Đề tài đánh giá rối loạn mỡ máu năm 2024

Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở người cao tuổi có tăng huyết áp và đề xuất một số giải pháp chủ động, thuận lợi trong điều trị rối loạn lipid máu ở nhóm bệnh này”

BS.CKII Nguyễn Thị Hồng Thủy - Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên

ĐẶT VẤN ĐỀ:

Nhiều nước trong khu vực châu Á đang phải đối mặt với thách thức về số lượng người cao tuổi ngày càng gia tăng. Tăng huyết áp[ THA] ở người cao tuổi thường gây các biến chứng nặng nề và tỷ lệ tử vong cao như: đột qụy, hội chứng vành cấp và các biến chứng mạch máu [3], [8]. Rối loạn lipid máu [RLLPM] là một trong những nguyên nhân bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi. Nhiều nghiên cứu lớn đã chứng minh rằng giải quyết được RLLPM sẽ hạn chế các biến cố tim mạch [11].

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nếu cholesterol toàn phần giảm được 23mg% ở người tuổi 40 sẽ giảm 54% nguy cơ bệnh tim mạch còn ở tuổi 70 thì giảm 20% nguy cơ bệnh tim mạch. Còn nếu HDL-C tăng 1,2 mg% thì giảm được 3% nguy cơ bệnh tim mạch [10].

Xuất phát từ những lý do trên, để tìm hiểu mối liên quan giữa các thành phần của bilan lipid với tuổi và tăng huyết áp, góp phần tiên lượng cũng như dự hậu các biến cố tim mạch, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở người cao tuổi có tăng huyết áp và đề xuất một số giải pháp chủ động, thuận lợi trong điều trị rối loạn lipid máu ở nhóm bệnh này” với mục tiêu: xác định tỷ lệ, đặc điểm rối loạn lipid máu ở người cao tuổi tăng huyết áp và tìm hiểu mối liên quan giữa các thành phần lipid máu với tuổi, BMI, vòng bụng, mức độ gan nhiễm mỡ, độ tăng huyết áp và các biến cố tim mạch từ đó đề xuất một số hướng chủ động thuận lợi trong điều trị rối loạn lipid ở người cao tuổi có tăng huyết áp

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Đối tượng nghiên cứu: là 350 người từ 60 tuổi trở lên có tăng huyết áp đến khám tại Phòng khám Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên từ tháng 04/2012 đến tháng 07/2013. Tất cả được làm xét nghiệm bilan lipid máu và khảo sát các yếu tố nguy cơ từ đó chọn ra những bệnh nhân có RLLPM, theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội Tim mạch Việt Nam năm 2008 và NCEP- ATPIII năm 2001.

Tiêu chuẩn chẩn đoán và phân loại tăng huyết áp: theo Hội Tim mạch Việt Nam năm 2008

Bảng 1.Phân loại HA

Phân loại

HATT [mmHg]

HATTr [mmHg]

Tối ưu

Bình thường

Bình thường cao

THA độ 1 [ nhẹ ]

THA độ 2 [ trung bình ]

THA độ 3 [ nặng ]

< 120

< 130

130 – 139

140 – 159

160 – 179

≥ 180

< 80

< 85

85 – 89

90 – 99

100 – 109

≥ 110

Khi HATT và HATTr không cùng phân loại thì chọn phân loại cao nhất dựa theo HATT hoặc HATTr. THA tâm thu đơn độc khi HATT ≥ 140 mmHg và HATTr < 90 mmHg. THA tâm trương đơn độc khi HATT < 140 mmHg và HATTr ≥ 90 mmHg [9].

Đánh giá các yếu tố nguy cơ: bao gồm xác định BMV hoặc các bệnh lý tương đương bệnh mạch vành [BMV] như: đái tháo đường, xơ vữa động mạch, bệnh động mạch ngoại biên, tai biến mạch máu não [TBMMN]. Xác định các nguy cơ tim mạch khác như: hút thuốc lá, béo phì, HDL-c thấp [ 60 mg/dl [> 1,6 mmol/l]

Cao

LDL-C

< 100mg/dl [< 2,6 mmol/l]

Tối ưu

100 - 129 mg/dl [2,6- 3,4 mmol/l]

Gần tối ưu

130- 159 mg/dl [3,4- 4,2 mmol/l]

Cao giới hạn

160- 189 mg/dl [ 4,2- 5 mmol/l]

Cao

≥ 190 mg/ dl [ ≥ 5 mmol/l]

Rất cao

TG

< 150 mg/dl [< 1,7 mmol/l]

Bình thường

150 - 199 mg/dl [1,7 - 2,3 mmol/l]

Cao giới hạn

200 - 499 mg/dl [2,3 - 5,7 mmol/l]

Cao

≥ 500 mg/dl [≥ 5,7 mmol/l]

Rất cao

Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường [ĐTĐ]: Theo tiêu chuẩn của ADA năm 2013 [12]

Hút thuốc lá: được tính theo đơn vị gói/năm [13].

Tiêu chuẩn chẩn đoán gan nhiễm mỡ : Dựa trên siêu âm có 3 mức độ:

+ Độ 1: tăng nhẹ độ hồi âm lan tỏa nhu mô, mức hút âm nhỏ, xác định được cơ hoành và bờ đường tĩnh mạch trong gan.

+ Độ 2: Lan tỏa độ hồi âm gia tăng và độ hút âm nên khả năng nhìn thấy bờ các tĩnh mạch trong gan và cơ hoành giảm.

+ Độ 3: gia tăng độ hồi âm, tăng độ hút âm, không thấy rõ bờ đường tĩnh mạch gan và cơ hoành [7].

Bảng 3. Khuyến cáo điều trị RLLP máu của Hội Tim mạch Việt nam 2008[9]

Loại nguy cơ

Mục tiêu

LDL-c [mg%]

Mức LDL-c thay đổi lối sống [mg%]

Mức LDL-c cần dùng thuốc [mg%]

Mục tiêu cho không HDL-c [mg%]

Nguy cơ cao: Bệnh mạch vành hoặc tương đương bệnh ĐM vành

Chủ Đề