạy và học Người quản lí việc dạy và học Cung cấp theo định kì Đưa ra các biện pháp cải tiến nâng cao chất lượng Ra chính sách Người giám sát, các cấp quản lí Cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác. Xác định chất lượng giáo duc, các yếu tố ảnh hưởng, chi phối Mục tiêu của kiểm tra đánh giá được xác định từ mục đích, các mục tiêu cơ bản nhất cũng là ba lĩnh vực phải tập trung đánh giá : Lĩnh vực nhận thức, lĩnh vực kỹ năng, lĩnh vực tình cảm-thái độ. Lĩnh vực Nhận thức Kĩ năng Tình cảm-thái độ Mức độ 6 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá Đơn gỉan đến phúc tạp: bắt trước, thụ động, thao tác theo, tự làm đúng, khớp nối được. Đơn giản đến phức tạp: tiếp nhận, đáp ứng, chấp nhận giá trị, tổ chức, dặc trưng hóa

Đổi mới phương pháp dạy học cần gắn liền với đổi mới về đánh giá quá trình dạy học cũng như đổi mới việc kiểm tra và đánh giá thành tích học tập của HS

1. Nguyên tắc kiểm tra đánh giá có ý nghĩa như thế nào trong kiểm tra đánh giá năng lực học sinh mô đun 3.0

  1. Các nguyên tắc đảm bảo chất lượng trong đánh giá học sinh tiểu học:

Để một hoạt động kiểm tra đánh giá phản ánh đúng năng lực, phẩm chất của học sinh; đồng thời giúp giáo viên thu thập được những thông tin hữu ích về quá trình dạy và học, thì việc kiểm tra đánh giá cần tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT 4 nguyên tắc đánh giá học sinh tiểu học bao gồm:

Bốn nguyên tắc được nêu trên đã bao quát được phần lớn các nguyên tắc thiết kế hoạt động kiểm tra đánh giá mà nhiều tài liệu lí luận giáo dục đã chỉ ra như sau:

1. Đảm bảo tính chuẩn xác

  • Công cụ đánh giá đo lường đúng nội dung, kiến thức, kĩ năng cần đo lường
  • Điểm số thu nhận từ hoạt động đánh giá phản ánh đúng năng lực, phẩm chất của học sinh
  • Mục tiêu và phương pháp đánh giá phải tương thích với mục tiêu và phương pháp giảng dạy
  • Việc xác định và làm rõ các mục tiêu, tiêu chí đánh giá phải được đặt ở mức ưu tiên cao hơn công cụ và tiến trình đánh giá

2. Đảm bảo tính tin cậy

  • Công cụ đánh giá đo lường cho kết quả tương tự ở mỗi lần nó được sử dụng
  • Đảm bảo giáo viên được tập huấn về phương pháp chấm điểm, tiêu chí chấm để kết quả đánh giá giữa các giáo viên là tương đồng

3. Đảm bảo tính công bằng

  • Hình thức đánh giá quen thuộc với học sinh tham gia đánh giá
  • Lượng kiến thức kĩ năng cần kiểm tra phù hợp với năng lực và trình độ của học sinh, không chứa hàm ý đánh đố học sinh, giúp học sinh vận dụng phát triển kiến thức và kĩ năng đã học.
  • Giáo viên tiến hành đánh giá bài làm, sản phẩm của học sinh tuân thủ đúng qui trình, đảm bảo không thiên vị bất kì học sinh nào.

4. Đảm bảo tính chân thực

  • Hoạt động và nội dung đánh giá phản ánh thực tế học tập và sử dụng kiến thức, kỹ năng cần đánh giá của học sinh trong chương trình học.
  • Hoạt động và nội dung đánh giá gắn với thực tế đời sống xã hội

5. Đảm bảo tính thực tế và hiệu quả

  • Hoạt động đánh giá phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực của cơ sở giáo dục

6. Đảm bảo tính tác động

  • Kết quả đánh giá có tính ảnh hưởng/tác động tới thực tế giảng dạy của giáo viên, giúp giáo viên đánh giá được hiệu quả của công tác giảng dạy, đồng thời có những điều chỉnh cho phù hợp với năng lực của học
  • Hoạt động đánh giá ảnh hưởng tới thực tế học tập của học sinh, giúp học sinh nhìn nhận và đánh giá đúng năng lực trình độ củamình.
  • Hoạt động đánh giá có tác động ở phạm vi rộng hơn, giữa gia đình – nhà trường – xã hội; chịu sự ảnh hưởng của những thay đổi về mặt chính sách ở tầm vĩ mô.

Các nguyên tắc trong kiểm tra đánh giá học sinh tiểu học với mô tả về các nguyên tắc đó được thể hiện trong bảng sau:

Nguyên tắc

Mô tả

1. Tính chuẩn xác

Công cụ đánh giá đo lường đúng nội dung, kiến thức, kĩ năng cần đo lường

2. Tính tin cậy

Công cụ đánh giá đo lường cho kết quả tương tự ở mỗi lần nó được sử dụng

3. Tính công bằng

Hình thức đánh giá quen thuộc với học sinh tham gia đánh giá

4. Tính chân thực

Hoạt động và nội dung đánh giá gắn với thực tế đời sống xã hội

5. Tính thực tế

Hoạt động đánh giá phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực của cơ sở giáo dục

6. Tính tác động

Công cụ đánh giá đo lường cho kết quả tương tự ở mỗi lần nó được sử dụng

II. Các nguyên tắc đảm bảo chất lượng bài kiểm tra trắc nghiệm:

Do tính phổ biến của phương pháp đánh giá bằng bài kiểm tra viết sử dụng các câu hỏi dạng trắc nghiệm có nhiều lựa chọn như hiện nay, phần nội dung này của mô- đun đề cập đến các nguyên tắc trong xây dựng các câu hỏi, tiểu mục bài kiểm tra dạng này.

Trong cuốn “Developing and Validating Test Items” [tạm dịch là “Xây dựng và Xác trị tiểu mục đề thi”, Haladyna và Rodriguez [2013, tr.91] đã đưa ra 22 hướng dẫn liên quan đến việc viết các câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn như sau:

Chủ Đề