Đánh giá tâm lý học sinh

Có thể nói so với nhiều quốc gia có nền giáo dục tiên tiến, học sinh phổ thông của Việt Nam chúng ta thuộc nhóm phải chịu gánh nặng, áp lực học tập nặng nề nhất.

Trẻ không chỉ có học và học mà cần cân bằng giữa học tập và các hoạt động giải trí, tập luyện thể thao - Ảnh: N.HUY

Nếu nói rằng đi học là hạnh phúc, mỗi ngày đến trường là một ngày vui thì trên thực tế, nhiều học sinh của chúng ta rất sợ đến trường, rất sợ đi học và nếu có một nghiên cứu thực nghiệm thì chắc chắn quá trình học phổ thông là một trong những ký ức không thể nào quên của nhiều em học sinh. Và theo thiển ý của chúng tôi, đó là một ký ức không mấy tốt đẹp.

Nghịch lý

Vì sao con em học sinh của chúng ta còn mãi khổ vì học? Có một điều hết sức nghịch lý ở đất nước chúng ta là trong thời kỳ còn nhiều khó khăn trước đây, nền giáo dục nói chung, phương tiện học tập, điều kiện học tập còn nhiều thiếu thốn và lạc hậu nhưng những thế hệ học sinh lúc đó không gặp nhiều áp lực và nhiều nỗi khổ khi đến trường như học sinh ngày nay.

Nghịch lý là ở đó, lẽ ra khi điều kiện kinh tế, điều kiện học tập, tri thức giáo dục, phương tiện giáo dục ngày càng hiện đại và tiên tiến thì học sinh phải được học nhẹ nhàng hơn, thuận lợi hơn nhưng thực tế là ngược lại vì càng cải cách, càng đổi mới thì học sinh lại càng chịu nhiều áp lực hơn và đây là một điều vô cùng phi lý.

Lý giải cho điều này thì tất cả các phân tích lâu nay đều quy về hai yếu tố chính, đó là chương trình giáo dục nặng, đòi hỏi nhiều kiến thức hàn lâm, chuyên sâu vốn chưa cần thiết ở bậc giáo dục phổ thông. Hệ quả là các em phải học thêm gấp đôi, gấp ba thời lượng học tập bình thường thì mới có thể tiêu hóa hết những yêu cầu từ chương trình học.

Một lý giải khác là quy trách nhiệm cho phụ huynh học sinh khi nhiều phụ huynh luôn đòi hỏi con cái mình phải có điểm số cao trong các kỳ thi. Từ đó, nhiều phụ huynh buộc con cái phải học thêm rất nhiều và điều này đặt lên vai học sinh một gánh nặng rất lớn.

Không thể chỉ có học và... học

Những lối lý giải trên đều chính xác nhưng chưa phải là tất cả. Theo chúng tôi, một trong những điều bất thường là hình như chúng ta đang bỏ quên vấn đề tâm sinh lý lứa tuổi học sinh. Cảm giác của chúng tôi là chương trình giáo dục và những đòi hỏi của phụ huynh hoàn toàn không đoái hoài đến tâm lý, nhận thức của các em.

Nếu quan tâm thì chúng ta hãy thử xem với độ tuổi các em, các em có thể chịu đựng được những áp lực, những đòi hỏi quá mức đó hay không? Làm sao những đứa trẻ có thể phát triển bình thường khi cuộc sống trong một ngày của các em chỉ có học ở trường và học ở nơi học thêm và chỉ giải trí bằng chiếc điện thoại?

Vì vậy chúng tôi đề nghị ngành giáo dục, nhà trường và phụ huynh học sinh cần phải thiết kế kiểu giáo dục có tính đến những yếu tố tâm sinh lý của học sinh. Và đặc biệt là cần trả lời được câu hỏi then chốt nhất: chúng ta muốn con cái mình, thế hệ tương lai trở thành một con người như thế nào? Chúng ta chỉ muốn các em là những người có điểm 10 các môn toán, lý, hóa rồi thôi và chẳng quan tâm gì đến sự phát triển kỹ năng, phẩm chất, nhân cách và tinh thần bình thường của các em chăng?

Trẻ được các chuyên gia tâm lý nhiều kinh nghiệm chăm sóc và thực hiện các bài kiểm tra đánh giá các khía cạnh như tình cảm, cảm xúc, hành vi và sự phát triển. Từ đó cha mẹ và giáo viên có cái nhìn tổng quan về bé và đưa ra các giải pháp phù hợp và chu đáo hơn.

Phát triển tiền ngôn ngữ cho trẻ từ 18 tháng

Với mục tiêu giúp trẻ tiếp cận ngôn ngữ và phát triển khả năng giao tiếp. Chương trình được thiết kế dựa trên nền tảng khoa học và tiên tiến, đảm bảo trẻ em được tiếp cận các hoạt động phù hợp tuổi và các công cụ giáo dục đa dạng.

Can thiệp rối loạn ngôn ngữ

Điều rất quan trọng là khách hàng phải chú ý đến quá trình adipiscing. Một lựa chọn, và không ai muốn nó. Thật vậy, thật sai lầm khi chọn những nỗi đau lớn, toàn bộ, lời khen ngợi dễ dàng khi chúng ta buộc tội bất kỳ thú vui tiện lợi nào. Cô, kết quả.

Đánh giá trí tuệ toàn diện | WISC-IV & WISC-V

Hiểu biết về trí tuệ của trẻ nhỏ giúp phụ huynh và giáo viên có những phương pháp giảng dạy và trợ giúp phù hợp cho trẻ. Đánh giá này sẽ bao gồm các khía cạnh như ghi nhận khả năng tư duy, trí nhớ, khả năng giải quyết vấn đề và cả khả năng giao tiếp của trẻ. Đây là điều quan trọng để hiểu và giúp trẻ phát triển toàn diện

Đánh giá năng lực học tập | YCAT-2

Những khía cạnh quan trọng của năng lực học tập của trẻ bao gồm khả năng tư duy logic, vốn kiến thức chung, khả năng phát triển ngôn ngữ, khả năng đọc và viết, khả năng tập trung và khả năng giải quyết vấn đề. Dựa trên kết quả đánh giá, chuyên gia sẽ đưa ra định hướng giáo dục phù hợp giúp giáo viên và phụ huynh hỗ trợ trẻ phát triển năng lực trong quá trình học tập của trẻ.

Chuyển đổi hành vi tích cực cho trẻ | Ctrs-28, YSR-VN-2.04

Trẻ em có thể rơi vào các trạng thái tiêu cực do rối loạn tâm lý như rối loạn ngôn ngữ, chậm nói, rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn hành vi, gây hại bản thân, kì thị cùng lứa. Chương trình đánh giá nhằm nhận diện sớm các rối nhiễu, giúp ngăn ngừa hành vi tiêu cực, hạn chế việc con bùng phát các hành vi khó kiểm soát. Đồng thời hướng dẫn ba mẹ cách đồng cảm với con và cùng con chia sẻ cảm xúc đúng cách.

Đánh giá rối loạn chuyên biệt trong học tập

Xác định loại rối loạn chuyên biệt trong học tập mà trẻ mắc phải bao gồm rối loạn tăng động giảm chú ý [ADHD], bất thường học tập, rối loạn tự kỷ, rối loạn trong phát âm, rối loạn lưỡng cực, và nhiều hơn nữa. Các chuyên gia còn xem xét các khía cạnh như khả năng nhận thức, hành vi, ngôn ngữ, tâm lý và xã hội của trẻ.

Kỹ năng hòa nhập cho trẻ

Chương trình được thiết kế để giúp trẻ tăng cường kỹ năng xã hội, phát triển tình bạn và các kỹ năng sống cơ bản. Các chuyên gia tâm lý sẽ giúp trẻ hiểu và tạo ra các mối quan hệ xã hội, từ đó giúp trẻ tăng cường sự tự tin và vượt qua những rào cản trong cuộc sống

Chủ Đề