Đề thi học sinh giỏi gdcd lớp 9

Tổng Hợp [ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN] Học Sinh Giỏi Môn Giáo Dục Công Dân Lớp 9 chi tiết. [ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN] Học Sinh Giỏi Môn Giáo Dục Công Dân Lớp 9 cực hay đầy đủ và chuẩn xác nhất.

Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Giáo dục công dân lớp 9 – Trường THCS Quý Lộc

  • Xem thêm: Tài liệu ôn thi vào lớp 10 tất cả các môn

Hướng dẫn tải:

→Bước 1: Click vào mục tải tài liệu

→Bước 2: Mở link file tải

→Bước 3: Click vào biểu tượng tải để tải xuống

  • Tải Tài Liệu này: Tải Tại Đây  

Đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân lớp 9 trường THCS Định Hòa

  • Tải Tài Liệu này: Tải Tại Đây  

Đề thi Trắc nghiệm và tự luận học sinh giỏi môn Giáo dục công dân lớp 9 

Đề thi môn : Giáo dục công dân
Thời gian: 150phút
Người ra đề: Nguyễn Đăng Hùng

Đề thi: A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: [6 điểm]

Câu 1: [2đ] Em hiểu như thế nào là?
a. Đân chủ:…………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
b. Kỷ luật: …………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
Câu 2: [2đ] Dân tộc Việt Nam có những truyền thống tốt đẹp nào?

1. Phong tục, tập quán: ……………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………
2. Trong đấu tranh bảo vệ tổ quốc: …………………………………………………
……………………………………………………………………………………………..
3. Trong học tập: ……………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………..
4. Trong quan hệ gia đình:………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………..
Câu 3: [2đ]:Hãy kể tên một số tấm gương thanh niên tiêu biểu:

a. Trong đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc: ……………………………………………….
……………………………………………………………………………………………..
b. Trong thời kỳ đổi mới [từ 1986]:

B. PHẦN TỰ LUẬN: [14 điểm]

Câu 1: [6đ]: Em hãy phân tích mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ luật của người học sinh
Câu 2: [6đ]: Em hiểu gì về câu nói: “Cống hiến thì nhìn về phía trước, hưởng thụ thì nhìn về phía sau”.
Câu 3: [2đ] Hãy cho biết dự định của em sau khi học xong Trung học cơ sở?

Đáp án môn: Giáo dục công dân Lớp: 9

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: [6điểm]

Câu 1: [2đ] Em hiểu như thế nào là:
a. Đân chủ: Được tham gia bàn bạc, góp ý kiến, thảo luận mọi công việc của tập thể… [1đ]
b. Kỷ luật: Là những quy định của tập thể, bắt buộc mọi người phải thực hiện. Như quy định: Trường, lớp học [1đ]
Câu 2: [2đ] Dân tộc Việt Nam có những truyền thống tốt đẹp nào?
1. Phong tục, tập quán: Thờ cúng ông bà, tổ tiên… [0.5đ]
2. Trong đấu tranh bảo vệ tổ quốc: Kiên cường, bất khuất [0.5đ]
3. Trong học tập: Hiếu học, tôn sư trọng đạo… [0.5đ]
4. Trong quan hệ gia đình: Kính trên, nhường dưới, đoàn kết thương yêu nhau,
giúp đỡ nhau. [0.5đ]
Câu 3: [2đ]: Hãy kể tên một số tấm gương thanh niên tiêu biểu:
a. Trong đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc: Võ Thị Sáu, Nguyễn Viết Xuân, Lê Đình Chinh [1đ]
b. Trong thời kỳ đổi mới [từ 1986]: Nguyễn Thúy Hiền, Ngô Bảo Châu [1đ]

B. PHẦN TỰ LUẬN: [14 điểm]

Câu 1: [6đ]: Em hãy phân tích mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ luật của người học sinh:

Có mối quan hệ chặt chẻ, hổ trợ nhau, tạo thành sức mạnh để hoàn thành mọi công việc của tập thể.
Ví dụ: Nhân ngày 20/11 lớp 9A trường THCS X [3đ]
– Dân chủ: Được tham gia bàn bạc, góp ý kiến vào phong trào văn nghệ chào mừng ngày 20/11. [3đ]
– Kỷ luật: Mọi thành viên tham gia tích cực, nhiệt tình.

Câu 2: [6đ]:Em hiểu gì về câu nói: “Cống hiến thì nhìn về phía trước, hưởng thụ thì nhìn về
phía sau”.

– trước hết: Mỗi người công dân phải cống hiến công sức, trí tuệ về mọi mặt cho đất nước. [3đ]
– Hưởng thụ: Nhà nước có chính sách đãi ngộ cho những người có công với đất nước trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [3đ]

Câu 3: [2đ] Hãy cho biết dự định của em sau khi học xong Trung học cơ sở?

Tiếp tục học Phổ thông trung học [cấp 3] và các cấp, các nghành cao hơn để góp phần công sức, trí tuệ để xây dựng nước nhà đặt 4 mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh…

Đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân lớp 9 trường THCS Yên Thái

  • Tải Tài Liệu này: Tải Tại Đây  

Đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân lớp 9 trường THCS Thị Trấn Quán Lào

  • Tải Tài Liệu này: Tải Tại Đây  

Đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân lớp 9 cấp Huyện trường THCS Yên Hùng

  • Tải Tài Liệu này: Tải Tại Đây  

Đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân lớp 9 trường THCS Định Tiến

  • Tải Tài Liệu này: Tải Tại Đây  

Đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân lớp 9 trường THCS Định Bình

Trường THCS Định Bình
Đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân 9
Thời gian: 150 phút
Họ và tên người ra đề: Trịnh Hồng Liên

Đề thi:

Câu 1 [1,5đ]: Trong các cách hiểu dưới đây, cách nào là hiểu đúng?

a. Pháp luật cụ thể hoá đường lối chính sách của Đảng.
b. Pháp luật là đường lối chính sách của Đảng.
c. Pháp luật thể chế hoá đường lối chính sách của Đảng.
d. Pháp luật phải phù hợp với đường lối chính sách của Đảng.
e. Pháp luật có thể thay thế đường lối chính sách của Đảng.

Câu 2 [3,5đ]: Thế nào là kế thùă và phát huy truyền thống dân tộc?Tại sao nói kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc là yếu tố vô cùng quan trọng trên con đường phát triển, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước?

Câu 3 [6đ]: Trình bày ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? Quan điểm của Đảng và nhà nước ta về vấn đề đó như thế nào? Trách nhiệm của công dân học sinh trong việc củng cố và phát triển tình hữu nghị của các dân tộc trên thế giới?

Câu 4[4đ]: Pháp luật là gì? Nêu đặc điểm, bản chất, vai trò của pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu5 [2đ] : Phân biệt phong tục và hủ tục?

Câu 6 [3đ]: An 15t, là học sinh trung học cơ sở, được chị gái cho mượn một chiếc xe đạp mini. An đã tự ý bán chiếc xe đạp đó để lấy tiền mua sắm quần áo và ăn tiêu. Theo quy định của pháp luật, An có quyền bán chiếc xe đạp đó không? Vì sao?

Đáp án:

Câu1:[1,5 đ] Cách hiểu đúng là a, c, d.[ Mỗi ý 0,5 điểm]

Câu 2: [3,5 đ]
-Kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc là trân trọng, bảo vệ, tìm hiểu, học tập thực hành giá trị truyền thống để cái hay cái đẹp của truyền thống phát triển và toả sáng.[1đ]
– Nói kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc là yếu tố vô cùng quan trọng trên con đường phát triển CNH-HĐH đất nước vì:
+ Mỗi mọt dân tộc muốn phát triển phải có sự giao lưu với các dân tộc khác, với các nền văn hoá khác. Trong quá trình giao lưu đó, dân tộc nào cũng cần tiếp thu được tinh hoa văn hoá của các dân tộc khác nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng của mình. Đó chính là yếu tố làm nên cái riêng của dân tộc. Nếu không biết kế thừa, giữ gìn và phát huy truyền thống đó, mỗi dân tộc có thể đánh mất bản sắc riêng của mình và bị đồng hoá bởi các dân tộc khác, các nền văn hoá khác.[1,5đ]
+ Hiện nay, trong điều kiện xã hội ta đang đổi mới, mở cửa giao lưu rộng rãi với các nước, nếu chúng ta không chú ý giữ gìn truyền thống,. bản sắc của dân tộc, chạy theo những cái mới lạ, coi thường và xa rời những giá trị văn hoá tốt đẹp bao đời nay, chúng ta sẽ có nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc Việt Nam.[1đ]

Câu 3: [6đ] – Khái niệm: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là mối quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.[0,5đ]

– Ý nghĩa: + Tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác, phát triển về nhiều mặt: kinh tế, văn hoá…[1đ]
+ Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.[1đ]
– Quan điểm của Đảng và nhà nước ta :
+ Đảng và nhà nước ta luôn thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hữu nghị với các dân tộc, các quốc gia khác trong khu vực và thế giới.[1đ]
+ Chính quan hệ hữu nghị đó đã làm cho thế giới hiểu rõ về đất nước, con người, công cuộc đổi mới của VN, về đường lối chính sách của Đảng và nhà nước ta.[1đ]
+ Từ đó chúng ta tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ và hợp tác ngày càng rộng rãi của thế giới đối với VN.[0,5đ]
– Trách nhiệm: Thể hiện tình đoàn kết hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài bằng thái độ cử chỉ việc làm và sự tôn trọng thân thiên trong cuộc
sông hàng ngày.[1đ]

Câu 4: [4đ]
– Pháp luật là các quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc do nhà nước ban hành được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục,
thuyết phục, cưỡng chế.[1,5 đ]
– Đặc điểm của PL:
+ Tính quy phạm phổ biến.[0,25]
+ Tính xác định chặt chẽ.[0,25]
+ Tính bắt buộc[ cưỡng chế] [0,25đ]

– Bản chất của pháp luật:
+ Thể hiện ý chí của giai cấp CN và ND lao động.[0,5]
+ Thể hiện quyền làm chủ của nhân Việt Nam. [0,5]
– Vai trò của PL:
+ Là công cụ để quản lý NN.[0,25đ]
+ Phát huy quyền làm chủ của ND.[0,25]
+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.[0,25]

Câu 5: [2đ]
– Phong tục là những yếu tố văn hoá truyền thống tốt đẹp, lành mạnh, thể hiện nét riêng phổ biến của một miền quê, một dân tộc.[0,5]
Vd: Phong tục làm bánh chưng, cúng giỗ tổ tiên ngày tết….[0,5]
– Hủ tục là những thói quen của một người, một nhóm người tin và thực hiện theo những hành động mù quáng, cổ hũ, lạc hậu, thiếu cơ sở khoa
hoc.[0,5đ]
Vd: bói toán, gọi hồn….[0,5đ]

Câu 6: [3đ]
Theo quy định PL: An không có quyền bán xe vì: chị gái của An chỉ cho An mượn xe nên chủ sở hữu của chiếc xe vẫn là của chị gái An, An chỉ có quyền giữ xe[ quyền chiếm hữu và sử dụng] mà không có quyền định đoạt bởi vì chỉ có chủ sở hữu mới có quyền quyết định số phận tái sản như cho, bán, tặng…

Đề thi Tự luận và Trắc nghiệm học sinh giỏi môn Giáo dục công dân lớp 9 trường THCS Yên Ninh

Trường Trung học cơ sở Yên Ninh
Đề thi môn : Công dân 9
Thời gian làm bài : 150 phút
Người ra đề : Trịnh Đình Nhâm

Đề bài :

Câu 1 : Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu cho câu trả lời đúng nhất

1 . Nước ta đổi tên thành nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
a .1975 b 1976 c .1977 d . 1978

2 . Văn bản pháp luật là :
a. Nội quy trường học b. Điều lệ công ty
c. Điều lệ hội luật gia c..Pháp lệnh xửlý vi phạm hành chính

3. Bộ máy nhà nước cấp xã gồm các cơ quan :
a. Hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân
b. Hội đồng nhân dân , uỷ ban nhân dân và toà án nhân dân
c .Hội đồng nhân dân , uỷ ban nhân dân và viện kiểm sát nhân dân

4. Quốc hội là:
a. Cơ quan hành pháp cao nhất
b. Cơ quan quyền lực cao nhất
c.Cơ quan xét xử
d. Cơ quan kiểm sát

5 .HIV không lây truyền qua :
a. Truyền máu b. Quan hệ tình dục
c.Mẹ truyền sang con d . Bắt tay với người nhiễm HIV

Câu 2 : Những hành vi nào sau đây trái ngược với tính tự chủ ,hãy
giải thích vì sao ?
a. Tính bột phát trong giải quyết công việc
b. Thiếu cân nhắc chín chắn
c. Nổi nóng ,cải vả ,gây gỗ khi gặp những việc mình không vừa ý
d. Hoang mang ,sợ hãi chán nản trước khó khăn
e. Sa ngã , bị cám dỗ ,bị lợi dụng

Câu 3 : 1. Trong các hành vi sau đây hành vi nào thể hiện tính kỉ luật?Vì sao ?
a. Nam luôn thực hiện đúng nội quy , quy định của trường ,lớp
b. Dũng mở nhạc xập xình trong giờ nghỉ trưa khu tập thể
c. Một buổi giã ngoạin Lan lớp trưởng nhắc các bạn không vứt rác bừa
bãi

d. Hùng phóng nhanh vượt ẩu , vượt cả đền đỏ khi tham gia giao thông
e. Ông Bình- chủ tịch UBND xã làm việc có giờ giấc

2. Để rèn luyện tính kỷ luật chúng ta phải làm gì ?

Câu 4 : Hãy điền các cụm từ thích hợp vào ô trống: 
Một dân tộc muốn…[1].. phải có sự giao lưu với các ..[2]….khác ,với các nền văn hoá khác .Trong quá trình giao lưu đó ,dân tộc
nào cũng cần tiếp thuđược….[3]….của các dân tộc khầcm vẫn giữ được …..[4]….của mình . Đó chính là yếu tố làm nên cái riêng , cái bản sắc dân
tộc . Nếu không biết kế thừa, giữ gìn và phát huy truyền thống đó,mỗi dân tộc có thể đánh mất….[5]….của mình vàđồng hoá bởi dân tộc khác , các nền văn hoá khác . Hiện nay ,trong điều kiện xã họi ta đang ..[6]….ở thời kì …[7]….và giao lưu rộng rãi với…[8]…., nếu chúng ta không chú ý giữ gìn truyền trống, bản sắc dân tộc , chạy theo những cái mới lạ,coi thường và xa rời những giá trị tốt đẹp bao đời,chúng ta sẻ có nguy cơ đánh mất bản sắc …[9]…. ViệtNam . Vì vậy …..[10]…truyền thống dân tộc là yếu tố vô cùng quan trọng trên con đường phát triển và hiện đại hoá,công nghiệp hoá đất nước .

Câu 5 : Năng động sáng tạo là gì ? Liên hệ thực tế ?

Câu 6 : Hãy giải thích ngắn gọn câu tục ngữ dưới đây , từ câu tục ngữ đó em thấy cần phải rèn luyệnđức tính gì ? rèn luyện như thế nào ?
Đi đâu mà vội mà vàng
Mà vấp phải đá mà quàng phải gai

Câu 7 : Trong đợt kiểm tra đột xuất , đội quản lý thị trường quận G phát hiện ở quầy của bà Tâm có 8 mặt hàng không có trong danh mục những
mặt hàng mà bà Tam được phép kinh doanh. Với quyền tự do kinh doanh ,bà Tâm có vi phạm và bị xử lý không ?

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM :

Câu 1 : [2,5đ ]

1. chọn b [0,5đ ]
2. chọn c [0,5đ ]
3. chọn a [0,5 đ ]

4. chọn b [0,5đ]
5. chọn d [0,5đ]

Câu 2 : [ 2đ ] Tất cả hành vi trên thiếu tính tự chủ [1,0đ]
Giải thích đúng [1,0đ ]

Câu 3 : [3đ ]
1 . Những hành vi thể hiện tính kỷ luật 1, 3. 5 [ 1đ ]
Vì Nam , Lan và ông Bình tuân theo quy định chung [0,5đ]
2 . Rèn luyện :
-Tự giác chấp hành
-Cán bộ lãnh đạo ,tổ chức xã hội tạo điều kiện mỗi cá nhân phát huy tính kỷ
luật
-Học sinh vâng lời bố mẹ, thực hiện nội quy nhà trường …..
[ mỗi ý đúng 0,5 đ, đúng cả 1,5 đ ]

Câu4 : Cần phải điền các từ sau vào chỗ trống ;
1.phát triển 2. dân tộc 3.tinh hoa 4.bản sắc riêng 5. bản sắc riêng
6.mở cửa 7.đổi mới 8. thế giới 9 .dân tộc 10. kế thừa và phát huy
[ mỗi ô đúng đạt 0,5 đ ]

Câu5: [3đ] Nêu các ý khái niệm năng động tích cực,chủ động dám nghĩ
,dám làm. Sáng tạo say mê nghiên cứu tìm tòi cái mới………….[0,5đ]
Người năng động sáng tạo là người say mê tìm tòi phát hiện cái mới trong học tập lao động…………..[0,5đ]
Liên hệ thực tế [2,0đ ]
Trong học tập thể hiện phương pháp học say mê tìm tòi phát hiện cái mới không thoả mãn điều đã biết [lấy ví dụ]
Trong lao động : chủ động ,dám nghĩ ,dám làm dám đề ra cái hay cái mới [ví dụ]
Ví dụ trong cuộc sống hàng ngày minh chứng làm rõ .

Câu 6 : [ 3đ ]
-Giải thích được câu tục ngữ : câu tục ngữ chê những người có tính hấp tấp , phân tích cái hay việc sủ dụng cách nói đó [1đ]
-Để hạn chế tính hấp tấp ta phải rèn tính tự chủ [0,5đ]
-Rèn tự chủ :
– Suy nghĩ trước khi nói hành động [0,5đ]
-Xem xét thái độ ,lời nói hành động ,việclàm của mình xem đúng hay sai
[0,5đ]
-Rút kinh nghiệm sữa chữa sai lầm [0,5đ]

Câu 7: [1,5đ]

Theo điếu 57 hiến pháp 1992 quy định công dân có quyền tự do kinh doanh nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật vậy bà Tâm chỉ được kinh doanh
những mặt hàng có giấy phép kinh doanh. 8 mặt hàng không có trong danh mục đó là kinh doanh trái phép và trốn thuế nên bà bị xử lý theo pháp luật .

Video liên quan

Chủ Đề