Dấu hiệu gãy xương ngón chân út

  • Gãy ngón chân gây sừng nề và đau; thường có máu tụ dưới móng, đặc biệt trong các tổn thương nghiền ép ngón.

  • Chụp Xquang tư thế thẳng, nghiêng và chếch cho các ngón khi có biến dạng xoay, liên quan diện khớp hoặc chấn thương của đốt gần ngón cái; ngoài ra X quang ít khi cần thiết bởi gãy xương không làm thay đổi hướng điều trị.

  • Dính ngón chân bị thương với ngón bên cạnh; nếu ngón bị di lệch hay biến dạng, có thể cần nắn chỉnh thêm trước.

  • Nếu ngón cái bị gãy, hướng dẫn bệnh nhân không tỳ chân lên bên bị tổn thương, cho mang giày đế cứng sau mô, sắp xếp lịch hẹn khám lại với phẫu thuật viên chuyên khoa chấn thương chỉnh hình.

Đá ngón chân út vào cạnh bàn là một trải nghiệm khó quên với tất cả những ai từng gặp phải nó. Ngoài cơn đau điếng người mà nó gây ra, bạn sẽ phải tự hỏi xem liệu xương ngón chân của mình có gãy hay bị làm sao không.

Lúc này, ai đó có thể bày cho bạn một mẹo nhỏ: Thử động đậy ngón chân xem, nếu nó còn cử động được thì xương vẫn chưa làm sao cả.

Nhưng liệu điều này có đúng hay không? Hãy cùng giải mã 5 ngộ nhận về chuyện gãy xương mà mọi người hay mắc phải:

Hóa ra đây là 5 điều mọi người hay hiểu lầm về xương

Một khi còn động đậy được thì xương chưa có gãy - Sai

Trên thực tế, đôi khi bạn vẫn có thể cử động ngay cả khi xương đã gãy. Cử động không phải là dấu hiệu để nhận biết xương gãy hay không. Thay vào đó, có 3 triệu chứng cơ bản xảy ra khi xương gãy là đau, sưng và biến dạng cơ thể.

Nếu xương bị bẻ một góc 90 độ, nó chọc ra hẳn ngoài da thì gần như chắc chắn là nó đã gãy rồi. Một dấu hiệu khác là bạn nghe thấy một tiếng gãy như "rắc" khi tai nạn xảy ra.

Ngoài ra, để biết chắc xương có gãy hay bị rạn hay không, bạn phải đến bệnh viện để chụp X-quang.

Không đau nhiều chứng tỏ xương chưa gãy - Sai

Rất nhiều người kể lại rằng họ từng bị vấp ngã, nhưng sau đó vẫn tiếp tục trượt tuyết, đi bộ hoặc thậm chí nhảy múa, mà không nhận ra họ đã bị gãy xương. Đa phần những ca gãy xương sẽ khiến bạn đau và cực kỳ đau đớn. Nhưng nếu chỉ bị vỡ một mẩu xương nhỏ, bạn có thể không nhận ra điều đó.

Một khi bạn phát hiện ra xương mình đã bị gãy, quan trọng là bạn phải được sơ cứu bởi người có chuyên môn để đảm bảo xương được đưa về đúng chỗ và được giữ đúng vị trí suốt thời gian chúng lành lại. Điều này giúp vết thương không gây ra nhiễm trùng hoặc biến dạng vĩnh viễn.

Nhưng có một điểm đặc thù liên quan giữa việc bị gãy xương và cảm giác đau, mặc dù đó không phải cơn đau ngay khi xương bạn bị gãy. Một nghiên cứu của Đại học Southampton khảo sát khoảng nửa triệu người trưởng thành chỉ ra những người từng bị gãy tay, chân, cột sống hoặc hông nhiều khả năng phải đối mặt với những cơn đau lan rộng khắp cơ thể trong vài thập kỷ sau đó. May mắn thay, chứng đau này không phổ biến lắm.

Không phải vì bạn không thấy đau mà xương bạn không bị gãy

Chỉ phụ nữ da trắng lớn tuổi mới phải lo bị gãy xương do loãng xương - Sai

Hãy bắt đầu với tuổi tác. Đúng là phụ nữ lớn tuổi có nhiều khả năng bị gãy xương hơn phụ nữ trẻ. Những thay đổi nội tiết tố của thời kỳ mãn kinh có thể dẫn đến loãng xương nhanh tạo điều kiện cho các vết nứt trên xương xuất hiện.

Khi nói đến chủng tộc, ở Hoa Kỳ, số lượng phụ nữ da trắng gãy xương hông cũng nhiều gấp đôi phụ nữ da đen. Một số yếu tố đã được đề xuất để giải thích hiện tượng này. Các nhà khoa học cho rằng phụ nữ da đen có khối lượng xương cao hơn từ thời thơ ấu, và tốc độ tái tạo xương của họ cũng nhanh hơn, giúp bù đắp sự suy giảm mật độ khoáng trong xương khi về già.

Nhưng phải nói rằng, phụ nữ da đen vẫn có thể bị loãng xương, chỉ là tỷ lệ thấp hơn mà thôi. Khoảng 5% phụ nữ da đen trên 50 tuổi bị loãng xương. Mặc dù vậy ở Mỹ, phụ nữ Mỹ gốc Phi ít được quan tâm để sàng lọc loãng xương hơn phụ nữ da trắng, và nếu được chẩn đoán, họ cũng ít có khả năng được điều trị theo quy định.

Nghi gãy ngón chân thôi thì chẳng cần đi bác sĩ - Sai

Một người bị gãy ngón chân út nhưng vẫn phải bó bột

Trở lại với việc bạn đá ngón út vào chân bàn, liệu có phải đi gặp bác sĩ không? Trên thực tế, gãy ngón chân nhiều khi không phải bó bột, nhưng nó vẫn cần phải được kiểm tra y tế.

Các bác sĩ cần tìm ra và khắc phục vấn đề [nếu có] để giúp bạn giảm đau và phòng ngừa những dị tật sau này, thứ có thể khiến bạn không thoải mái khi đi giày hoặc tăng nguy cơ viêm khớp. Nếu ngón chân của bạn bị gãy và gập một góc khác thường, các biện pháp điều trị phức tạp hơn, thậm chí, phẫu thuật là cần thiết.

Nhưng thực tế, hầu hết các ngón chân bị gãy có thể được dán vào các ngón chân ở hai bên và giữ ổn định trong một chiếc giày cứng đặc biệt. Để nó lành lại thường phải mất từ 4-6 tuần. Nếu bị gãy ngón chân cái, trong trường hợp nghiêm trọng bạn cần bó bột đến bắp chân từ 2-3 tuần, sau đó tiếp tục phải dán cố định nó vào ngón chân bên cạnh một thời gian nữa.

Điều thú vị là, ngón chân cái có nguy cơ bị gãy thấp hơn tới một nửa so với các ngón chân còn lại.

Nếu bạn bị gãy xương bàn chân – xương ngay trên các ngón – bạn có thể không cần phải bó bột, và chỉ cần tránh hoạt động. Điều này là do xương bàn chân có xu hướng giữ thẳng nhau, hai xương hai bên chiếc xương gãy hoạt động như một nẹp tự nhiên, bởi vậy mà trong 80% các trường hợp gãy xương bàn chân, chúng vẫn ở đúng vị trí.

Gãy xương bàn chân nhiều khi không cần bó bột

Nhưng nếu xương bị nứt hở, hoặc chúng không ở vào đúng vị trí, bạn có thể cần phải được điều trị. Và điều này thường xảy ra ở xương bên dưới ngón chân cái bởi vì nó không có sự hỗ trợ của các xương bên cạnh. Tương tự như vậy, gãy xương bên dưới ngón chân út đôi khi nghiêm trọng đến mức phải phẫu thuật hoặc bó bột.

Trong trường hợp nhẹ hơn, bác sĩ sẽ nẹp êm ngón chân gãy cho bạn. Nhưng bạn vẫn phải hạn chế sử dụng chúng, có thể là phải chống nạng trong 1-2 tuần.

Sau khi xương gãy lành, nó sẽ khỏe hơn - Sai

Điều này nghe có vẻ quá tốt để trở thành sự thật. Nhưng trên thực tế, đúng là xương mới lành sẽ cứng hơn trong vòng vài tuần.

Điều này là vì trong quá trình hồi phục, cơ thể tạo ra một lớp bảo vệ xung quanh xương gãy. Nhưng lớp bảo vệ này sẽ tự động biến mất sau đó. Khi tế bào xương được thay mới trong chu kỳ của cơ thể, tất cả xương của bạn dù là chỗ gãy hay chỗ lành cũng có độ cứng và khỏe tương đương nhau.

Tham khảo BBC

Bạn có cảm thấy ngón chân mình giống như bị gãy nhưng không dám chắc? Gãy ngón chân là chấn thương khá phổ biến khi có vật nặng rớt lên chân, khi bạn gặp tai nạn hay vấp mạnh ở ngón chân. Hầu hết các trường hợp gãy ngón chân đều lành dễ dàng, nhưng cũng có khi bạn phải tới bệnh viện để điều trị. Bạn cần học cách nhận biết khi nào ngón chân gãy để quyết định có nên đi khám bệnh hay không.

  1. 1

    Đánh giá mức độ đau. Nếu ngón chân gãy bạn sẽ cảm thấy đau khi đè trọng lượng cơ thể lên chân, hoặc khi nhấn vào nó. Có thể bạn vẫn bước đi được, nhưng nếu cố gắng thì cơn đau càng trở nên trầm trọng. Khi bạn bị đau cũng chưa chắc ngón chân đã gãy, nhưng nếu cơn đau kéo dài thì khả năng là xương đã bị rạn hay gãy.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nếu bạn cảm thấy đau kinh khủng mỗi khi đè trọng lượng cơ thể lên ngón chân thì tình trạng chỗ gãy có thể khá nặng, khi đó bạn nên đi khám ngay lập tức. Đối với các vết gãy nhỏ thì không đau nhiều, và bạn cũng không nhất thiết phải tới bệnh viện.
    • Đau kết hợp với cảm giác ngứa ran là dấu hiệu xương bị rạn, bạn cần tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

  2. 2

    Kiểm tra kích thước ngón chân. Bạn cần xác định ngón chân có bị sưng không, vì đây là dấu hiệu phổ biến khi xương rạn. Nếu chỉ đơn giản là vấp chân thì cơn đau chỉ kéo dài một lúc và ngón chân cũng không sưng. Nhưng nếu xương rạn thì gần như chắc chắn ngón chân sẽ sưng.

    • Đặt ngón chân bị thương bên cạnh ngón chân bình thường ở cùng vị trí bên bàn chân còn lại. Nếu nó to hơn hẳn ngón khỏe mạnh thì khả năng đã bị rạn xương.[2] X Nguồn tin đáng tin cậy National Health Service [UK] Đi tới nguồn

  3. 3

    Quan sát hình dạng ngón chân. Khi so sánh ngón bị thương với ngón bình thường ở chân bên kia, bạn có thấy nó biến dạng hay lệch không? Nếu xảy ra tình trạng này thì rất có thể ngón chân bị gãy khá nặng và bạn phải tới bệnh viện ngay lập tức. Vết rạn nhỏ không thể làm thay đổi hình dạng ngón chân.

  4. 4

    Kiểm tra sự thay đổi màu sắc. Khi ngón chân rạn xương, không giống như khi vấp ngã thông thường, vết bầm thường xuất hiện và làm màu ngón chân thay đổi, chuyển sang màu đỏ, vàng, xanh hay đen. Bên cạnh đó ngón chân bị chảy máu, và tất cả những dấu hiệu này chứng tỏ ngón chân đã gãy.

    • Nếu bạn có thể nhìn xuyên qua da và thấy xương gãy bên trong ngón chân, đó là dấu hiệu chắc chắn nhất và bạn phải tới gặp bác sĩ ngay.

  5. 5

    Kiểm tra bằng cách sờ nắn. Nếu bạn cảm nhận được xương đang di chuyển bên trong, hay có chuyển động bất thường bên trong ngón chân [ngoài ra cảm thấy rất đau!], thì khả năng cao là ngón chân đã gãy.

  6. 6

    Biết khi nào cần gặp bác sĩ. Nếu ngón chân bị đau, đổi màu và sưng liên tục trong vài ngày thì bạn nên đi khám bệnh. Có thể bạn cần phải chụp x-quang để biết chắc có gãy hay không, có nhiều trường hợp bác sĩ sẽ khuyên bạn không chạm đến nó và để ngón chân tự khỏi. Nhưng nếu tình trạng chỗ gãy nghiêm trọng thì phải có biện pháp điều trị bổ sung.

    • Nếu quá đau đến độ không thể tự bước đi thì bạn nên đi khám bệnh ngay lập tức.
    • Nếu ngón chân dường như bị lệch hướng hay méo quá mức thì bạn cũng phải tới bệnh viện ngay.
    • Bạn cần hỗ trợ cấp cứu nếu ngón chân trở nên lạnh hay ngứa ran, hoặc khi chuyển sang màu xanh do thiếu ôxi. [3] X Nguồn tin đáng tin cậy National Health Service [UK] Đi tới nguồn

  1. 1

    Thường xuyên chăm sóc ngón chân cho tới khi gặp bác sĩ. Bỏ đá cục vào một túi nhựa và dùng tấm vải bọc quanh túi đá, sau đó đặt túi đá lên trên ngón chân bị thương. Mỗi lần chườm trong 20 phút và thực hiện cho tới lúc được bác sĩ thăm khám. Đá lạnh giúp giảm sưng và ổn định tình trạng ngón chân. Bạn cần nâng cao bàn chân bất kì khi nào có thể và không nên đi bộ xa trên chân bị chấn thương.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Không chườm đá liên tục quá 20 phút vì bạn có thể làm tổn thương da ngón chân nếu để quá lâu.
    • Nếu muốn bạn nên uống thuốc giảm đau như ibuprofen hay aspirin.

  2. 2

    Làm theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong khi khám bệnh, bác sĩ sẽ chụp x-quang và hướng dẫn bạn cách chăm sóc ngón chân. Trong một số trường hợp bác sĩ phải nắn lại xương, còn nếu chỗ gãy quá nặng họ phải phẫu thuật để đặt ghim kẹp hay bắt ốc vào ngón chân, cố định xương bên trong.

  3. 3

    Để ngón chân nghỉ ngơi. Đầu tiên bạn không được tham gia vào hoạt động đã gây ra chấn thương đó, đồng thời tránh làm các công việc khiến áp lực đè lên ngón chân. Đi bộ nhẹ, bơi lội hay đạp xe có thể được, nhưng bạn không được chạy bộ hay chơi những môn thể thao va chạm trong nhiều tuần sau đó. Nói chung bạn nên để ngón chân nghỉ ngơi theo lượng thời gian bác sĩ yêu cầu.

    • Khi ở nhà bạn nên kê cao chân để giảm sưng.
    • Sau nhiều tuần dưỡng bệnh bạn hãy bắt đầu sử dụng lại ngón chân một cách từ từ. Nếu cảm thấy đau thì bạn nên giảm cường độ để ngón chân có thời gian nghỉ ngơi.

  4. 4

    Thay băng nếu cần. Hầu hết các ca rạn hay gãy xương đều không cần bó bột, thay vào đó bác sĩ sẽ chỉ bạn cách "băng chung" ngón chân gãy với ngón bên cạnh. Đây là cách để ngón chân gãy không lúc lắc và tránh bị tái chấn thương. Bạn nên nhờ bác sĩ hay y tá hướng dẫn cách thay băng dính và gạc y tế sau vài ngày để giữ khu vực chấn thương sạch sẽ.

    • Nếu sau khi băng, ngón chân mất cảm giác hoặc thay đổi màu sắc thì có thể do băng dính cột quá chặt. Nếu vậy bạn phải tháo ra ngay và nhờ bác sĩ hướng dẫn buộc lại.
    • Người mắc bệnh tiểu đường không nên băng ngón chân, thay vào đó họ phải làm theo hướng dẫn của bác sĩ bằng cách đi loại giày chỉnh hình đặc biệt đế phẳng.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  5. 5

    Chăm sóc vết thương nặng theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu vết gãy khá nặng và buộc phải bó bột, nẹp hay phải đi loại giày đặc biệt, khi đó bạn cần để ngón chân nghỉ ngơi hoàn toàn từ 6 tới 8 tuần. Những vết gãy phải phẫu thuật thậm chí còn cần thời gian dưỡng bệnh lâu hơn. Ngoài ra trong thời gian nghỉ ngơi bạn phải tái khám nhiều lần để đảm bảo chỗ gãy đang lành theo dự tính.

    • Tuyệt đối làm theo lời bác sĩ khi chăm sóc vết thương nặng, nếu không bạn phải tốn rất nhiều thời gian hơn mức cần thiết để chỗ gãy có thể lành.

  • Túi đá
  • Băng dính và gạc y tế

Video liên quan

Chủ Đề