Đánh giá lớp 6 học những môn gì 2022

Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 6 năm học 2021-2022 được thực hiện theo quy định tại Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20/7/2022, cụ thể như sau:

1. Kết quả học tập của học sinh theo môn học

a] Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét

– Trong một học kì, kết quả học tập mỗi môn học của học sinh được đánh giá theo 01 [một] trong 02 [hai] mức: Đạt, Chưa đạt.

+ Mức Đạt: Có đủ số lần kiểm tra, đánh giá theo quy định tại Thông tư này và tất cả các lần được đánh giá mức Đạt.

+ Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.

– Cả năm học, kết quả học tập mỗi môn học của học sinh được đánh giá theo 01 [một] trong 02 [hai] mức: Đạt, Chưa đạt.

+ Mức Đạt: Kết quả học tập học kì II được đánh giá mức Đạt.

+ Mức Chưa đạt: Kết quả học tập học kì II được đánh giá mức Chưa đạt.

b] Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số

– Điểm trung bình môn học kì [sau đây viết tắt là ĐTBmhk] đối với mỗi môn học được tính như sau:

ĐTBmhk = [TĐĐGtx + 2 x ĐĐGgk + 3 x ĐĐGck] : [Số ĐĐGtx+ 5]

TĐĐGtx: Tổng điểm đánh giá thường xuyên.

– Điểm trung bình môn cả năm [viết tắt là ĐTBmcn] được tính như sau:

ĐTBmcn = [ĐTBmhkI + 2 x ĐTBmhkII] : 3

ĐTBmhkI: Điểm trung bình môn học kì I.

ĐTBmhkII: Điểm trung bình môn học kì II.

2. Kết quả học tập trong từng học kì, cả năm học

Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số, ĐTBmhk được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong từng học kì, ĐTBmcn được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong cả năm học. Kết quả học tập của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 [một] trong 04 [bốn] mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.

a] Mức Tốt:

– Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.

– Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 6,5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 8,0 điểm trở lên.

b] Mức Khá:

– Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.

– Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 6,5 điểm trở lên.

c] Mức Đạt:

– Có nhiều nhất 01 [một] môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Chưa đạt.

– Có ít nhất 06 [sáu] môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên; không có môn học nào có ĐTBmhk, ĐTBmcn dưới 3,5 điểm.

d] Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.

3. Điều chỉnh mức đánh giá kết quả học tập

Nếu mức đánh giá kết quả học tập của học kì, cả năm học bị thấp xuống từ 02 [hai] mức trở lên so với mức đánh giá tại điểm a, điểm b Mục 2 chỉ do kết quả đánh giá của duy nhất 01 [một] môn học thì mức đánh giá kết quả học tập của học kì đó, cả năm học đó được điều chỉnh lên mức liền kề.

Nội dung này được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn số 2613/BGDĐT-GDTrH triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học cho năm học 2021-2022.

Theo đó, năm học 2021-2022, các cơ sở giáo dục trung học thực hiện đồng thời chương trình giáo dục phổ thông 2018 với lớp 6 theo hướng mở và xuất hiện một số môn mới.


Học sinh lớp 6 học nhiều môn mới từ năm học 2021-2022 [Ảnh minh họa]

Cụ thể:

- Môn Lịch sử và Địa lý: Chương trình môn Lịch sử và Địa lý bao gồm phân môn Lịch sử và phân môn Địa lý, mỗi phân môn được thiết kế theo nội dung riêng. Trong đó có nhiều nội dung dạy học liên quan được bố trí gần nhau để hỗ trợ nhau.

Đặc biệt, nội dung Lịch sử tích hợp trong những phần phù hợp với nội dung Địa lý và nội dung Địa lý tích hợp trong những phần phù hợp với nội dung Lịch sử.

Các bài kiểm tra, đánh giá định kỳ sẽ gồm nội dung phân môn Lịch sử và phân môn Địa lý theo tỷ lệ phù hợp với nội dung và thời lượng dạy học của mỗi phân môn đến thời điểm kiểm tra, đánh giá.

- Môn Khoa học tự nhiên: Môn này bao gồm các chủ đề về chất và sự biến đổi của chất, vật sống, năng lượng và sự biến đổi, trái đất và bầu trời.

- Nội dung giáo dục của địa phương: Bao gồm những vấn đề cơ bản về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp… của địa phương đó.

- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp: Bao gồm các nội dung hoạt động trong và ngoài nhà trường với các hình thức chủ yếu như sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục theo chủ đề, hoạt động câu lạc bộ.

Căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường, Hiệu trưởng phân công giáo viên dạy học các chủ đề trong các môn học nêu trên phù hợp với năng lực của giáo viên.

Công văn này ban hành ngày 23/6/2021.

Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Chủ Đề