Đánh giá tình hình lúa gạo 9 tháng 2023 năm 2024

Với sản lượng xuất khẩu 7,18 triệu tấn sau 10 tháng 2023, ngành gạo mang về doanh thu xấp xỉ 4 tỷ USD, thiết lập kỷ lục cao nhất từ trước tới nay.

Kỷ lục về xuất khẩu gạo với doanh thu xấp xỉ 4 tỷ USD đã được xác lập trong 10 tháng của năm 2023.

Được hưởng lợi từ sự biến động của thị trường lúa gạo, khi các quốc gia xuất khẩu lớn siết chặt hoạt động xuất khẩu, ngành lúa gạo trong nước đã tận dụng tối đa cơ hội này để tăng tốc xuất khẩu và thu về kết quả ấn tượng.

Số liệu của Tổng cục Thống kê, tháng 10/2023, xuất khẩu gạo đạt 700.000 tấn, trị giá 433 triệu USD, giảm 1,8% về lượng nhưng tăng 27%% về trị giá so với tháng 10/2022.

Lũy kế 10 tháng, toàn ngành lúa gạo đã xuất khẩu 7,18 triệu tấn sau 10 tháng 2023, doanh thu xấp xỉ 4 tỷ USD, tăng lần lượt 17% và 34,9% về trị giá so với cùng kỳ.

Với doanh thu xấp xỉ 4 tỷ USD đã đánh dấu kỷ lục về thu ngoại tệ của ngành gạo. Cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu đi các thị trường đúng định hướng, gia tăng giá trị cho hạt gạo với các chủng loại như: gạo thơm, gạo nếp, gạo trắng cao cấp,…

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục duy trì ở mức cao. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam [VFA], hiện giá gạo xuất khẩu 5% tấm ở mức 643 USD/tấn; cao hơn hàng cùng loại của Thái Lan và Pakistan lần lượt là 79 USD/tấn và 80 USD/tấn. Gạo tấm 25% của Việt Nam giao dịch ở mức 628 USD/tấn, cao hơn hàng cùng loại của Thái Lan và Pakistan lần lượt là 106 USD/tấn và 140 USD/tấn.

Từ đầu năm đến nay, ASEAN và Trung Quốc là hai thị trường xuất khẩu chính của gạo Việt Nam. Số liệu 9 tháng ghi nhận, xuất khẩu gạo sang ASEAN đạt 3,82 triệu tấn, tăng 28%; Trung Quốc đạt 859 nghìn tấn, tăng 37,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung, lượng gạo xuất sang 2 thị trường đạt 4,68 triệu tấn, chiếm 73% lượng gạo xuất khẩu của cả nước.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với sản lượng lúa dự kiến cả năm đạt trên 43 triệu tấn, ngoài đảm bảo an ninh lương thực trong nước, chế biến, làm giống, chăn nuôi, Việt Nam có thể xuất khẩu trên 7,5 - 8 triệu tấn gạo trong năm 2023.

Dự báo, giá gạo xuất khẩu từ nay đến cuối năm vẫn sẽ duy trì ở mức cao do nhu cầu nhập khẩu gạo của các thị trường tiêu thụ lớn vẫn còn [Philippines, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và châu Phi] trong khi nguồn cung gạo từ các quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới như Ấn Độ, Pakistan hạn chế.

Để tận dụng cơ hội thị trường, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo trong dài hạn theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương đang phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội và thương nhân đảm bảo: tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa với giá có lợi cho người nông dân; duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu theo quy định; cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, góp phần bình ổn giá thóc, gạo trong nước và tạo thuận lợi giao thương, bảo đảm xuất khẩu có hiệu quả.

Hiện nay, tỉnh Tiền Giang đang tận dụng lợi thế phát triển của mình, đẩy mạnh xuất khẩu gạo, thu hút ngoại tệ, nâng cao thu nhập cho nông dân, đưa nông nghiệp và nông thôn đi lên, đóng góp vào sự thành công của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Theo cập nhật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 9, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt giá trị 490 triệu USD và đưa tổng kim ngạch xuất khẩu trong 9 tháng lên con số cao kỷ lục 3,66 tỉ USD. Sản lượng xuất khẩu 9 tháng của năm 2023 là 6,6 triệu tấn.

Xuất khẩu gạo Việt Nam đạt giá trị lịch sử chỉ sau 9 tháng

CÔNG HÂN

Lịch sử xuất khẩu ngành lúa gạo 34 năm lần đầu tiên ghi nhận con số này. Kỷ lục cũ là 3,65 tỉ USD đạt được vào năm 2011; nhưng khi có tổng sản lượng xuất khẩu cả năm đến 7,1 triệu tấn.

Xuất khẩu gạo đạt kết quả lịch sử này nhờ Việt Nam tận dụng tốt cơ hội thị trường trong tháng 8 và 9.2023. Cụ thể trong tháng 8, khối lượng gạo xuất khẩu ước đạt 950.000 tấn với giá trị 553 triệu USD. Trong tháng 9, Việt Nam tiếp tục xuất khẩu khoảng 800.000 tấn gạo với giá trị khoảng 490.000 USD. Việt Nam trở thành nguồn cung gạo lớn nhất thế giới trong 2 tháng này.

Trong suốt giai đoạn trên, giá gạo tiêu chuẩn 5% tấm của Việt Nam dao động trong khoảng từ 620 - 645 USD/tấn, ngoài ra gạo phẩm cấp thấp hơn là 25% tấm cũng có lúc lên tới mức 623 USD/tấn. Như vậy chỉ trong 2 tháng qua, Việt Nam đã cung cấp cho thị trường thế giới gần 1,8 triệu tấn gạo; vừa góp phần bảo đảm nguồn cung cho thế giới vừa mang lại lợi ích kinh tế cho người trồng lúa.

Ở thời điểm hiện tại, giá gạo các nước đang có xu hướng giảm thì gạo Việt Nam vẫn đang ở mức cao nhất thế giới, gạo 5% tấm của Việt Nam 613 USD/tấn, Thái Lan 590 USD/tấn còn Pakistan là 588 USD/tấn.

Lịch sử xuất khẩu gạo của Việt Nam

THANH NIÊN

So với cơn sốt giá gạo năm 2008, năm nay, Việt Nam đã tận dụng tốt cơ hội thị trường. Trong những tháng cuối năm, thời điểm vào vụ thu hoạch chính của một số nước như: Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan, Myanmar… có khả năng chính sách xuất nhập khẩu gạo có thể thay đổi ảnh hưởng đến giá gạo thế giới. Một trong những chính sách được quan tâm nhất là thuế xuất khẩu 20% đối với mặt hàng gạo đồ của Ấn Độ sẽ hết hạn vào ngày 15.10. "Chính sách này sẽ được tiếp tục duy trì hay chấm dứt?" - đây là vấn đề lớn mà thị trường thế giới quan tâm.

Đối với Việt Nam, dựa trên diện tích gieo trồng và năng suất dự kiến, ước tính trong 3 tháng cuối năm 2023 Việt Nam có thể phấn đấu tiếp tục xuất khẩu thêm trên 1 triệu tấn gạo các loại và tiếp tục lập kỷ lục về sản lượng xuất khẩu cao nhất lịch sử; sản lượng sẽ đạt khoảng 7,5 - 7,6 triệu tấn, giá trị khoảng 4,3 tỉ USD.

Chủ Đề