Đề bài - bài 1 trang 101 sgk hoá học 9

+ Giả sử nguyên tố C có số hiệu nguyên tử là 16 \[ \to\] C thuộc ô số 16 trong bảng tuần hoàn, có điện tích hạt nhân là 16+, có 16 electron. Dựa vào bảng tuần hoàn ta thấy nguyên tố C thuộc chu kì 3 \[ \to\] có 3 lớp electron. Nguyên tố C thuộc nhóm VIA \[ \to\] có 6 electron lớp ngoài cùng và C là phi kim.

Đề bài

Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết cấu tạo nguyên tử, tính chất kim loại, phi kim của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử 7, 12, 16.

Video hướng dẫn giải

Lời giải chi tiết

+ Giả sử nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 7 \[ \to\] A thuộc ô số 7 trong bảng tuần hoàn, có điện tích hạt nhân là 7+, có 7 electron. Dựa vào bảng tuần hoàn ta thấy nguyên tố A thuộc chu kì 2 \[ \to\] có 2 lớp electron. Nguyên tố A thuộc nhóm VA \[ \to\] có 5 electron lớp ngoài cùng và A là phi kim

+ Giả sử nguyên tố B có số hiệu nguyên tử là 12 \[ \to\] B thuộc ô số 12 trong bảng tuần hoàn, có điện tích hạt nhân là 12+, có 12 electron. Dựa vào bảng tuần hoàn ta thấy nguyên tố B thuộc chu kì 3 \[ \to\] có 3 lớp electron. Nguyên tố B thuộc nhóm IIA \[ \to\] có 2 electron lớp ngoài cùng và B là kim loại

+ Giả sử nguyên tố C có số hiệu nguyên tử là 16 \[ \to\] C thuộc ô số 16 trong bảng tuần hoàn, có điện tích hạt nhân là 16+, có 16 electron. Dựa vào bảng tuần hoàn ta thấy nguyên tố C thuộc chu kì 3 \[ \to\] có 3 lớp electron. Nguyên tố C thuộc nhóm VIA \[ \to\] có 6 electron lớp ngoài cùng và C là phi kim.

Ta được kết quả như trong bảng:

Cấu tạo nguyên tử

Tính chất

Điện tích hạt nhân

Số e trong nguyên tử

Số lớp electron

Số e lớp ngoài cùng

Kim loại

Phi kim

7+

7

2

5

x

12+

12

3

2

x

16+

16

3

6

x

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề