Đẻ thường bao lâu thì đi nặng được

Sau sinh mổ, người mẹ không những bị suy yếu về sức khỏe mà còn dễ gặp hiện tượng táo bón. Tùy từng người mà tình trạng này có thể kéo dài với khoảng thời gian khác nhau. Táo bón thường xuyên thậm chí còn trở thành nỗi ám ảnh với nhiều phụ nữ sinh mổ. Làm cách nào để giảm táo bón sau khi sinh mổ vì thế trở thành vấn đề được các mẹ quan tâm.

1. Táo bón sau sinh mổ - nguyên nhân và hệ lụy

1.1. Nguyên nhân khiến mẹ bị táo bón sau sinh mổ

Táo bón sau sinh mổ là hiện tượng dễ xảy ra bởi:

- Chức năng ruột bị tác động bởi thuốc giảm đau và thuốc gây mê trong quá trình phẫu thuật.

- Cơ thể mẹ bị mất nước nhiều do phải chia sẻ lượng nước qua sữa cho bé bú.

- Quá trình bổ sung vi chất trước sinh, nhất là sắt dễ gây ra táo bón.

- Sinh mổ thường lâu hồi phục hơn so với sinh thường cộng thêm tính chất của phẫu thuật khiến mẹ phải nghỉ ngơi trên giường nhiều hơn. Đây chính là lý do làm cho mẹ vận động ít nên dễ bị táo bón.

Táo bón sau sinh mổ là nỗi ám ảnh của nhiều phụ nữ

- Tâm lý sợ làm cho vết khâu bị bục khiến cho nhiều mẹ nhịn đi đại tiện và hệ quả chính là bị táo bón.

- Ăn uống kiêng khem hơn so với các mẹ đẻ thường nên dễ gây ra táo bón sau sinh.

- Bị táo bón trong thời kỳ mang thai, đến sau khi sinh do có sự thay đổi nội tiết của thời kỳ cho con bú nên táo bón nặng hơn.

- Thói quen bồi bổ cho cơ thể hoặc giảm cân để giữ dáng khiến cơ thể bị nóng và dễ táo bón.

1.2. Những hệ lụy do táo bón sau sinh mổ gây ra

Giảm táo bón sau sinh mổ là việc nên làm bởi hiện tượng này kéo dài sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy cho hệ tiêu hóa như: đi ngoài ra máu thường xuyên, phân có chất nhầy, vừa táo bón vừa bị tiêu chảy không kiểm soát,... Bên cạnh đó, cảm giác vùng bụng dưới đau, nặng do không đi đại tiện được cũng sẽ gây ra sự khó chịu không hề nhỏ. Đặc biệt hơn, có những mẹ bị táo bón kéo dài còn kèm theo tình trạng thường xuyên nôn mửa và sốt cao.

2. Cách giảm táo bón sau khi sinh mổ dễ thực hiện tại nhà

Hầu hết các cách giảm táo bón sau sinh mổ đều cần dựa trên nguyên tắc thay đổi chế độ dinh dưỡng kết hợp với sử dụng sản phẩm hỗ trợ vì nguyên nhân gây nên hiện tượng này chủ yếu là do sinh hoạt và ăn uống. Để tình trạng táo bón thuyên giảm nhanh chóng, các mẹ cần nhớ:

- Tăng cường ăn rau, củ, quả để bổ sung chất xơ

Mặc dù sau sinh mổ mẹ cần bồi bổ để tăng chất và lượng nguồn sữa cho con bú nhưng cũng rất cần bổ sung chất xơ. Loại chất này có nhiều trong các loại củ, quả, rau vì thế mẹ nên chú ý đưa chúng vào khẩu phần ăn hàng ngày. Có như vậy hệ tiêu hóa mới được cung cấp đủ lượng chất xơ cần thiết để hoạt động dễ dàng hơn, giảm thiểu được nguy cơ táo bón.

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ giúp giảm táo bón sau khi sinh mổ

- Uống nhiều nước

Mỗi ngày nên uống tối thiểu 2 lít nước để giúp cho việc đi ngoài trở nên dễ dàng hơn đồng thời cải thiện nguồn sữa mẹ cho bé. Mẹ có thể bổ sung nước từ nhiều nguồn khác nhau: nước canh, nước ép trái cây, nước lọc,... nhưng hãy cố gắng tránh các loại nước có gas và cafein.

- Bổ sung lợi khuẩn

Bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột là cách làm cân bằng hệ vi sinh tại đây và giúp đường ruột trở nên khỏe mạnh để đẩy lùi các bệnh đường tiêu hóa. Muốn vậy mẹ nên ăn nhiều sữa chua nhưng không nên ăn khi sữa chua còn lạnh.

- Vận động một cách nhẹ nhàng

Nhiều mẹ sau sinh mổ do đau vết mổ, lo sợ vết mổ bị bục nên kiêng hoặc sợ vận động. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến các mẹ dễ bị táo bón. Để giảm táo bón sau khi sinh mổ tốt nhất, 24 - 36 giờ sau sinh mẹ nên nhẹ nhàng tập những bước đi đầu tiên. Tiếp sau đó, mỗi ngày các mẹ nên vận động nhẹ nhàng, đi bộ quãng ngắn để tạo điều kiện cho các chức năng của cơ thể mau chóng hồi phục, nhu động ruột tăng lên nhờ đó mà việc đại tiện cũng trở nên dễ dàng hơn, giảm thiểu được tình trạng táo bón. Đến khi cơ thể đã hồi phục hoàn toàn các mẹ có thể tập một số bài yoga vừa sức.

- Tạo cho mình một tâm lý thực sự thoải mái và vui vẻ

Táo bón cũng có thể được hình thành do tâm trạng của mỗi người. Khi tâm lý không tốt sẽ tác động tới sự co bóp của dạ dày, khiến cho thức ăn tiêu hóa chậm hơn và dễ bị táo bón. Vì thế nếu muốn giảm táo bón sau khi sinh mổ, các mẹ hãy cố gắng giữ cho mình tâm lý thật thoải mái và vui vẻ.

Hãy tham vấn ý kiến bác sĩ nếu táo bón sau sinh mổ trở nên nghiêm trọng

- Tạo thói quen đi ngoài

Muốn phòng ngừa táo bón sau sinh mổ các mẹ nên:

+ Tuyệt đối không nhịn đại tiện.

+ Tập cho mình thói quen đi ngoài vào một khung giờ cố định mỗi ngày.

+ Thời gian đi ngoài không nên quá lâu.

+ Khi đi ngoài nên ngồi bệt xổm còn nếu ngồi xí bệt hãy đặt một chiếc ghế cao khoảng 20cm ở trước bệ xí để kê chân lên. Tư thế này sẽ giúp cho trực tràng ở vị trí thẳng đứng và giúp phân dễ đi ra ngoài hơn.

Ngoài những cách hỗ trợ giảm táo bón sau khi sinh mổ ở trên, các mẹ cũng cần lưu ý nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không ăn nhanh hay ăn quá no, khi ăn cần nhai thật kỹ và ăn đúng giờ để cơ thể có thói quen giờ giấc ăn uống. Nếu cần thiết phải sử dụng tới thuốc để cải thiện tình trạng táo bón, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và không ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con.

Mặc dù táo bón sau sinh mổ không quá nguy hại cho sức khỏe nhưng sự kéo dài của nó sẽ gây ra nhiều phiền toái cho sinh hoạt hàng ngày và tạo tâm lý mệt mỏi cho các mẹ sau sinh. Hiện Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có tổng đài tư vấn hoạt động 24/7 qua hotline 1900 56 56 56, nếu còn thắc mắc hoặc cần hỗ trợ về vấn đề giảm táo bón sau khi sinh mổ, các mẹ có thể liên hệ tại đây để nhận được sự giúp đỡ hiệu quả và tận tình.

Điểm trung bình: 4.1/5
Bài viết có ích: 582 lượt bình chọn

Đẻ xong không đi đại tiện được là vấn đề không còn xa lạ với bất cứ ai khi mới trải qua quá trình “vượt cạn”. Khi mang thai cũng như sinh con, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi lớn, dẫn tới nhu động ruột hoạt động kém hiệu quả, khiến đại tiện khó, táo bón. Vậy, đẻ xong không đi đại tiện được phải làm sao? Bài viết sau đây, các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng sẽ cung cấp tới bạn đọc thông tin cần thiết về vấn đề này.

Nguy hiểm khi đẻ xong không đi đại tiện được

Lâu ngày không đi đại tiện được tức là người bệnh đã gặp phải những vấn đề bất thường ở đường ruột hay mắc phải những bệnh lý vùng hậu môn. Phụ nữ khi mang thai và sinh con cơ thể có những thay đổi rất lớn, vùng hậu môn phải chịu nhiều áp lực, chế độ ăn uống không hợp lý, dẫn tới quá trình đào thải phân gặp nhiều trở ngại. Nếu người bệnh không có cách xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:

  • Nguy cơ mắc ung thư trực tràng cao: Việc đại tiện khó, táo bón khiến phân bị tích tụ lâu ngày trong đường ruột, các chất độc hại không thải được ra ngoài mà có nguy cơ hấp thụ ngược, lâu dần có thể dẫn đến ung thư trực tràng.
  • Đại tiện khó, táo bón đều là những nguyên nhân hoặc biểu hiện của các bệnh lý vùng hậu môn – trực tràng như: Trĩ, nứt kẽ hậu môn, polyp hậu môn... Những bệnh lý này nếu không phát hiện sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng như: Nhiễm trùng máu, viêm nhiễm, sa trực tràng...
  • Thiếu máu: Đại tiện khó khiến người bệnh sẽ bị mất một lượng máu đáng kể khi đi đại tiện. Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh bị mất máu trầm trọng, khiến cơ thể phụ nữ suy nhược, mất sữa..
  • Tâm lý khó chịu, không thoải mái: Đại tiện khó sẽ khiến chị em phụ nữ luôn trong trạng thái khó chịu, bực bội, ăn uống không ngon, ngủ kém… Lâu ngày, sẽ khiến họ sút cân, da xanh xao…

Sau đây, các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng sẽ chia sẻ tới bạn đọc cách giúp phụ nữ đẻ xong không đi đại tiện được:

  • Chú ý đến chế độ ăn uống: Sau khi sinh, ngoài việc bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng để có sữa nuôi con thì các mẹ cũng nên bổ sung thêm chất xơ có trong các loại rau, củ, quả như: Mướp đắng, khoai lang, chuối, táo, lê, đậu nành, cà chua, rong biển...
  • Uống nhiều nước và ăn sữa chua: Người bệnh nên uống 1,5 đến 2 lít nước sẽ giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hạn chế tình trạng táo bón. Chị em phụ nữ nên ăn nhiều sữa chua, vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ kích thích thành ruột và khả năng tiêu hóa của dạ dày, từ đó giúp các mẹ hạn chế được tình trạng táo bón, đại tiện khó sau sinh.
  • Tăng cường vận động, tập thể dục thể thao: Sau khi hết thời gian ở cữ, chị em nên tăng cường vận động đi lại, tập những bài thể dục phù hợp, tránh nằm bất động quá lâu.
  • Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ: Tâm trạng buồn bã, bi quan, streess, trầm cảm sau sinh... là nguyên nhân khiến cho bệnh táo bón, đại tiện khó nặng hơn.
  • Sử dụng thuốc hỗ trợ đại tiện: Nếu việc sử dụng các phương pháp trên không có hiệu quả thì người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng thuốc nhuận tràng, giúp làm mềm phân. Chị em tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về nhà điều trị để tránh những tác dụng phụ.

Trên đây là những tư vấn của các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng về vấn đề “Đẻ xong không đi đại tiện được phải làm sao?”. Nếu bạn còn có những thắc mắc gì về đại tiện khó hay muốn đặt lịch hẹn thăm khám trực tiếp với các bác sĩ của chúng tôi, hãy nhấc máy lên và gọi ngay tới số điện thoại 0243.9656.999 để được tư vấn chi tiết.

Xem thêm

PGS.TS PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm

Chuyên khoa: Ngoại tiết niệu

Chủ tịch hội Hậu môn Trực tràng Việt Nam.

Hội viên Hội Phẫu thuật Đại Trực tràng Mỹ [ASCRS] và Hội Phẫu thuật Tiêu hoá Pháp [SFCD]..

Hà Nội

1898 lượt đặt Đặt hẹn ngay

Xem thêm

TS.BÁC SĨ CK II TRỊNH TÙNG

Chuyên khoa: Ngoại khoa

Nguyên trưởng khoa phẫu thuật bệnh viện Xanh Pôn

Nguyên PGĐ bệnh viện Y Học Cổ Truyền TW

Có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh Hậu Môn Trực Tràng

Hà Nội

1202 lượt đặt Đặt hẹn ngay

Video liên quan

Chủ Đề