Dịch tễ học tăng huyết áp ở Việt Nam

TTH - “Tỉ lệ tăng huyết áp [THA] hiện nay chiếm đến 25% ở người trưởng thành Việt Nam [cứ 10 người thì có 3 người bị THA] và đang có xu hướng tăng cao đến mức báo động đỏ”, GS.TS. Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Phân hội THA Việt Nam, Chủ tịch Hội Tim mạch Thừa Thiên Huế cho biết.

Giáo sư có thể cho biết chủ đề của “Ngày phòng chống Tăng huyết áp Thế giới” năm nay [17/5] là gì và vì sao lại lấy chủ đề này?

Ngày 17/5 là ngày do Tổ chức THA thế giới [International Society of Hypertension, viết tắt là ISH] và Liên đoàn Tim mạch thế giới [World Health League, viết tắt là WHL] chọn nhằm kêu gọi sự quan tâm và nỗ lực của cộng đồng trên toàn thế giới phòng chống căn bệnh thế kỷ là tăng huyết áp. Hằng năm, tổ chức này đều đưa ra một chủ đề, riêng năm nay chủ đề là Tháng 5 đo huyết áp [May Measurement Month, viết tắt là MMM] với ý nghĩa là toàn thế giới sẽ đánh thức sự quan tâm của người dân bằng việc đo huyết áp chủ yếu cho các đối tượng chưa được đo lần nào, càng nhiều người càng tốt với chiến dịch kéo dài trên toàn thế giới suốt tháng 5. Việt Nam là một thành viên của ISH, do vậy có trách nhiệm tham gia và hưởng ứng chương trình này.

 Người dân đo huyết áp miễn phí tại Lễ phát động chương trình tháng 5 - Tháng đo huyết áp [MMM] được tổ chức sáng 13/5/2017 tại Trung tâm Festival Huế

Bệnh THA lâu nay được xem như “Kẻ giết người thầm lặng”,  tình trạng người mắc và tử vong vì căn bệnh này như thế nào- thưa Giáo sư?

Bệnh THA thật sự được quan tâm kể từ thế kỷ 20 do vậy còn có tên là “Kẻ giết người thầm lặng của thế kỷ 20”, do căn bệnh khởi đầu thường không có triệu chứng và dấu chứng đặc biệt nào cho đến khi vào viện đã là biến chứng, thậm chí nhiều người còn “một đi không trở lại”. THA với hậu quả tổn thương cơ quan đích như suy tim, suy mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột tử, tai biến mạch não, suy thận, xuất huyết phù gai thị đưa đến giảm thị lực, mù mắt, tắc mạch ngoại biên... để lại di chứng nặng nề cho bản thân, gia đình và xã hội; đặc biệt với những người không điều trị thì nguy cơ tàn phế, tử vong chiếm đến 1/3 trường hợp trong vòng 10 năm.

Tổ chức Y tế thế giới đã xếp bệnh THA vào nhóm “bệnh dịch [do sự gia tăng nhanh chóng] không lây”. Có thể thấy rõ điều này ngay tại nước ta khi những năm 60, tỉ lệ THA chỉ chiếm 1,6% dân số nhưng hiện nay đã chiếm trên 25% dân số người > 18 tuổi. Tỉ lệ này tương đương các nước đang phát triển và là nguy cơ báo động đỏ. So sánh tử vong bệnh lý ung thư thì THA không kém chút nào, thậm chí còn cao hơn ở nhiều nước.

Vì sao tỉ lệ người mắc bệnh THA lại cao như vậy trong vài năm trở lại đây? Đối tượng mắc bệnh có những thay đổi như thế nào, thưa Giáo sư?

Trên thế giới và tại nước ta, tỉ lệ mới mắc THA chưa có xu hướng chững lại mà gia tăng. Thống kê được công bố gần đây của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy 1/3 người lớn bị THA trong vòng 5 năm qua. Đáng lưu ý là sự trẻ hóa của các bệnh nhân THA, nhiều trường hợp tuổi đời chỉ xấp xỉ 35- 40 tuổi. Giải thích điều này theo các tài liệu cho thấy có nhiều yếu tố như: lối sống không lành mạnh, lạm dụng rượu bia, đô thị hóa, tác động tâm lý xã hội, bệnh lý phối hợp như đái tháo đường, suy thận... cũng như sự nhận thức của người dân chưa cao, thậm chí cả nhân viên y tế cũng coi thường việc dự phòng căn bệnh thế kỷ này. Cũng có ý kiến cho rằng, do các phương tiện chẩn đoán trở nên phổ biến nên việc phát hiện THA nhiều hơn. Dẫu sao THA nguyên phát [không rõ nguyên nhân] chiếm đến 90% trường hợp trong khi THA thứ phát có nguyên do [sỏi thận, cường giáp, hẹp mạch thận, suy thận, thuốc...] lại hay tìm thấy ở người trẻ.

Dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh THA là gì? Lời khuyên của Giáo sư để phòng tránh THA?

Dấu hiệu THA giai đoạn sớm đúng nghĩa là “thầm lặng” vì không có dấu hiệu gì báo trước hoặc nếu có thì rất mơ hồ, như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt. Ở giai đoạn nặng hơn có thể bệnh nhân than phiền tức ngực, mờ mắt, tê tay chân và cuối cùng, khi đã có biến chứng thì bệnh nhân có thể đã hôn mê, liệt, nhồi máu và tử vong. Do vậy, để dự phòng phải kiểm tra huyết áp định kỳ, khi huyết áp trên 140/90 phải đến bác sĩ tư vấn ngay.

Để phòng tránh THA về cơ bản là phải thay đổi lối sống, hạn chế ăn mặn, bia rượu, thuốc lá, chọn chế độ ăn nhiều rau củ quả, tránh căng thẳng, tập thể dục đều đặn, giảm cân và kiểm tra sức khỏe toàn diện toàn dân là bước phòng tránh ưu việt. Sau cùng, rất mong mọi người tham gia chương trình "Tháng 5 đo huyết áp" do Hội Tăng huyết áp và Hội Tim mạch Thừa Thiên Huế đang tiến hành để có sự tư vấn tốt nhất.

Từ nay đến cuối tháng 5/2017, Hội Tim mạch Thừa Thiên Huế sẽ tổ chức đặt nhiều bàn đo và tư vấn huyết áp miễn phí cho các đối tượng là người lớn trên 18 tuổi tại các tụ điểm đông người như câu lạc bộ Festival, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Trường đại học Y Dược, các bến xe, siêu thị, các trạm y tế đông dân… Dự kiến tổng số người đo là trên 5.000 người.

Ngọc Hà [thực hiện]

HUỲNH VĂN MINH 1 [*], LÊ THỊ BÍCH THỦY 2 ,

TRẦN TÚ NGUYÊN 1, PHAN VĂN SANG 1, HOÀNG ANH TIẾN1

  1. Phân Hội Tăng huyết áp Việt Nam, Hội Tim mạch Việt Nam
  2. Sở Y Tế Nam Định

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Việc tầm soát tăng huyết áp rất quan trọng để cung cấp bằng chứng xây dựng chính sách và các chương trình can thiệp. Mục tiêu nghiên cứu nhằm khảo sát tỷ lệ tăng huyết áp, kiểm soát huyết áp của người dân ở một tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên người trưởng thành trên 18 tuổi, 229 Trạm Y tế tại 10 huyện thành của Nam Định, một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Thời gian tầm soát huyết áp từ 15/7/2020 đến 30/7/2020. Các đối tượng được đo huyết áp bằng máy đo bán tự động OMRON, kỹ thuật và phương pháp đo huyết áp theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Hội Tim mạch/Phân hội THA Việt Nam. Kết quả: Qua tầm soát huyết áp 183.906 người trên 18 tuổi, gồm 84.530 nam giới [45,96%] và 99.376 nữ giới [54,04%], tuổi bình quân chung cho hai giới là 60,37 ± 13,2. Kết quả cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp chung là 27,21%, trong đó nam chiếm 50,31%, nữ chiếm 49,69%, tỉ lệ THA nam cao hơn nữ có ý nghĩa thống kê [p < 0,05]. Tuổi càng lớn tỉ lệ tăng huyết áp càng cao cho cả hai giới, tỉ lệ THA tuổi trên 65 chiếm đến 45,36%. THA độ 1 chiếm tỉ lệ cao nhất [10,43%], tiếp theo là THA độ 2 chiếm 2,91% và độ 3 chiếm 0,57%; đáng lưu ý tỉ lệ tiền THA chiếm đến 56,44%. Đáng lưu ý dù tỉ lệ bệnh nhân được điều trị tăng huyết áp là 56,78% nhưng tỉ lệ kiểm soát huyết áp chỉ có 14,36% và  tỉ lệ không kiểm soát huyết áp  chiếm 85,64%.

Kết luận: Tỷ lệ tăng huyết áp của người dân Nam Định khá cao chiếm 27,2%, đặc biệt mặc dù tỉ lệ bệnh nhân được điều trị đến 56,78% nhưng tỉ lệ điều trị không kiểm soát huyết áp còn cao. Cần có biện pháp quản lý, can thiệp để giảm nguy cơ tăng huyết áp.

Từ khóa: Tăng huyết áp, Nam Định, đồng bằng Bắc Bộ, chương trình tầm soát THA.

 Abstract

Background: The aim of this study was to estimate the prevalence and control of hypertension in adults of the northern delta province in Vietnam. Methods: This cross-sectional study collected data from volunteers in adults over 18 years old in 10 cantoons and the city of Nam Dinh from July 15th to July 30th, 2020. Sitting blood pressure had been measured in triplicate according to standardized specified methods of MOH and VNHA/VSH. The devices semi-automatic OMRON and sphygmomanometer were used. Results: Through blood pressure screening for 183,906 people over 18 years old, including 84,530 males [45.96%] and 99,376 females [54.04%], the average age for the two genders was 60.37 ± 13.2 years old. The prevalence of hypertension was 27,21%, in which male was 50.31% and in female was 49.69%, the prevalence of hypertension in men was higher than that of women [p 0,05]. HA tâm thu ở nam giới là 127,83 ± 16,86 mmHg; ở nữ giới là 123,98 ± 17,28 mmHg; chung cho hai giới là 125,75 ± 17,20 mmHg, khác biệt giữa hai giới có ý nghĩa thống kê [p < 0,05]. HA tâm trương ở nam giới là 78,48 ± 9,91 mmHg; ở nữ giới là 76,28 ± 10,24 mmHg; chung cho hai giới là 77,29 ± 10,14 mmHg, khác biệt giữa hai giới có ý nghĩa thống kê [p < 0,05]. Trị trung bình tần số tim ở nam giới là 80,98 ± 11,63 lần/phút; ở nữ giới là 80,91 ± 11,62 lần/phút; chung hai giới 80,94 ± 11,62 lần/phút, không có sự khác biệt giữa hai giới [p > 0,05]

 Bảng 2 Phân bố các đối tượng được sàng lọc huyết áp theo tuổi và giới

  Nam [1] Nữ [2] Tổng p [1], [2]
n % n % n % p > 0,05
Nhóm tuổi 65 29.035 15,79 34.424 18,72 63.459 34,51
Tổng 84.530 45,96 99.376 54,04 183.906 100,0

Biểu đồ 1. Phân bố nhóm tuổi theo giới

Nhận xét: Nhóm tuổi được sàng lọc chiếm tỉ lệ cao nhất là > 65 tuổi, không có sự khác biệt giữa hai giới [p > 0,05]

Biểu đồ 2. Phân bố mức huyết áp tâm thu theo giới tính

Biểu đồ 3. Phân bố mức huyết áp tâm trương theo giới tính

Biểu đồ 4. Phân bố tần số tim theo giới tính

 3.2. Mối tương quan giữa huyết áp và tuổi của hai giới

Nhận xét:   – Có mối tương quan thuận giữa HA tâm thu và HA tâm trương với tuổi cả hai giới.

                        – Không có sự tương quan giữa HA tâm thu với tần số tim của hai giới.

 3.3. Tỉ lệ tăng huyết áp theo tuổi và giới

Qua sàng lọc huyết áp cho 183.906 người, gồm 84.530 nam [45,96%] và 99.376 nữ [54,04%], có 50.048 người tăng huyết áp, gồm 25.178 nam [13,69%] và 24.870 nữ [13,52%].

Bảng 3. Phân bố tỉ lệ tăng huyết áp theo giới [n = 183.906]

  Nam [1] Nữ [2] Chung p [1], [2]
  n % n % n %
Tăng huyết áp 25.178 13,69 24.870 13,52 50.048 27,21 p < 0,05

Biểu đồ 9. Phân bố tỉ lệ tăng huyết áp theo giới

Nhận xét: Tỉ lệ THA chung là 27,21%, trong đó nam chiếm 13,69%, nữ chiếm 13,52%, nam cao hơn nữ có ý nghĩa thống kê [p < 0,05]

Bảng 4. Phân độ huyết áp ở nhóm HA  bình thường và người THA nhưng chưa điều trị HA

  Nam [1]

[n = 84.530]

Nữ [2]

[n = 99.376]

Chung

[n = 155.486]

p [1], [2]
  n % n % n % p < 0,05
HA tối ưu 16.017 10,30 30.091 19,35 46.108 29,65
Tiền THA 43.335 27,87 44.415 28,57 87.750 56,44
THA độ 1 8.228 5,29 7.987 5,14 16.215 10,43
THA độ 2 2.364 1,52 2.156 1,39 4.520 2,91
THA độ 3 499 0,32 394 0,25 893 0,57
Tổng 70.443 45,96 85.043 54,04 155.486 100,0

Biểu đồ 10. Phân độ huyết áp theo giới ở người HA bình thường và THA chưa điều trị

Nhận xét: Trong số người THA chưa điều trị, THA độ 1 chiếm tỉ lệ cao nhất [10,43%], tiếp theo là THA độ 2 chiếm 2,91% và độ 3 chiếm 0,57%, tỉ lệ THA ở nam giới cao hơn nữ giới ở các giai đoạn có ý nghĩa thống kê với p 65 11.322 22,62 11.380 22,74 22.702 45,36 Tổng 25.178 50,31 24.870 49,69 50.048 100,0  

Nhận xét: Tuổi càng cao, tỉ lệ tăng huyết áp càng tăng, không có sự khác biệt ở hai giới [p > 0,05]. Tỉ lệ THA trên 65 tuổi chiếm đến 45,36%.

Biểu đồ 11. Phân bố tỉ lệ tăng huyết áp theo các nhóm tuổi

         Sơ đồ 2. Kết quả  tần suất và tỉ lệ kiểm soát THA của đợt tầm soát 2020

 Bảng 6. So sánh đặc điểm giữa hai nhóm huyết áp bình thường và nhóm tăng huyết áp

Đặc điểm nghiên cứu Không tăng huyết áp [1]

0,05

Nữ 80,79 ± 11,04 80,80 ± 11,04 80,91 ± 11,62 p > 0,05
Tổng   133.858 72,79% 50.048 27,21% 183.906 100%  

Nhận xét: Có sự khác biệt giữa tuổi, giới giữa hai nhóm [p < 0,05]. Tần số tim không có sự khác biệt [p > 0,05]

Bảng 7. So sánh các nhóm HA bình thường, nhóm THA có điều trị và không điều trị

Đặc điểm nghiên cứu Bình thường Tăng huyết áp có điều trị

[1]

Tăng huyết áp không điều trị
[2]
Chung p [1], [2]
Tuổi

[năm]

Chung 58,99 ± 13,23 65,28 ± 12,15 62,46 ± 12,55 60,37 ± 13,20 p < 0,05
Nam 58,85 ± 12,97 65,27 ± 11,87 62,17 ± 12,17 60,35 ± 12,92 p < 0,05
Nữ 59,09 ± 13,43 65,30 ± 12,42 62,76 ± 12,94 60,38 ± 13,44 p < 0,05
Giới [n] Nam 59352 32,3% 14087 7,7% 11091 5,9% 84530 45,9% p < 0,05
Nữ 74506 40,5% 14333 7,8% 10537 5,8% 99376 54,1% p < 0,05
Tần số tim
[nhịp/phút]
Nam 80,83 ± 11,03 80,99 ± 11,01 80,82 ± 11,08 80,98 ± 11,63 p > 0,05
Nữ 80,79 ± 11,04 80,77 ± 10,96 80,80 ± 11,04 80,91 ± 11,62 p > 0,05
Tổng   133858 72,8% 28420 56,78% 21628 43,22% 183.906 100,0  

HATTTB: huyết áp tâm thu trung bình, HATTrTB: huyết áp tâm trương trung bình, TSTTB: tần số tim trung bình

Nhận xét: Có sự khác biệt giữa tuổi, giới giữa hai nhóm có điều trị và không điều trị [p < 0,05]. Tần số tim không có sự khác biệt [p > 0,05]

 Bảng 8. So sánh đặc điểm giữa các nhóm tăng huyết áp có điều trị

Đặc điểm
nghiên cứu
Tăng huyết áp kiểm soát tốt [1]

0,05

Nữ 81,21 ± 10,90 80,69 ± 10,97 80,77 ± 10,96 p > 0,05
Tổng   4.081 14,36 24.339 85,64 28.420 100,0  

HATTTB: huyết áp tâm thu trung bình, HATTrTB: huyết áp tâm trương trung bình, TSTTB: tần số tim trung bình

Nhận xét: Có sự khác biệt giữa tuổi, giới giữa hai nhóm kiểm soát tốt và không kiểm soát [p < 0,05]. Tần số tim không có sự khác biệt [p > 0,05].

4.1. Tỉ lệ tăng huyết áp của quần thể khảo sát

Kết quả tầm soát cho thấy tỉ lệ THA là 27,21%, trong đó nam chiếm 50,31%, nữ chiếm 49,69%, nam cao hơn nữ có ý nghĩa thống kê [p < 0,05] [Bảng 3] [Sơ đồ 2]. So với các nghiên cứu của chương trình MMM [ May Measure Month- Tháng 5 đo huyết áp]  với hơn 50.000 người khảo sát trong toàn quốc [9],[10],[11] của Huỳnh Văn Minh và cs. tại Việt Nam thì tỉ lệ THA tại Nam Định gần tương đương kết quả MMM năm 2017[28,7%] nhưng thấp hơn kết quả MMM năm 2018[30,3%], MMM năm 2019 [33,13%] và cả 3 năm MMM [30,71%][11], [Bảng 11]. Tuy nhiên, tỉ lệ tăng huyết áp tại Nam Định cao hơn tỉ lệ của tỉnh Thừa Thiên-Huế qua chương trình tầm soát MMM 2019 [23,9%] [13]. Đối với các nước trong khu vực, kết quả chương trình MMM 2017 tại Philippines khi sàng lọc trên 270000 người có tỉ lệ cao hơn với 34,3% người bị THA [12].

Ngoài ra, nếu dựa vào tiêu chuẩn THA của AHA/ACC 2017 với trị huyết áp ≥130/80 mmHg [14] thì tỷ lệ tăng huyết áp trong cộng đồng Nam Định sẽ tăng hơn gấp đôi so với ngưỡng của VNHA 2018 [60,07% so với 27,21%]. [Bảng 9]

Bảng 9. Tỉ lệ tăng huyết áp Nam định theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Việt Nam và Hoa Kỳ

  Mức chẩn đoán THA Tỉ lệ THA [%]
Hội Tim mạch/Phân hội THA Việt Nam 2018 ≥140/90 mmHg 27,21
Hội Tim mạch/Hội THA Hoa Kỳ 2017 ≥130/80 mmHg 60,07

Mức chẩn đoán THA của Hoa Kỳ 2017 chọn ngưỡng rất thấp là 130/80 mmHg để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chẩn đoán và điều trị sớm tăng huyết áp nhằm giảm thiểu các nguy cơ tim mạch và tử vong do tăng huyết áp. Điều này cũng phù hợp với tỉ lệ tiền THA của quần thể nhân dân Nam Định chiếm 56,44% [Bảng 4], đây cũng là con số đáng quan tâm vì tiền THA là tiền thân của THA nếu không theo dõi và quản lý và dự phòng tốt. Giữa hai nhóm có tăng huyết áp và không tăng huyết áp kết quả tầm soát cho thấy có sự khác biệt giữa hai nhóm về tuổi và giới [ Bảng 6]. Tuổi cao và nam giới bị tăng huyết áp nhiều hơn, kết quả phù hợp y văn với tăng huyết áp trong nước và trên thế giới.

4.2. Về tình hình điều trị, sự tuân thủ và sự đáp ứng điều trị tăng huyết áp

Với những người bị THA tại Nam Định có 56,78% được điều trị, đây là tỉ lệ khá cao, rất đáng khích lệ [Bảng 7],[Sơ đồ 2] cao hơn tỷ lệ bệnh nhân THA được điều trị toàn quốc là 51,0% trong nghiên cứu MMM ở Việt Nam năm 2018 [10], 55,3% đối với nghiên cứu MMM quốc tế của ISH năm 2018[7]. Đối với nhóm bệnh nhân tăng huyết áp có điều trị và không điều trị kết quả tầm soát tại Nam định cho thấy có sự khác biệt liên quan tuổi giới. Tuổi lớn và nữ giới tham gia điều trị nhiều hơn tuổi trẻ và nam giới [ Bảng 7], [ Sơ đồ 2].

Liên quan đến việc kiểm soát huyết áp, kết quả tại Nam định cho thấy tỉ lệ kiểm soát HA chỉ có 14,36% và tỉ lệ không kiểm soát huyết áp dù có điều trị HA còn rất cao [ 85,64%] [ Bảng 8]. Ngoài ra, qua khảo sát MMM toàn quốc nước ta cho thấy hầu hết các bệnh nhân đang điều trị, đa số chỉ sử dụng 1 loại thuốc huyết áp [82,1%], tỉ lệ sử dụng 2 loại thuốc huyết áp còn thấp [14,2%] nhưng tỷ lệ kiểm soát huyết áp tốt hơn [60%]. [9], [13].

Khuyến cáo điều trị THA hiện nay đều lưu ý việc sử dụng sớm điều trị phối hợp liều duy nhất nếu tăng huyết áp độ I nguy cơ trung bình và cao, tăng huyết áp độ II và độ III [8], [14]. Đây là điều đáng lưu ý cho cả bác sĩ và bệnh nhân, cho thấy cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ trong việc tư vấn điều trị với bệnh nhân cũng như việc tuân thủ điều trị để đạt được mức độ kiểm soát huyết áp tốt hơn cần quan tâm trong điều trị thời gian đến.

Bảng 10. So sánh tình hình THA tại Nam Định với kết quả chương trình MMM Việt Nam qua 3 năm MMM 2017[8], MMM 2018 [9], MMM 2019 và chung cả 3 năm MMM [11]

Đặc điểm Nam Định

[2020]

MMM 2017

Việt nam

MMM 2018

Việt nam

MMM 2019

Việt nam

Trung bình
3 năm MMM
Tăng huyết áp 27,21% 28,7% 30,3% 33,13% 30,71%
BN điều trị 56,78% 83,9% 87,1 % 79,75% 83,58%
Không kiểm soát HA 85,64% 37,7% 46,6% 41,31% 41,87%
Số người khám 183.906 10.093 17.332 23.307 50.732

Qua tầm soát huyết áp cho 183.906 người trên 18 tuổi, gồm 84.530 nam [45,96%] và 99.376 nữ [54,04%] tại Nam Định, một tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, tuổi bình quân chung cho hai giới là 60,37 ± 13,20, kết quả cho thấy:

– Tỷ lệ tăng huyết áp là 27,21%, trong đó nam chiếm 50,31%, nữ chiếm 49,69 %, tỉ lệ THA nam cao hơn nữ có ý nghĩa thống kê [p < 0,05]. Tuổi càng lớn tỉ lệ tăng huyết áp càng cao cho cả hai giới, tỉ lệ THA tuổi trên 65 chiếm đến 45,36%.

– THA độ 1 chiếm tỉ lệ cao nhất tiếp theo là THA độ 2, tỉ lệ THA ở nam giới cao hơn nữ giới ở các giai đoạn có ý nghĩa thống kê với p < 0,05; đáng lưu ý, tỉ lệ tiền THA chiếm đến 56,44%..

– Tỉ lệ bệnh được điều trị tăng huyết áp khá cao [ 56,78%] nhưng tỉ lệ không kiểm soát huyết áp  còn rất cao [ 85,64%].

– Cần duy trì và nhân rộng những hoạt động tầm soát huyết áp như chương trình Tháng đo huyết áp, chương trình MMM đến nhiều tỉnh và thành phố. Đây là biện pháp ít tốn kém và đạt hiệu quả nâng cao nhận thức trong quản lý tăng huyết áp.

– Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị y tế với bệnh nhân trong việc tư vấn và sự tuân thủ điều trị để đạt được mức độ kiểm soát huyết áp tốt hơn.

Cám ơn sự tài trợ và đồng hành của Công ty Dược Phẩm SERVIER Việt Nam cùng chương trình tầm soát THA Việt nam./.

————

[*] GS.TS. Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Phân Hội Tăng huyết áp/Hội Tim Mạch Việt Nam. E-mail: . Tel: 0914062226. Website: tanghuyetap.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. P. M. Kearney, M. Whelton et al. Global burden of hypertension: analysis of worldwide data.  e Lancet, vol. 365, no. 9455, pp.223, 2005.

[2]. C. M. Lawes, S. V. Hoorn, and A. Rodgers. Global burden of blood-pressure-related disease, 2001. e Lancet, vol. 371, no. 9623, pp. 1513–1518, 2008.

[3]. Gakidou E, Afshin A, Abajobir AA, et al. Global, regional, and national comparative risk assessment of 84 behavioural, environmental and occupational, and metabolic risks or clusters of risks, 1990–2016: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2016. Lancet 2016; 390: 1345–422

 [4] Son PT, Quang NN, Viet NL, Khai PG, Wall S, Weinehall L, Bonita R,Byass P. Prevalence, awareness, treatment and control of hypertension in Vietnam—results from a national survey. J Hum Hypertens 2012;26:268–280.

[5] Neil Poulter NR, Schutte AE, Tomaszewski M, Lackland DT. May Measurement Month: a new joint global initiative by the ISH and the WHL to raise awareness of raised blood pressure. J Hypertens 2017;35:1126–1128.

[6]. Beaney T et al. May Measurement Month 2017: an analysis of blood pressure screening results worldwide. Lancet Glob Health 2018; published online May 16. //dx.doi.org/10.1016/S2214-109X[18]30259-6 , Lancet, 2018.

[7]. Thomas Beaney, the MMM Investigators, May Measurement Month 2018: a pragmatic global screening campaign to raise awareness of blood pressure by the International Society of Hypertension, European Heart Journal, Volume 40, Issue 25, 1 July 2019, Pages 2006–2017, //doi.org/10.1093/eurheartj/ehz300

[8]. Bryan Williams Giuseppe Mancia Wilko Spiering, et al. 2018 ESC/ESH Guidelines for the management of arterial hypertension, European Heart Journal, Volume 39, Issue 33, 01 September 2018, Pages 3021–3104; published 25 August 2018.

[9] Huynh Van Minh, Nguyen Lan Viet, Hoang Anh Tien,Thomas Beaney, Anca Chis Ster, Neil R. Poulter et al et al. Blood pressure screening during the May Measurement Month 2017 programme in Vietnam South East Asia and Australasia. European Heart Journal Supplements, Volume 21, Issue Supplement_D, April 2019, Pages D127–D129, //doi.org/10.1093/eurheartj/suz076

[10]. Huynh Van Minh, Nguyen Lan Viet, Hoang Anh Tien,Thomas Beaney, Anca Chis Ster, Neil R. Poulter et al. May Measurement Month 2018: an analysis of blood pressure screening results from Vietnam. European Heart Journal Supplements [2020] 22 [Supplement H], H139–H141. The Heart of the Matter. doi:10.1093/eurheartj/suaa049

[ 11] Huynh Van Minh, Nguyen Lan Viet, Hoang Anh Tien,Thomas Beaney, Anca Chis Ster, Neil R. Poulter et al Blood Pressure Screening Results from May Measurement Month 2019 in Vietnam.  European Heart Journal Supplements [ in print]

[12]. Rafael R Castillo, et al. May Measurement Month 2017: an analysis of blood pressure screening in the Philippines—South-East Asia and Australasia, European Heart Journal Supplements, Volume 21, Issue Supplement_D, April 2019, Pages D92–D96, //doi.org/10.1093/eurheartj/suz066

[13]. Trần Tú Nguyên, Huỳnh Văn Minh và cs. [2019], Kết quả tầm soát huyết áp ở người trưởng thành tại thành phố Huế theo chương trình MMM 2018 của ISH, Tạp chí Tim Mạch Học Việt Nam số 88, Huế, tr 61-71.

[14]. 2017 ACC/AHA/AAPA/ABC/ACPM/AGS/APhA/ASH/ASPC/NMA/PCNA Guideline for the Prevention, Detection, Evaluation, and Management of High Blood Pressure in Adults: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Clinical Practice Guidelines.

Video liên quan

Chủ Đề