Dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ nhỏ

Viêm phế quản là gì

Phế quản là ống dẫn không khí đi vào phổi, thuộc hệ hô hấp dưới (hệ hô hấp trên gồm mũi, hầu, họng, xoang, thanh quản…). Phế quản nằm nối tiếp phía sau khí quản, phân chia thành phế quản chính trái, phế quản chính phải để dẫn khí vào hai phổi. Sau khi vào phổi thì hai phế quản chính tiếp tục phân thùy để tạo thành các nhánh phế quản. Sau vài lần phân thùy, các nhánh phế quản nhỏ được gọi tên là tiểu phế quản, và tận cùng là các phế nang.

Dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ nhỏ

Sơ đồ phế quản trong cơ thể

Viêm phế quản là một bệnh nhiễm trùng hoặc viêm tại đường dẫn không khí lớn đến phổi (phế quản). Khi trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng hoặc nhiễm trùng xoang mũi, virus gây bệnh có thể theo đường hô hấp để xâm nhập vào phế quản gây viêm. Virus RSV (respiratory syncytial virus) là tác nhân phổ biến nhất gây viêm phế quản ở trẻ, bên cạnh đó các tác nhân gây dị ứng cũng có thể làm trẻ bị viêm phế quản (khói thuốc lá, ô nhiễm không khí…). Khi đó, phế quản sẽ bị đờm lắp đầy và sưng lên gây cản trở hô hấp của trẻ.

Triệu chứng viêm phế quản

Đờm trong phế quản sẽ kích ứng gây phản xạ ho để tống đờm ra ngoài. Vì vậy, ho là triệu chứng phổ biến và dễ quan sát nhất mà bố mẹ có thể nghi ngờ bệnh viêm phế quản ở trẻ. Thường thì trẻ sẽ ho đờm, với đờm có màu xanh, xám hoặc xanh hơi vàng. Nhưng nếu bệnh kéo dài thì trẻ sẽ chuyển dần sang ho khan và bắt đầu có những triệu chứng như mệt mỏi, đau ngực, bú kém. Nhưng ho là triệu chứng không đặc hiệu và nó là triệu chứng của rất nhiều bệnh khác nhau.

Dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ nhỏ

Ho là triệu chứng phổ biến của viêm phế quản

Trẻ có thể xuất hiện triệu chứng khò khè. Do đờm và hiện tượng co thắt phế quản sẽ làm hẹp đường thông khí nên trẻ sẽ phát ra âm thanh có tần số cao khi thở ra. Nếu sử dụng ống nghe, chúng ta sẽ nghe được tiếng rít, đây là âm thanh đặc trưng của viêm đường hô hấp dưới.

Đa số trẻ em viêm phế quản sẽ sốt nhẹ. Nhiều trường hợp trẻ sẽ sốt vài ngày rồi khỏi, nhưng một số trường hợp trẻ sẽ chuyển sang sốt cao trên 39 độ, lúc này, có thể trẻ đã chuyển qua giai đoạn nặng. Có thể xuất hiện một số triệu chứng báo động như: ho liên tục (cơn ho dài), rút lõm lồng ngực, da xanh xao, đầu ngón tay, ngón chân tím tái, nhịp thở nhanh, mệt mỏi li bì… Nếu xuất hiện một (hoặc một vài) triệu chứng vừa nêu, khả năng cao là các viêm nhiễm đã theo đường hô hấp để đi đến phổi và gây nên viêm phổi. Nếu phụ huynh nghi ngờ con bị viêm phổi thì nên cho bé đến bệnh viện để bác sĩ theo dõi và điều trị. 

Điều trị viêm phế quản

Bác sĩ sẽ kê kháng sinh cho bé trong trường hợp viêm phế quản do vi khuẩn. Trường hợp nguyên nhân gây bệnh là virus hoặc các tác nhân dị ứng thì không cần sử dụng kháng sinh. Nếu trẻ khó thở, khò khè bác sĩ có thể cho bé sử dụng thêm một loại thuốc giãn phế quản giúp thông thoáng đường thở.

Dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ nhỏ

Không nên lạm dụng kháng sinh nếu trẻ viêm phế quản do virus

Trẻ cần sử dụng thuốc ho để giảm nhẹ triệu chứng và giảm mệt mỏi do ho gây ra. Các trẻ có tiền sử hen suyễn nên tránh xử dụng thuốc ho có thành phần acetylcystein, bromhexin vì các thuốc này có thể làm khởi phát cơn hen. Một số thuốc long đờm tăng tiết dịch nên cẩn trọng khi sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi vì khả năng khạc đờm của trẻ còn hạn chế có thể gây tắc nghẽn đường thở.

Đối với trường hợp viêm phế quản ở trẻ em, nên ưu tiên sử dụng các thuốc ho có nguồn gốc thiên nhiên để đảm bảo an toàn cho trẻ. Thuốc ho có nguồn gốc thiên nhiên thường không gây khởi phát cơn hen mà ngược lại một số dược liệu còn có đặc tính giãn phế quản giúp trẻ dễ thở hơn. Nổi bật trong số đó, siro HoAstex là một loại thuốc ho đã được sử dụng trên 20 năm với công thức bắt nguồn từ Bệnh viện Nhi Đồng 1. HoAstex với thành phần gồm Húng chanh, Núc nác, Cineol vừa giúp trẻ giảm ho, vừa có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, chống dị ứng giúp mang lại hiệu quả điều trị toàn diện cho trẻ. Đặc biệt, HoAstex rất an toàn nên sử dụng được cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ nhỏ

Viêm phế quản ở trẻ em là bệnh thường gặp và thường tự khỏi sau 7-10 ngày, nhưng cũng có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm tai giữa. Phụ huynh cần theo dõi chặt diễn biến các triệu chứng khi trẻ bị viêm phế quản để có phương án điều trị phù hợp.

 3049   27/04/2021
Ds. Hồ Đức Cường

Viêm phế quản là một bệnh khá phổ biến ở trẻ, thường gây ra biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ nếu như không điều trị sớm. Vậy bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị viêm phế quản?

1. Tìm hiểu về bệnh việm phế quản

Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là một bệnh nhiễm trùng hoặc viêm các đường dẫn không khí lớn đến phổi (viêm nhiễm, phù nề, chít hẹp, co thắt…). Khi trẻ bị đau họng, cảm lạnh, cảm cúm hoặc nhiễm trùng xoang mũi, virus gây bệnh có thể xâm nhập phế quản. Đây là nguyên nhân khiến đường hô hấp bị viêm, sưng lên và bị dịch nhầy làm tắc. Bệnh viêm phế quản ở trẻ em có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Viêm phế quản mạn tính có thể kéo dài từ vài tháng tới nhiều năm, trong khi đó viêm phế quản cấp ở trẻ em thường diễn ra trong thời gian ngắn.

Dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ nhỏ

Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là một bệnh nhiễm trùng hoặc viêm các đường dẫn không khí lớn đến phổi

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm phế quản

– Virus là nguyên nhân chính gây ra viêm phế quản giai đoạn đầu, thường gặp ở trẻ sau khi bị cảm lạnh, sổ mũi, ho, viêm đường hô hấp trên.

– Chảy nước mũi kèm với sốt cao (thường sốt 39-40 độ), ho kéo dài từ 2-3 tuần thì có thể bé đã bị viêm phế quản cấp.

– Trẻ bị đau rát họng, khạc ra đờm trắng hoặc đờm xanh, vàng.

– Trẻ thở khò khè

– Mũi có dịch màu xanh

– Trẻ có cảm giác đau ngực, thở gấp chán ăn, mệt mỏi, có thể bị nôn trớ.

3. Cách xử trí khi trẻ bị viêm phế quản?

Khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như khó thở, bú kém, sốt,… các bậc phụ huynh cần đưa con đến viện càng sớm càng tốt

Điều trị viêm phế quản phải dựa vào nguyên nhân gây bệnh mà ở mỗi trẻ có phương pháp điều trị khác nhau. Nếu nguyên nhân do virus thì không cần phải điều trị kháng sinh, chỉ điều trị triệu chứng: giảm ho, giảm sốt, long đờm, nâng cao thể trạng để tăng cường sức đề kháng cho bé. Nếu nguyên nhân do vi khuẩn thì phải điều trị kháng sinh tốt nhất là theo kháng sinh đồ và đồng thời cũng phải điều trị triệu chứng (giảm sốt, giảm ho…), dùng thuốc đúng liều lượng và đủ thời gian cho bé.

Dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ nhỏ

Nhỏ nước muối sinh lý và làm thông thoáng đường thở cho trẻ

BSCKI Trần Thanh Hà – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc cho biết: “Với các trường hợp nhẹ, trẻ sốt nhẹ vẫn ăn uống bình thường, không có yếu tố nguy cơ thì có thể được chăm sóc tại nhà bằng việc cho trẻ bú hay ăn uống đầy đủ. Cụ thể như cho trẻ uống nhiều nước, làm thông thoáng mũi cho trẻ để giúp trẻ dễ thở hơn. Có thể nhỏ nước muối sinh lý, sau đó làm sạch mũi cho trẻ. Cho trẻ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian uống. Tránh khói thuốc lá vì có thể làm bệnh của trẻ nặng hơn và dễ trở thành bệnh hen phế quản sau này”.

4. Phòng bệnh viêm phế quản cho trẻ em như thế nào?

– Cho trẻ bú mẹ đến 2 tuổi để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

– Khi bé bị sổ mũi thì bố mẹ cần lấy nước mũi cho bé thường xuyên. Dùng tăm bông đưa vào lỗ mũi để các chất dịch nhầy dính vào và rút ra.

– Nhỏ nước muối sinh lý để sạch khuẩn và vệ sinh phía trong mũi cho trẻ.

– Không nên mặc quá nhiều áo cho bé làm cho bé nóng, không khí trong phòng không được quá khô. Nếu cần thiết phải tạo ẩm cho không khí.

– Không để cho bé hít phải khói thuốc lá. Khói thuốc lá làm rát phế quản nên trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh nguy cơ nhiễm viêm tiểu phế quản là rất cao.

– Cố gắng cách ly với nguồn bệnh, hạn chế tiếp xúc với người bệnh để tránh lây lan.

Cha mẹ không nên tự ý điều trị cho trẻ tại nhà mà cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và có các phương pháp phù hợp nhất.

Dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ nhỏ

Các bác sĩ Nhi của Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI được hàng ngàn ba mẹ tin tưởng và đánh giá cao

Ý kiến của người bệnh

Anh Nguyễn Văn Đại (34 tuổi, nhân viên văn phòng, Hà Nội): “Bé nhà mình bị sinh thiếu tháng nên hay ốm vặt. Vừa rồi con ho nhiều, sốt đưa con đến khám tại Bệnh viện Thu Cúc, bác sĩ kết luận cháu bị viêm phế quản. Trộm vía uống thuốc theo đơn của bác sĩ con khỏi nhanh, cơ thể cũng không bị mệt lâu. Các bác sĩ không kê kháng sinh và hướng dẫn cách chăm sóc con rất kĩ nên tôi thực sự hài lòng”

Chị Lan Phương (29 tuổi, trưởng phòng tổ chức, HN): “Sinh con đầu lòng nên cái gì cũng bỡ ngỡ, mỗi lần con ốm là mình cũng như muốn ốm theo. May mà có các bác sĩ bệnh viện Thu Cúc khám và tư vấn rất tận tình, chỉ bảo từng chút một. Bệnh viện lại ngay gần nhà mình nên rất tiện, có khu vui chơi cho trẻ nên các bé đỡ mè nheo bố mẹ khi đi khám và bớt sợ khám hơn rất nhiều”