Đất là gì nếu các nhân tố hình thành đất

Đất là gì?
Đất hay thổ nhưỡng là lớp ngoài cùng của thạch quyển bị biến đổi tự nhiên dưới tác động tổng hợp của nước, không khí, sinh vật".

Đất hình thành như thế nào?
Các thành phần chính của đất là chất khoáng, nước, không khí, mùn và các loại sinh vật từ vi sinh vật cho đến côn trùng, chân đốt v.v...

Mời bạn xem một đoạn Video clip rất hay về giá trị của đất trồng mà con người đang sử dụng.

Xem thêm: >

Để trả lời cho câu hỏi đất là gì, chúng ta nghiên cứu các chức năng mà đất đem lại sẽ biết ý nghĩa của đất.

Cấu trúc của đất.

Đất có cấu trúc hình thái rất đặc trưng, xem xét một phẫu diện đất có thể thấy sự phân tầng cấu trúc từ trên xuống dưới như sau:

- Tầng thảm mục và rễ cỏ được phân huỷ ở mức độ khác nhau.

- Tầng mùn thường có mầu thẫm hơn, tập trung các chất hữu cơ và dinh dưỡng của đất.

- Tầng rửa trôi do một phần vật chất bị rửa trôi xuống tầng dưới.

- Tầng tích tụ chứa các chất hoà tan và hạt sét bị rửa trôi từ tầng trên.

- Tầng đá mẹ bị biến đổi ít nhiều nhưng vẫn giữ được cấu tạo của đá.

- Tầng đá gốc chưa bị phong hoá hoặc biến đổi.

Mỗi một loại đất phát sinh trên mỗi loại đá, trong điều kiện thời tiết và khí hậu tương tự nhau đều có cùng một kiểu cấu trúc phẫu diện và độ dày.

Thành phần khoáng của đất bao gồm ba loại chính là khoáng vô cơ, khoáng hữu cơchất hữu cơ.

  • Khoáng vô cơ: là các mảnh khoáng vật hoặc đá vỡ vụn đã và đang bị phân huỷ thành các khoáng vật thứ sinh.
  • Chất hữu cơ: là xác chết của động thực vật đã và đang bị phân huỷ bởi quần thể vi sinh vật trong đất.
  • Khoáng hữu cơ: chủ yếu là muối humat do chất hữu cơ sau khi phân huỷ tạo thành.

Ngoài các loại trên, nước, không khí, các sinh vật keo sét tác động tương hỗ với nhau tạo thành một hệ thống tương tác các vòng tuần hoàn của các nguyên tố dinh dưỡng nitơ, phôtpho, v.v...

Xem thêm: >

Các nguyên tố hoá học trong đất tồn tại dưới dạng hợp chất vô cơ, hữu cơ có hàm lượng biến động và phụ thuộc vào quá trình hình thành đất.

Thành phần hoá học của đất và đá mẹ ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành đất có quan hệ chặt chẽ với nhau. Về sau, thành phần hoá học của đất phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của đất, các quá trình hoá, lý, sinh học trong đất và tác động của con người.

Quá trình hình thành đất là một quá trình lâu dài và phức tạp, có thể chia các quá trình hình thành đất thành ba nhóm: Quá trình phong hoá, quá trình tích luỹbiến đổi chất hữu cơ trong đất, quá trình di chuyển khoáng chấtvật liệu hữu cơ trong đất.

Tham gia vào sự hình thành đất có các yếu tố: Đá gốc, sinh vật, chế độ khí hậu, địa hình, thời gian. Các yếu tố trên tương tác phức tạp với nhau tạo nên sự đa dạng của các loại đất trên bề mặt thạch quyển. Bên cạnh quá trình hình thành đất, địa hình bề mặt trái đất còn chịu sự tác động phức tạp của nhiều hiện tượng tự nhiên khác như động đất, núi lửa, nâng cao và sụt lún bề mặt, tác động của nước mưa, dòng chảy, sóng biển, gió, băng hà và hoạt động của con người.

Xem thêm: >

Nguồn: Bảo vệ môi trường - Ủy ban dân tộc.

Tags: Đất là gì? Đất hình thành như thế nào? Đất là gì? Đất hình thành như thế nào? Đất là gì? Đất hình thành như thế nào? Đất là gì? Đất hình thành như thế nào? Đất là gì? Đất hình thành như thế nào?

Trả lời [1]

  • – Thổ nhưỡng [đất]: là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì. – Độ phì: là khả năng cung cấp nhiệt, khí, nước các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.

    – Thổ nhưỡng quyển: là lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp nằm ở bề mặt lục địa, nơi tiếp xúc với khí quyển, thạch quyển, sinh quyển.

Hinh 17. Vị trí lớp phủ thổ nhưỡng ở lục địa

II. Các nhân tố hình thành đất
-Đá mẹ Là những sản phẩm phong hóa từ đá gốc, cung cấp chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần cơ giới, khoáng vật, ảnh hưởng trực tiếp tính chất lí, hóa của đất.

Ví dụ :

+ Từ đá macma axit như như granit thì có màu xám, chua, nhiều cát.

+ Từ đá macma bazơ như đá vôi và đá bazan có màu nâu đỏ, nhiều chất dinh dưỡng.

- Khí hậu – Ảnh hưởng trực tiếp bởi các yếu tố nhiệt, ẩm. – Tác động của nhiệt và ẩm làm cho đá gốc bị phá hủy thành những sản phẩm phong hóa, rồi sau đó tiếp tục bị phong hóa thành đất. – Nhiệt và ẩm còn ảnh hưởng tới sự hào tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất, đồng thời tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất.

– Ảnh hưởng gián tiếp qua chuỗi tác động: Thực vật sinh trưởng tốt sẽ hạn chế việc xói mòn đất, đồng hời cung cấp nhiều chất hữu cơ cho đất.

- Sinh vật – Đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất. + Thực vât: Cung cấp vật chất hữu cơ, rễ phá hủy đá. + Vi sinh vật: Phân giải xác súc vật tạo mùn.

+ Động vật: sống trong đất là biến đổi tính chất đất [giun, kiến, mối].

- Địa hình – Địa hình dốc: đất bị xói mòn, tầng phong hóa mỏng. – Địa hình bằng phẳng: bồi tụ là chủ yếu , tầng phong hóa dày.

=> Địa hình: Ảnh hưởng đến khí hậu để tạo ra các vành đai đất khác nhau theo độ cao.

-Thời gian – Thời gian hình thành đất là tuổi đất. – Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó. + Vùng nhiệt đới, cận nhiệt: đất nhiều tuổi.

+ Vùng ôn đới, cực: đất ít tuổi.

- Con người – Hoạt động tích cực: nâng độ phì cho đất, chống xói mòn.

– Hoạt động tiêu cực: đốt rừng làm nương rẫy, xói mòn đất.

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy

- Lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa và đảo, được đặc trưng bởi độ phì gọi là lớp đất [thổ nhưỡng].

- Quan sát một vách đất lộ ra ở sườn đồi, người ta có thể phân biệt được các tầng khác nhau về độ dày, màu sắc, thành phần cấu tạo và các đặc điểm của chúng như vật chất thô hoặc mịn, dẻo hay vụn bở, khô hay ướt,...

@31894@@31895@

 Có 2 thành phần chính

a] Thành phần khoáng

- Chiếm phần lớn trọng lượng của đất.

- Gồm: Những hạt khoáng có màu sắc loang lổ, kích thước to, nhỏ khác nhau.

b] Thành phần hữu cơ

- Chiếm 1 tỉ lệ nhỏ.

- Tồn tại trong tầng trên cùng của lớp đất.

- Tầng này có màu xám thẫm hoặc đen là màu của chất mùn.

- Trong đất còn có nước và không khí - ít nhiều tồn tại trong các khe hổng của các hạt khoáng.

- Đất có tính chất quan trọng là độ phì: là khả năng cung cấp cho thực vật nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác như nhiệt 

độ, không khí, để thực vật sinh trưởng và phát triển.

- Độ phì cao hay thấp tuỳ thuộc vào nhiều điều kiện, nhưng vai trò của con người trong việc canh tác là rất quan trọng.

@31898@@31899@

- Đá mẹ: nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất.

+ Những loại đất hình thành trên đá mẹ granit thường có màu xám, chua và nhiều cát.

+ Những loại đất hình thành trên đá mẹ badan hoặc đá vôi thường có màu nâu hoặc đỏ, chứa nhiều chất làm thức ăn cho cây trồng → đất tốt cho nông nghiệp.

- Sinh vật: nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ.

- Khí hậu: đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa. Gây thuận lợi hoặc khó kăn cho quá trình phân giải chất khoáng và chất hữu cơ trong đất.

- Ngoài ra sự hình thành đất còn chịu ảnh hưởng của địa hìnhthời gian.

@31907@@31905@

Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cộng đồng Hoc24.vn cùng thảo luận và trả lời nhé . Chúc các em học tốt!

Video liên quan

Chủ Đề