Đề bài - đề kiểm tra 15 phút - đề số 4 - bài 3 - chương 4 - đại số 9

Bài 2:\(\begin{array}{l}{x^2} - 5x - 6 = 0\\ \Leftrightarrow {x^2} - 6x + x - 6 = 0\\ \Leftrightarrow x\left( {x - 6} \right) + \left( {x - 6} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left( {x - 6} \right)\left( {x + 1} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x - 6 = 0}\\{x + 1 = 0}\end{array} \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 6}\\{x = -1}\end{array}} \right.} \right.\end{array}\)
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Đề bài
  • LG bài 1
  • LG bài 2
  • LG bài 3

Đề bài

Bài 1:Tìm m để phương trình sau vô nghiệm : \({x^2} + 2x - m = 0.\)

Bài 2:Giải phương trình : \({x^2} - 5x - 6 = 0.\)

Bài 3:Tìm p, q để hai phương trình sau tương đương:

\({x^2} - 4 = 0\)và \({x^2} + px + q = 0.\)

LG bài 1

Phương pháp giải:

Biến đổi vế trái là hằng đẳng thức \({\left( {a + b} \right)^2}\), vế phải là biểu thức chứa m

=> Phương trình vô nghiệm khi vế trái âm

Lời giải chi tiết:

Bài 1:Ta có : \({x^2} + 2x - m = 0\)

\(\Leftrightarrow {x^2} + 2x + 1 - 1 - m = 0\)

\( \Leftrightarrow {\left( {x + 1} \right)^2} = m + 1\)

Phương trình vô nghiệm \( \Leftrightarrow m + 1 < 0 \Leftrightarrow m < - 1.\)

Nhận xét: Nếu \(m + 1 1\), phương trình có nghiệm.

LG bài 2

Phương pháp giải:

Đưa về phương trình tích

Lời giải chi tiết:

Bài 2:\(\begin{array}{l}{x^2} - 5x - 6 = 0\\ \Leftrightarrow {x^2} - 6x + x - 6 = 0\\ \Leftrightarrow x\left( {x - 6} \right) + \left( {x - 6} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left( {x - 6} \right)\left( {x + 1} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x - 6 = 0}\\{x + 1 = 0}\end{array} \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 6}\\{x = -1}\end{array}} \right.} \right.\end{array}\)

Vậy \(x \in {\rm{\{ }} - 1;6\} \)

LG bài 3

Phương pháp giải:

Hai phương trình tương đương là hai phương trình có cùng tập nghiệm

Giải phương trình thứ nhất tìm được 2 nghiệm, thế vào phương trình thứ hai và giải hệ ta tìm được p,q

Lời giải chi tiết:

Bài 3:Ta có : \({x^2} - 4 = 0 \Leftrightarrow x = \pm 2\)

Nếu \(x = \pm 2\) là nghiệm của phương trình \({x^2} + px + q = 0\left( * \right)\), ta có hệ :

\(\left\{ \matrix{ 4 + 2p + q = 0 \hfill \cr 4 - 2p + q = 0 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ p = 0 \hfill \cr q = - 4 \hfill \cr} \right.\)

Vậy phương trình (*) trở thành \({x^2} - 4 = 0\)( đó chính là phương trình thứ nhất và hiển nhiên có hai nghiệm \(x = \pm 2).\)

Vậy \(p=0; q=-4\)