Đào tự ngâm để được bao lâu

Your browser is no longer supported. Update it to get the best YouTube experience and our latest features. Learn more

Remind me later

KINH NGHIỆM HAYBữa cơm gia đình

Các mẹ của chúng ta đang tất bật ngâm đào nữa rồi. Đào ngâm quả thật là món hấp dẫn suốt mùa này, để cho món đào được ngon hơn, bảo quản lâu hơn nữa, các mẹ nhớ để ý một vài điều sau đây nha:- Cho thêm đường vào nước ngâm đào để tránh lên men hoặc có thể thêm 1 thìa nhỏ mật ong để đào có hương vị thơm ngon tự nhiên.- Giữ đào tránh xa các thiết bị, máy móc có hơi nóng như lò nướng, bếp, lò vi sóng.- Có thể bảo quản trong tủ lạnh để hương vị được bảo đảm, nhưng đừng bỏ nơi cánh cửa tủ hoặc hông tủ [nhiệt độ thường thay đổi thất thường] nhé.- Luôn nhớ lau sach nắp hộp khi sử dụng, chống lên mốc- Dùng hũ thủy tinh, hũ nhựa sạch. Với đào đóng lon, sau khi mở nắp, cần chuyển đào sang hũ để giữ lâu hơn.- Vệ sinh thìa muỗng, kẹp dùng để gắp đào.- Đừng đổ nước ngâm đào đi. Phần nước này giúp giữ ẩm cho miếng đào cũng như tạo hương vị, chống lên men Công thức ngâm đào tại nhà ngon như ngoài hàng cho các mẹ:

Ảnh internet.

- Rửa sạch vỏ đào, ngâm vào nước muối pha loãng khoảng 5'.- Gọt vỏ đào, ngâm ngay vào nước chanh pha loãng để không bị thâm.- Tách đào và bỏ hột. Để ráo nước.- Đun nước đường ngâm đào với tỷ lệ 1 đường: 2 nước, đun trên lửa liu riu khoảng 15p, nước đường hơi cô, màu cánh gián là được.- Đợi nước đường nguội, cho đào vào lọ thủy tinh và rưới nước đường lên.Chúc các mẹ có những món ngon với quả đào suốt mùa.

Bắc nồi lên bếp, bật lửa vừa rồi cho vào nồi 250gr đường, 30ml nước, đun đến khi thấy đường chuyển màu thì bạn dùng đũa khuấy đều tay.

Khi đường đã chuyển hết thành màu vàng, cho ngay 570ml nước vào nồi, tiếp tục khuấy đều để đường tan hết, lúc này cho đào vào nấu. Nước sôi lại khoảng 5 phút, tắt bếp.

Nấu xong vớt đào ra bát riêng, nước cốt để bát riêng, chờ nguội. Nước cốt nguội thì vắt 2 muỗng cà phê nước cốt chanh, khuấy đều.

Lưu ý:

  • Trong quá trình đợi đường lên màu không dùng đũa khuấy sẽ dễ vón cục và lại đường.
  • Không nên để đường lên màu cánh gián, vì nước cốt bị đậm quá, không đẹp.
  • Để đào không bị quá nhừ, không đậy nắp nồi trong lúc nấu.
  • Nếu dùng đào lông, thì sau khi nước sôi lại nấu thêm khoảng 3 phút là được.
  • Nếu thích ăn đào giòn hơn, thì giảm 1 phút nấu.
  • Nước cốt chanh giúp nước đào ngâm thanh hơn và khi pha trà hay nước uống cũng ngon hơn [nếu đào chua quá thì bỏ qua bước vắt chanh này].

Công thức đào ngâm ngon giòn, bảo quản được lâu

Mùa đào đã đến rồi, cùng trổ tài làm đào ngâm tại nhà để được ăn thỏa thích không phải tốn nhiều tiền ra ngoài hàng quán nữa. Đào ngâm homemade vừa giòn vừa ngọt thanh, cách làm lại cực kì đơn giản, đảm bảo an toàn không chứa các chất bảo quản như đào hộp đâu nha.

Nguyên liệu:

  • 1kg đào tươi [chọn quả hơi chín sẽ ngọt & thơm]
  • 700gr đường trắng hoặc đường vàng
  • 300ml nước
  • 2 quả chanh
  • 1 ít muối tinh

Cách làm:

Chuẩn bị sẵn 1 chậu nước có pha chút muối và vắt 1 quả chanh.

Đào rửa sạch, tách múi cau [mình tách làm 5] rồi thả luôn vào chậu nước đã pha ở trên. Tách hết múi rồi mới gọt vỏ từng miếng, sau đó rửa sạch lại để ráo.

Cho 100gr đường vào nồi chưng lên như chưng nước hàng nhưng chỉ để đường hơi vàng thôi rồi cho 300ml nước vào luôn nếu không đường sẽ bị đen quá. Cho nốt phần đường còn lại vào đun sôi.

Nước đường sôi thì cho đào vào đun sôi lại tầm 5 phút thấy đào trong là được. Tắt bếp vớt ngay đào ra âu nước lọc nhiều đá để đào được giòn.

Nước đường nguội mới vắt 1 quả chanh vào [để nước cốt dịu không bị ngọt gắt].

Cho đào vào lọ rồi đổ nước đường vào sau đó bảo quản tủ lạnh uống dần.

Cách pha trà đào:

Nhúng 2 gói trà Cozy đào vào nc sôi 3-5′ cho trà phai hết [bạn có thể thay bằng Lipton, Dilmah hay loại khác tùy sở thích].

Cho vài miếng đào và nước cốt vào cốc sau đó thêm đá rót trà Cozy vào rồi khuấy đều thưởng thức.

Lưu ý:

Bạn có thể chọn đào chín hoặc đào xanh tùy theo sở thích, đào chín ăn sẽ mềm, đào xanh ăn sẽ giòn hơn.

Đào xanh muốn lên màu vàng đẹp như đào chín thì bạn thắng đường hơi vàng nâu, sau khi ngâm đào sẽ có màu vàng rất đẹp.

Bạn có thể gọt vỏ hoặc không gọt vỏ đều được, tuy nhiên gọt vỏ đào ăn sẽ giòn và không bị dai.


You may also like

  1. 50 công thức món ăn mặn hàng ngày ngon cơm dễ làm
  2. Cách làm 30 món chè, kem, thạch ngọt mát đơn giản mà ngon miệng
  3. Tổng hợp 30 món bún, phở, miến, mì ngon hấp dẫn và dễ nấu tại nhà
  4. 20 mẹo bếp núc biến con gái vụng về, hậu đậu trở thành đảm đang dễ dàng
  5. 30 món thịt heo ngon dễ làm, ăn cả tháng vẫn thấy thòm thèm
  6. 20 công thức làm thạch rau câu thơm ngon, đẹp mắt

trở lạiMuốn ăn đồ nướng ngon thì học ngay cách làm 4 loại nước chấm này

tiếp theoChỉ tốn 20 phút có ngay chè vải hạt sen thanh mát, ngọt ngào

Trà đào đang trở nên “hót hòn họt” ở Việt Nam. Bất cứ quán xá nào dù là ven đường hay “chanh sả” đều phục vụ món nước ngon “tuyệt cú mèo” này. Và đã là chủ quán thì hẳn sẽ biết rõ tầm quan trọng của nguyên liệu khi pha chế, vừa phải chất lượng, vừa đảm bảo tươi ngon như mới vậy. Bài viết dưới đây, nguyên liệu pha chế Hải Thụy xin “bật mí” cho bạn vài mẹo nhỏ giúp bảo quản được lâu các hộp đào ngâm nhập khẩu mà vẫn giữ được hương vị như mới.

Bảo quản đào ngâm “từ A đến Z”

Để có được ly trà đào đúng điệu thì việc lựa chọn khâu nguyên liệu pha chế, cụ thể là đào ngâm, rất quan trọng và đóng vai trò rất lớn tạo nên hương vị tuyệt vời của món nước uống đang được giới trẻ Việt Nam ưa thích. Mặt khác, không chỉ đơn giản cứ có một hộp đào ngâm chất lượng thì pha được ly trà đào ưng ý. Hai yếu tố trên phải được cân bằng với nhau. Trên hết, việc bảo quản nguồn nguyên liệu ban đầu để giữ được chất lượng theo thời gian là một đòi hỏi bắt buộc của người pha chế.

Trên thực tế, trà đào có thể được chế biến từ cả hai loại là đào ngâm tự làm và đào ngâm nhập khẩu. Với lựa chọn thứ nhất, việc tự tạo ra một công thức pha chế cho riêng mình và đem lại hương vị độc đáo riêng của quán hay người pha chế là tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, cách này lại mắc phải một nhược điểm lớn đó là không thể phục vụ với số lượng lớn khi nhu cầu khách hàng gia tăng và thưởng thức hằng ngày. Do đó, đa phần các chủ quán sẽ lựa chọn phương thức thứ hai đó là nhập khẩu đào ngâm.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại đào ngâm nhập khẩu dưới hình thức đóng hộp, đóng lon hoặc đóng bịch. Nguồn gốc xuất xứ của các loại đào ngâm “công nghiệp” này từ rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau như Hy Lạp, Singapore, Nam Phi, Tây Ban Nha, Đài Loan, Nhật Bản… và cả các sản phẩm trong nước, Đặc điểm chung của các loại sản phẩm này là đều được sản xuất theo quy mô công nghiệp, do đó thường mang hương vị chung nhất và dựa theo nhu cầu của phần đông thực khách. Cũng chính vì thế mà người pha chế khó có thể can thiệp vào thành phần ban đầu trong khâu chế biến. Do vậy, phần còn lại chủ yếu là ở công thức “cộng thêm” khi đã có thành phẩm là đào ngâm đóng hộp được nhập khẩu trực tiếp.

Bỏ qua các yếu tố khác biệt giữa các công thức mà mỗi chủ quán đều cố gắng mày mò, nghiên cứu và sáng tạo ra hương vị khác nhau của cùng một loại thức uống trà đào, phần bảo quản khi nhập hàng về từ nhà phân phối hay nhà sản xuất là khâu hết sức quan trọng. Bởi lẽ, để kinh tế hơn trong việc kinh doanh, thường các chủ doanh nghiệp hay quán nước sẽ nhập về với số lượng lớn. Tuy được đóng gói thành phẩm trong các loại hộp thiếc, hộp nhôm và kim loại có độ bền cứng, nhưng để giữ được chất lượng tốt nhất từ khi nhập hàng cho đến khi được sử dụng, việc bảo quản cũng cần phải tuân theo một số quy tắc. Mặc dầu vậy, bạn đừng quá lo lắng, vì việc lưu trữ này rất đơn giản và lại không đòi hỏi đầu tư máy móc hay thiết bị gì nhiều.

Trà đào có thể được chế biến từ cả hai loại là đào ngâm tự làm và đào ngâm nhập khẩu.

Nhiệt độ và độ ẩm thích hợp

Phần cơ học, chính là các loại vỏ hộp được dùng để đóng gói đào ngâm, thường làm bằng kim loại. Do vậy, nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của đào bên trong. Bạn cần quan tâm hàng đầu đến yếu tố này để giữ cho sản phẩm đào ngâm nhập khẩu của mình có được chất lượng tốt nhất.

Nhiệt độ lý tưởng để bảo quản đào ngâm đóng hộp khi nhập khẩu về là khoảng từ 17 đến 25 độ C. Ở nhiệt độ này, các loại vi khuẩn, nấm cũng như sinh vật nhỏ khác ít có cơ hội phát triển. Mặt khác, các thành phần có tính axit có trong đào ngâm, ví dụ như Acid Citric, sẽ không bị biến tính ở khung nhiệt độ này.

Nhiệt độ thấp hơn sẽ làm phần lỏng trong hộp đào ngâm bị co lại, kết dính hoặc trái đào bị nũng, bị mềm nhũn khi rã đông hoặc khi mở hộp ở nhiệt độ phòng [khoảng 32 độ C]. Ở nhiệt độ cao hơn, Acid Citric là thành phần trong hộp đào ngâm, có thể bị biến tính, hộp đào dễ bị chua, các loại vi khuẩn và nấm mốc có điều kiện phát triển. Do đó, nên duy trì sản phẩm ở nhiệt độ 17 đến 25 độ C, nền nhiệt độ tương đương với một phòng mát, kín gió và khô thoáng.

Sau nhiệt độ, độ ẩm là yếu tố thứ hai có tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Cùng với nhiệt độ cao, độ ẩm đi kèm sẽ là điều kiện cho các loại vi khuẩn và nấm xuất hiện. Do đó, nên bảo quản đào ngâm đóng hộp trong điều kiện khô ráo, thoáng mát, tránh nơi có không khí ẩm thấp và nơi độ ẩm cao. Đảm bảo được nhiệt độ và độ ẩm phù hợp giúp cho hộp đào ngâm không bị ngậm nước, bị chua và giữ cho trái đào bên trong không bị chín rục. Thời gian bảo quản có thể lên đến 2 hoặc 3 tháng.

Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của đào bên trong

Bảo quản hộp đào ngâm sau khi đã được khui mở nắp

Đôi khi bạn sẽ không sử dụng hết một hộp đào ngâm. Đối với các hộp đào đã được khui mở nắp, bạn có thể bảo quản bằng một thao tác đơn giản như sau:

  • Tách riêng phần trái đào ra khỏi dung dịch nước cốt
  • Thêm vào phần nước chừng 20 đến 30g đường cát và một muỗng mật ong nguyên chất
  • Khuấy đều hỗn hợp cho tan sau đó bạn có thể tiếp tục bảo quản trong tủ lạnh tối đa 7 ngày nữa

Cách bảo quản này vừa giúp lưu giữ đào được lâu hơn để sử dụng dần mà không hề hao hụt chất lượng. Mặt khác, phương pháp này còn có một lợi điểm đó chính là tạo cho bề mặt trái đào một lớp vỏ căng bóng và tươi ngon, thậm chí còn đẹp hơn trước khi được bảo quản.

Một điểm lưu ý trong cách làm này là bạn không nên để nguyên cả lon hay hộp đào trước đó, mà nên đựng sang một bình chứa khác. Loại bình chứa này có thể là bình nhựa, nhưng tốt nhất vẫn là thủy tinh và được rửa sạch cũng như có nắp đậy kín. Hộp đào làm bằng kim loại sẽ tiếp xúc với không khí và chịu tác động của Sirô có tính axit cao, sẽ rất dễ bị biến tính. Đây là đặc điểm chung của tất cả các sản phẩm đóng trong hộp làm bằng kim loại chứ không riêng đào ngâm. Do vậy, lựa chọn bình đựng bảo quản cũng phải được lưu tâm.

Bạn không nên để nguyên cả lon hay hộp đào trước đó, mà nên đựng sang một bình chứa khác

Đối với phần trái đào bên trong hộp, sau khi lấy riêng ra khỏi phần nước cốt [sirô], bạn tiến hành các bước sau

  • Cắt trái đào thành những miếng nhỏ có kích thước vừa ăn
  • Dùng một cái chảo không dính và cho vào chút đường cát
  • Tiến hành sao phần đào đã được cắt trên ngọn lửa nhỏ chung với đường cho đến khi tan chảy hết đường và thấm vào miếng đào là được.

Với cách làm này, miếng đào sẽ trông đẹp mắt hơn nhờ một lớp đường keo ngọt bao bên ngoài như đã nói ở trên. Mặt khác, cách làm này còn bổ sung thêm lượng đường cho miếng đào cũng như làm dậy lên vị chua vốn có xen lẫn với vị ngọt thanh. Tùy theo kỹ thuật của bạn, ở bước này có thể thêm vào một số loại “gia vị” độc đáo khác theo công thức của các chuyên gia [sẽ được chia sẻ trong các bài viết khác trên trang nguyên liệu pha chế Hải Thụy].

Cắt trái đào thành những miếng nhỏ có kích thước vừa ăn

Với những cách thức đơn giản được chia sẻ trong bài viết, Hải Thụy hy vọng các bạn sẽ giữ được hương vị của đào ngâm một cách trọn vẹn nhất. Cùng với đó là các phương thức đơn giản để giúp bạn có được nguyên liệu tuyệt hảo để pha chế món trà đào đầy hấp dẫn.

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề