Đất ở nông thôn tối đa bao nhiêu?

Xây dựng công trình, nhà ở là hành vi diễn ra phổ biến, tuy nhiên khi xây dựng cần đảo bảo về các điều kiện theo quy định pháp luật, trong đó có điều kiện về diện tích đất thổ cư tối thiểu để xây nhà. Vậy, bao nhiêu mét thổ cư được xây nhà?

Thế nào là đất thổ cư?

Thuật ngữ “đất thổ cư” không được quy định trong các văn bản pháp luật, đây chỉ là cách gọi phổ biến của người dân dùng để chỉ đất ở và được phân thành 02 loại: Đất ở tại nông thôn [ONT] và đất ở tại đô thị [ODT]. Cụ thể, căn cứ theo Điều 143 và Điều 144 Luật Đất đai 2013:

– Đất thổ cư đô thị [ODT]: Là loại đất dùng để xây nhà ở, xây dựng công trình đời sống thuộc khu dân cư đô thị.

– Đất thổ cư nông thôn [OTN]: Là loại đất do xã quản lý nằm tại khu vực nông thôn. Với đất nằm trong khu đô thị đang quy hoạch để lên thành phố thì không còn được gọi là đất ở nông thôn. Đất ở nông thôn được ưu tiên để cấp phép cho việc xây dựng vườn, ao. Do đó, đất thổ cư nông thôn được phân thành các loại như sau:

– Đất để xây dựng nhà ở, đất ở do hộ gia đình, xây dựng các công trình phục vụ đời sống;

– Vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn.

Đất thổ cư là cách gọi phổ biến của người dân dùng để chỉ đất ở [Ảnh minh họa]

Bao nhiêu mét thổ cư đất được xây nhà?

Pháp luật hiện nay chưa có quy định cụ thể về diện tích tối thiểu cua đất thổ cư để xây dựng nhà ở. Tuy nhiên, cũng liên quan đến vấn đề này, pháp luật đất đai có quy định về diện tích tối thiểu tách thửa đất ở để xây dựng nhà, công trình.

Theo đó, khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT, để được tách thửa cần có đủ các điều kiện sau:

– Có Giấy chứng nhận.

– Đất không có tranh chấp.

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

– Đất còn thời hạn sử dụng.

– Thửa đất đáp ứng được điều kiện về diện tích và kích thước chiều cạnh tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành.

Cụ thể về diện tích tối thiểu để tách thửa, khoản 2 Điều 143 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

  “Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, UBND cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương”.

Đồng thời, khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định thêm:

  “UBND cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương”.

Căn cứ các quy định nêu trên, có thể thấy, do diện tích tối thiểu được tách thửa đất thổ cư ở mỗi địa phương là khác nhau, vì vậy diện tích tối thiểu để được xây nhà ở mỗi địa phương cũng khác nhau.

Ví dụ:

– Diện tích tối thiểu tách thửa đất thổ cư tại Hà Nội

Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 5 Quyết định 20/2017/QĐ-UBND, các thửa đất được hình thành từ việc tách thửa phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:

  • Có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng từ 3 mét trở lên;
  • Có diện tích không nhỏ hơn 30 m2 đối với khu vực các phường, thị trấn và không nhỏ hơn 50% hạn mới giao đất ở [mức tối thiểu] theo quy định đối với các xã còn lại.

Khi chia tách thửa đất có hình thành ngõ đi sử dụng riêng thì ngõ đi phải có mặt cắt ngang từ 2m trở lên đối với thửa đất thuộc khu vực các xã và từ 1m trở lên đối với thửa đất thuộc khu vực các phường, thị trấn và các xã giáp ranh.

– Diện tích tối thiểu tách thửa đất thổ cư tại TP. Hồ Chí Minh

Căn cứ theo điểm b, khoản 1 Điều 5 Quyết định 60/2017/QĐ-UBND, diện tích tối thiểu của thửa đất ở hình thành và thửa đất ở còn lại sau khi tách thửa [sau khi trừ lộ giới] như sau:

CafeLand – Để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất [sổ đỏ], người sử dụng đất cần phải đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật, trong đó bao gồm điều kiện về diện tích đất thổ cư tối đa được cấp.

  • Sắp có chuyển biến tích cực trong việc chuyển mục đích sử dụng, tách thửa đất tại nhiều tỉnh
  • Nhà đầu tư chuyển hướng sang đất thổ cư, đất đấu giá

Theo đó, diện tích đất thổ cư tối đa [hạn mức giao đất và công nhận đất ở] sẽ do Nhà nước quy định nhưng được giao cho UBND cấp tỉnh, thành phố căn cứ vào tình hình quỹ đất, điều kiện kinh tế xã hội của địa phương cũng như căn cứ vào nhân khẩu hộ gia đình.

Cụ thể, chủ tịch UBND cấp tỉnh tiến hành ra Quyết định về hạn mức giao đất và công nhận đất ở sau khi được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

Những trường hợp vượt quá hạn mức, các hộ gia đình, cá nhân không được công nhận đất ở và không thể làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp này, nếu hộ gia đình, cá nhân yêu cầu được công nhận đất ở sẽ phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Dưới đây là hạn mức giao đất ở của một số tỉnh thành theo quy định hiện hành.

Hạn mức giao đất ở TP.HCM

Căn cứ theo Quyết định 18/2016/QĐ-UBND về quy định hạn mức giao đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân như sau:

Các quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú không quá 160m2/hộ.

Các quận 2, 7, 9, 12, Bình Tân, Thủ Đức và thị trấn các huyện: Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè không quá 200m2/hộ.

Khu quy hoạch phát triển đô thị không quá 250m2/hộ.

Huyện Cần Giờ và các khu dân cư nông thôn tại các xã của các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè không quá 300m2/hộ.

Hạn mức giao đất ở Hà Nội

Căn cứ theo Quyết định 202017/QĐ-UBND về quy định hạn mức giao đất ở tái định cư; giao đất làm nhà ở nông thôn tại điểm dân cư nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau:

Hạn mức giao đất ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Căn cứ theo Quyết định 51/2014/QĐ-UBND quy định về hạn mức giao đất ở như sau:

Đối với những khu vực đã có quy hoạch xây dựng đô thị tỷ lệ 1/500, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, diện tích đất ở để giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự làm nhà ở theo quy hoạch đã được phê duyệt.

Đối với khu vực chưa có quy hoạch xây dựng đô thị tỷ lệ 1/500, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, hạn mức đất ở để thực hiện việc giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự làm nhà ở như sau:

- Các phường thuộc thành phố Vũng Tàu: Không quá 150 m2/1 hộ gia đình, cá nhân.

- Xã Long Sơn thuộc thành phố Vũng Tàu; thành phố Bà Rịa và các huyện: Không quá 300 m2/1 hộ gia đình, cá nhân.

Hạn mức giao đất ở Đồng Nai

Căn cứ theo Quyết định 52/2014/QĐ-UBND về quy định hạn mức giao đất ở như sau:

Các phường, xã thuộc thành phố Biên Hòa, các phường thuộc thị xã Long Khánh không quá 200m2.

Các thị trấn thuộc huyện và các xã Hiệp Phước, Phước Thiền, Phú Hội, Long Thọ, Long Tân thuộc huyện Nhơn Trạch không quá 250m2.

Các xã vùng đồng bằng, các xã thuộc thị xã Long Khánh và các xã Phú Đông, Phước An, Phú Hữu, Vĩnh Thanh, Phước Khánh, Phú Thạnh, Đại Phước thuộc huyện Nhơn Trạch không quá 300m2.

Các xã trung du, miền núi không quá 400m2.

Hạn mức giao đất ở Bình Dương

Căn cứ theo Quyết định 37/2014/QĐ-UBND, hạn mức giao đất và công nhận đất ở trên địa bàn tỉnh Bình Dương được quy định như sau:

Các phường trong thị xã, thành phố: Hạn mức không quá 160m2;

Các thị trấn trong huyện: Hạn mức không quá 200m2;

Các xã còn lại: Hạn mức không quá 300m2.

Chủ đề: Điều kiện cấp sổ đỏ,

  • Cách tính thuế đất thổ cư mới nhất 2020

    CafeLand – Theo quy định hiện hành, tất cả các loại đất đều phải thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, bao gồm đất thổ cư. Vậy cách tính thuế đất thổ cư như thế nào?

Thảo Uyên [TH]

  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin

Đăng ký kênh Youtube CafeLand để theo dõi các video Bảng giá đất mới nhất!

 

Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.

Chủ Đề