Đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh tiểu học

Trình bày các nội dung sau:
1/Phẩm chất &năng lực của HS tiểu hoc
2/Cấu trúc của năng lực hành động
3/Năng lực cốt lõi của HS tiểu học & năng lực đặc thù trong HĐTN
4/Yêu cầu cần đạt về phẩm chất & năng lực trong HĐTN
Bài làm
1. Phẩm chất và năng lực của học sinh tiểu học
- Chương trình giáo dục phổ thơng mới sẽ hình thành và phát triển cho học sinh 5
phẩm chất và 10 năng lực.
5 phẩm chất đó là Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
Đây chính là 5 phẩm chất nền tảng giúp học sinh rèn luyện bản thân và hiểu được những
phẩm chất quý giá của dân tộc mình:
 Yêu nước: Đây là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam, được xây dựng
và bồi đắp qua các thời kỳ từ khi ông cha ta dựng nước vàgiữ nước. Tình yêu
đất nước được thể hiện qua tình yêu thiên nhiên, di sản, yêu người dân đất nước
mình; tự hào và bảo vệ những điều thiêng liêng đó.
 Nhân ái: Nhân ái là biết yêu thương, đùm bọc mọi người; yêu cái đẹp, yêu cái
thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ người
khác.
 Chăm chỉ: Đức tính chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham
gia cơng việc chung sẽ giúp các em rèn luyện, phát triển bản thân để đạt được
những thành công lớn lao trong tương lai.
 Trung thực: Dù một người có giỏi đến đâu mà thiếu đi đức tính này thì vẫn là
kẻ vơ dụng.. Bởi thế nên ngay từ nhỏ, các học sinh cần được rèn luyện tính thật
thà, ngay thẳng và biết đứng ra bảo vệ lẽ phải.
 Trách nhiệm: Chỉ khi một người có trách nhiệm với những gì mình làm thì đó
mới là khi họ trưởng thành và biết cống hiến sức mình cho một xã hội tốt đẹp
hơn
- Trong chương trình giáo dục phổ thông mới các em học sinh không chỉ được
phát triển 5 phẩm chất nêu trên mà cịn được hình thành và phát triển 10 năng
lực thiết yếu để từ đó phát huy và vận dụng tối đa khả năng của mình vào thực

tiễn.

10 năng lực cần phát triển cho học sinh đó là: NL Tự chủ và tự học, NL giao tiếp và
hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tính tốn, NL ngơn ngữ, Nl thể chất, NL
tìm hiểu TNXH, NL tin học, Nl công nghệ, NL thẩm mỹ.10 năng lực đó được chia ra
thành 2 nhóm năng lực chính là năng lực chung và năng lực chuyên môn.
Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền tảng cho mọi
hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. Các năng lực này
được hình thành và phát triển dựa trên bản năng di truyền của con người, quá trình giáo
dục và trải nghiệm trong cuộc sống; đáp ứng yêu cầu của nhiều loại hình hoạt động khác
nhau. Nhưng năng lực chung sẽ được nhà trường và giáo viên giúp các em học sinh phát
triển trong chương trình giáo dục phổ thông là:
 Tự chủ và tự học
 Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác.
 Giải quyết vấn đề theo nhiều cách khác nhau một cách sáng tạo và triệt để.
Năng lực chuyên mơn là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các
năng lực chung theo định hướng chun sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động,
cơng việc hoặc tình huống, mơi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên
biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động. Đây cũng được xem như một
năng khiếu, giúp các em mở rộng và phát huy bản thân mình nhiều hơn. Các năng lực
chun mơn được rèn luyện và phát triển trong chương trình giáo dục phổ thơng mới là:
 Ngơn ngữ
 Tính tốn
 Tin học
 Thể chất
 Thẩm mỹ

Cơng nghệ

 Tìm hiểu tự nhiên và xã hội
Đây chính là 5 phẩm chất và 10 năng lực mà chương trình giáo dục phổ thơng mới chú
trọng hình thành và phát triển các em học sinh, nhờ vậy mà học sinh phổ thông sẽ được
phát triển toàn diện hơn.
2. Cấu trúc của năng lực hành động
- Năng lực hành động chính là sự giao thoa giữa các thành phần năng lực chuyên
môn, năng lực cá thể, năng lực xã hội và năng lực phương pháp. Trong đó cụ thể như
sau:

- Năng lực chuyên môn là: Khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như
đánh giá kết quả một cách độc lập, có phương pháp và chính xác về mặt chun
mơn. Khả năng tư duy logic, phân tích, tổng hợp và trừu tượng, khả năng nhận biết
các mối quan hệ hệ thống và quá trình
- Năng lực cá thể là: Khả năng xác định, suy nghĩ và đánh giá được những cơ hội phát
triển cũng như những giới hạn của mình, phát triển được năng khiếu cá nhân cũng
như xây dựng kế hoạch cho cuộc sống riêng và hiện thực hố kế hoạch đó; Những
quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi phối các hành vi ứng xử.
- Năng lực xã hội là: Khả năng đạt được mục đích trong những tình huống xã hội cũng
như trong những nhiệm vụ khác nhau với sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên
khác. Trọng tâm là ý thức được trách nhiệm của bản thân cũng như của những người
khác, tự chịu trách nhiệm, tự tổ chức.
- Có khả năng thực hiện các hành động xã hội, khả năng cộng tác và giải quyết xung
đột.
- Năng lực phương pháp là: Khả năng hành động có kế hoạch, định hướng mục đích
trong việc giải quyết các nhiêm vụ và vấn đề.Trung tâm của năng lực PP là những
cách thức nhận thức, xử lý, đánh giá, truyền thụ và giới thiệu

3. Năng lực cốt lõi của HS tiểu học & năng lực đặc thù trong HĐTN

Theo chương trình giáo dục phổ thơng mới, chúng ta thấy có 10 năng lực cho học sinh tiểu
học. Trong đó mỗi mơn học lại quy định các năng lực đặc thù dựa trên 10 năng lực chung.
Ví dụ: - mơn Tốn: năng lực tư duy và lập luận tốn học, năng lực mơ hình hóa tốn học,
năng lực giải quyết vấn đề tốn học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng các cơng
cụ và phương tiện học tốn; phát triển kiến thức, kỹ năng then chốt và tạo cơ hội để học
sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào đời sống thực tiễn

- Mơn Tiếng Việt: kĩ năng nghe nói, đọc, viết -> năng lực giao tiếp, thẩm mỹ, năng
lực tư duy, đặc biệt là năng lực lập luận, phản biện, năng lực tưởng tượng
• Mơn Khoa học: nhận thức thế giới tự nhiên và con người; tìm hiểu thế giới tự nhiên và
con người; giải quyết các vấn đề liên quan đến sự vật hiện tượng, con người; giao tiếp,
sử dụng các thuật ngữ khoa học thơng thường
• Địa lý: năng lực tư duy lãnh thổ, năng lực sử dụng bản đồ…
• Lịch sử: năng lực tái hiện lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng
Vậy nên sẽ có ba năng lực chung là cốt lõi nhất dành cho học sinh tiểu học đó Năng lực tự
chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Đối với Hoạt động trải nghiệm thì năng lực đặc thù là: năng lực thích ứng, năng lực định
hướng nghề nghiệp, năng lực tham gia và tổ chức hoạt động.
4. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất & năng lực trong HĐTN
• Về phẩm chất:
Theo Văn bản dự thảo CTGDPT mới, Thông qua Hoạt động trải nghiệm, yêu cầu cần đạt của
học sinh về phẩm chất là:
• Yêu thiên nhiên, quê hương đất nước, biết rung cảm với cảnh quan, môi trường, danh
lam thắng cảnh, di tích,... của quê hương, đất nước.

Bước đầu nhận ra được ý nghĩa và giá trị của bản thân và những người gần gũi, quan
tâm về sức khoẻ thể chất và tinh thần cho bản thân và những người xung quanh, có hành
vi văn hố trong ứng xử với bản thân và mọi người.

Thể hiện trách nhiệm với bản thân [học tập và rèn luyện], trách nhiệm với gia đình
[quan hệ gia đình, sinh hoạt gia đình], trách nhiệm với cộng đồng [ý thức tuân thủ các
quy định nơi cơng cộng].

• Trung thực với bản thân và người khác.
• Chăm chỉ trong học tập và rèn luyện
- Về năng lực:
• Năng lực thích ứng với cuộc sống

• Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động

• Năng lực định hướng nghề nghiệp

Chủ Đề