Đề thi học sinh giỏi môn gdcd lớp 11

Đề thi hsg môn gdcd 11 có đáp án CẤP TRƯỜNG MỚI NHẤT HIỆN NAY

YOPOVN xin gửi đến quý thầy cô Đề thi hsg môn gdcd 11 có đáp án CẤP TRƯỜNG MỚI NHẤT HIỆN NAY. Đây là bộ Đề thi hsg môn gdcd 11 có đáp án,Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi GDCD 11,Tài liệu on thi HSG GDCD 12,De thi HSG tỉnh Nghệ An môn GDCD 11,De thi HSG GDCD lớp 12 có đáp an,De thi HSG môn GDCD cấp tỉnh,De thi HSG GDCD THPT,De thi học sinh giỏi GDCD 11 có đáp an,De thi HSG GDCD 12,,...được soạn bằng file word. Thầy cô download file Đề thi hsg môn gdcd 11 có đáp án CẤP TRƯỜNG MỚI NHẤT HIỆN NAY tại mục đính kèm.



ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI Môn: GDCD. Khối: 11

Thời gian làm bài: 150 phút

[Không kể thời gian phát đề]​

Họ và tên: ……………………………………….......... SBD: ……………………...................

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

-----------------------------------------------------------------------


Câu 1 [4,5 điểm]: Thị trường là gì? Trình bày các chức năng cơ bản của thị trường? Tại sao nói giá cả là “mệnh lệnh” của thị trường đối với mọi người sản xuất và lưu thông hàng hóa?

Câu 2[5,0 điểm]:

a.

Bằng hiểu biết của mình, em hãy chứng minh: Tác dụng to lớn, toàn diện của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ?

b. Đánh giá quá trình “Dồn điền đổi thửa” ở một số địa phương có tác động như thế nào đối với quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Câu 3 [3,0 điểm]: Bài tập tình huống:

Giả sử điều tra sơ bộ về cầu lượng bia trong dịp tết nguyên đán 2020 là 30 triệu chai , trong đó bia Hà Nội cung cấp 12 triệu chai, bia HaLiDa cung cấp 10 triệu chai. Các công ty bia khác cung cấp 14 triệu chai.

Câu hỏi:

a

. Theo em, thông tin trên phản ánh điều gì?

b. Nếu là nhà sản xuất trong trường hợp trên em sẽ làm gì?

Câu 4 [3,0 điểm]: Trong buổi ngoại khóa về đổi mới phương pháp học tập, Lan và Bình tranh luận:

Lan cho rằng: Đổi mới phương pháp học tập là phải thay đổi toàn bộ phương pháp cũ bằng phương pháp học mới. Bình cho rằng: Đổi mới phương pháp học tập là phải biết chọn lọc những mặt tích cực của phương pháp học cũ kết hợp với phương pháp học mới, hiện đại để nâng cao hiệu quả học tập. Theo em, quan điểm của ai đúng? Vận dụng các kiến thức đã học để giải thích?

Câu 5 [4,5 điểm]: Em hiểu thế nào là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc? Trình bày phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Em hãy nêu một số ví dụ về hoạt động nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương em.

------------------------------- Hết ----------------------------

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI CHỌN HỌC SINH GIỎI Năm học 2020 - 2021 Môn thi:GDCD 11

Điểm
- Thị trường: là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả, số lượng hàng hóa, dịch vụ.
- Chức năng của thị trường: + Thực hiện [thừa nhận] giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa… + Thông tin:… + Điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng:…

- Nói giá cả là “mệnh lệnh”… vì:

+Giá cả là sự phản ánh tập trung và rõ nét nhất tình hình của thị trường. Mọi người sản xuất và trao đổi hàng hóa muốn giành được lợi ích lớn nhất thì phải căn cứ vào sự vận động của giá cả để điều chỉnh hành vi sản xuất, kinh doanh cho phù hợp. + Giá của hàng hóa nào đó tăng cao – SX mở rộng…và ngược lại giá cả hàng hóa nào đó giảm – thu hẹp SX hoặc chuyển sang SX mặt hàng khác. + Sự thay đổi của giá cả làm cho các yếu tố sản xuất được di chuyển từ ngành này sang ngành khác. + Sự thay đổi của giá cả cũng làm cho hàng hóa được luân chuyển từ nơi này đến nơi khác [từ nơi giá cả thấp đến nơi giá cả cao].[VD]
1,0đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ

0,5đ

* Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động từ thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

* Tác dụng to lớn và toàn hiện của công nghiệp hóa, hiện đại hóa:


  • + Tạo điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất và tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân.
  • + Tạo ra lực lượng sản xuất mới là tiền đề cho việc củng cố quan hệ sản xuất XHCN ....
+ Tạo tiền đề hình thành và phát triển văn hóa mới xã hội chủ nghĩa... +Tạo cơ sở vật chất kĩ thuật cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập...

* Vai trò của “Dồn điền đổi thửa” đối với quá trình CNH – HĐH.

+ Phù hợp với tính tất yếu khách quan của quá trình CNH-HĐH ở nước ta giai đoạn nay. + Phù hợp với việc phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất như: Chuyển đổi nền sản xuất xã hội từ chỗ dựa trên kỹ thuật thủ công sang dựa trên kỹ thuật cơ khí, nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp. + Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý như chuyển dịch được cơ cấu cây trồng, vật nuôi. + Khắc phục tình trạng ruộng đất nhỏ lẻ, phân tán.
  • + Quy hoạch lại ruộng đất tạo điều kiện xây dựng hạ tầng.
  • Đánh giá chung: Phù hợp yêu cầu quá trình CNH- HĐH ở nước ta.
1.0đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ
a.- Thông tin phản ánh: Quan hệ cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa: - Trong TH trên là cung > cầu. - Quan hệ cung cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.

b.- Nếu là nhà sản xuất: Nên thu hẹp sản xuất hoặc chuyển sang kinh doanh mặt hàng khác để có lãi.

-vì : Khi cung > cầu thì giá cả < giá trị hàng hóa, nếu mở rộng SX sẽ bị thua lỗ.
0,5đ 0,5đ 1,0đ 0,5đ 0,5đ
- Quan điểm của Bình đúng, phù hợp quan điểm phủ định biện chứng. - Phủ định biện chứng là: Phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng cũ để phát triển sự vật, hiện tượng mới. - Vận dụng kiến thức để giải thích: + Phương pháp học tập nào cũng có mặt tích cực và hạn chế.

+ Phải biết giữ lại mặt tích cực, tránh phủ định sạch trơn phương pháp học tập cũ.

0,5đ 1,0đ 1,5đ
* Nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là:
- Nền văn hoá tiên tiến: Thể hiện tinh thần yêu nước và tiến bộ , nội dung là lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, tất cả vì con người.
- Nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc: Chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc [ lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết...]
* Phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc - Làm cho CN M- LN và tư tưởng HCM giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân. - Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống VH của dân tộc. - Tiếp thu tinh hoa VH nhân loại. - Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ VH, phát huy tiềm năng sáng tạo VH của nhân dân.

* Ví dụ về hoạt động nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương em.
[Tùy cách viết của HS để GV cho điểm]

0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ

1,5đ


XEM THÊM:

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT TẠI CHUYÊN MỤC

3
119 KB
1
370

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

pdf

8 0 29

pdf

4 0 18

pdf

9 1 187

pdf

4 4 224

TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ TỔ: SỬ -ĐỊA- GDCD ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN THI: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - LỚP 11 Thời gian: 150 phút [không kể thời gian giao đề] Câu 1 [8 điểm]. Tình yêu là gì?Em hiểu thế nào về một tình yêu chân chính và những biểu hiện nên tránh trong tình yêu. Em hãy sưu tập một số câu ca dao, tục ngữ nói về tình yêu nam nữ. Câu 2 [6 điểm]. Vì sao nói con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội? Trong đại dịch Covis19 vừa qua : Đảng và nhà nước ta đã có những chính sách gì để đảm bảo sự ổn định xã hội và sự phát triển toàn diện của con người? Cho ví dụ. Câu 3 [2 điểm]. Theo em, thế nào là người có nhân phẩm, thế nào là người có lòng tự trọng? Lấy ví dụ để minh họa. Câu 4 [4 điểm]. Em hiểu đạo đức là gì? Thế nào được coi là một người có đạo đức? Hãy phân tích vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân. -------------- Hết --------------- Họ tên thí sinh....................................................... Số báo danh............................ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN THI: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - LỚP 11 Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1 [8 điểm]. -khái niệm Tinh yêu: Tình yêu là sự rung cảm ,quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới.Ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt…Làm cho họ có nhu cầu gần gũi gán bó với nhau,tự nguyện sống vì nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình -2 điểm -Biểu hiện : +có tình cảm chân thực mong muốn gắn bó gần gũi nhau -0,5 đ +có sự quan tâm sâu sắc đến nhau ,lo lắng cho nhau -0,5 đ +chân thành ,tin cậy,tôn trọng nhau -0,5 đ +có lòng vị , không cố chấp trong tình yêu -0,5 đ +yêu quá sớm -1đ +yêu một lúc nhiều người -0,5 đ +Có quan hệ tình dục trước hôn nhân -0,5 đ - Nêu ca dao tục ngữ :[ 2điểm] Câu 2 [6 điểm]. -con người là chủ thể của xã hội cho nên mọi sự phát triển của xã hội phải là vì con người .Thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người -1 đ -con người luôn mong muốn có cuộc sống ấm no hạnh phúc và đấu tranh để đđiều đó trở thành hiện thực -1đ -con người không ngừng đấu tranh chống lại áp bức bóc lột , bất công . đồng thời luôn mong muốn giải quyết các vấn đề như: ô nhiễm môi trường ,khủng bố,thất nghiệp, tệ nạn xã hội ,chiến tranh….-1đ -Các chính sách của Đảng ,nhà nước:2đ +thực hiện giãn cách xã hội ở những nơi bùng phát dịch +củng cố mạng lưới y tế trong toàn quốc + chuyển sang học trực tuyến … +yêu cầu người dân đeo khẩu trang khi ra ngoài.. + tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng +hỗ trợ tiền cho người nghèo, gia đình chính sách ,công nhân mất việc làm… +hợp tác quốc tế chông dịch.. -Nêu ví dụ cụ thể -1đ Câu 3 [2 điểm]. Theo em, thế nào là người có nhân phẩm, thế nào là người có lòng tự trọng? Lấy ví dụ để minh họa. 1. Người có nhân phẩm: là người có lương tâm, có nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh, luôn thực hiện tốt các nghĩa vụ đạo đức đối với xã hội và người khác, biết tôn trọng các quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ. [0.5 điểm] Ví dụ: Thí sinh tự lấy ví dụ. [0.5 điểm] 2. Người có lòng tự trọng: là người biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình; biết làm chủ các nhu cầu bản thân, kiềm chế được các nhu cầu, ham muốn không chính đáng và cố gắng tuân theo các quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ, đồng thời biết quý trọng danh dự, nhân phẩm của người khác. [0.5 điểm] Ví dụ: Thí sinh tự lấy ví dụ. [0.5 điểm] Câu 4 [4 điểm]. Em hiểu đạo đức là gì? Thế nào được coi là một người có đạo đức? Hãy phân tích vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân. 1. Khái niệm đạo đức: là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội. [1 điểm] 2. Một người được coi là có đạo đức là người biết tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích chung của xã hội và của người khác. [1 điểm] 3. Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân là: Đạo đức góp phần hoàn thiện nhân cách con người. Đạo đức giúp cá nhân có ý thức và năng lực sống thiện, sống có ích, tăng thêm tình yêu đối với Tổ quốc, đồng bào và rộng hơn là nhân loại. Một cá nhân thiếu đạo đức thì mọi phẩm chất, năng lực khác sẽ không còn ý nghĩa…[2 điểm] -------------- Hết -------------

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Video liên quan

Chủ Đề