Dịch vụ lấy ráy tai cho bé

  • /
  •  Trang chủ /
  •  Thư Viện Sức Khỏe /
  • KHI NÀO NÊN LẤY RÁY TAI CHO TRẺ?

By Victoria Healthcare 26 Tháng 3 2021

Vấn đề có nên hay không nên lấy ráy tai cho trẻ là câu hỏi được cha mẹ đề cập đến thường xuyên. Để đi đến vấn đề có nên lấy ráy tai hay không? Trước hết ta cần biết ráy tai là gì?

Ráy tai là những chất tiết ra trong ống tai ngoài, trong đó có chất diệt khuẩn, để ngừa nhiễm khuẩn của ống tai. Ráy tai đồng thời cũng ngăn không cho bụi đi sau vào trong màng nhĩ, ngăn không cho côn trùng [động vật nhỏ] đi sâu vào tai.

Mỗi ngày, ráy tai đều được lông tai đẩy ra ngoài. Lông tai là những sợi lông mọc ở trên thành ống tai [giống như sợi lông trong thành lỗ mũi vậy] và những sợi lông này có nhiệm vụ đẩy ráy tai ra ngoài. Tuy nhiên, chỉ có đoạn ống tai bên ngoài mới có lông để đẩy ráy tai ra, còn phía sâu bên trong gần màng nhĩ thì không có lông tai. Vì thế, chúng ta chỉ nên chùi ráy tai bên ngoài, chứ không nên dùng tăm bông để lấy ráy tai, vì tăm bông sẽ đẩy ráy tai đi vào sâu bên trong và bị kẹt lại trong ống tai, dù không gây ảnh hưởng đến việc nghe của trẻ. Do đó, nếu trẻ có ráy tai bên trong mà bị ngứa, thì nên dùng “móc tai” để lấy ra hoặc đưa trẻ đến bác sĩ để lấy ra.

Đa phần người châu Á có ráy tai khô, nhưng cũng có một số người ráy tai ướt. Bình thường không cần lấy ráy tai cho trẻ, nhưng nếu ráy tai khô và cứng lại, gây ảnh hưởng đến việc nghe thì nên nhỏ thuốc làm mềm ráy tai và lấy ra [nên đến bác sĩ để lấy].

Còn có nhiều mẹ thắc mắc vì sao ngửi tai con có mùi hôi, mùi chua, liệu có vẫn đề gì không?

Tôi xin trả lời là không. Việc tai có mùi là hoàn toàn bình thường. Một vấn đề nữa là nhiều mẹ sợ nước vào tai con [khi tắm hoặc đi bơi] sẽ gây viêm tai, điều này cũng không đúng nốt. Như đã nói ở đầu, ống tai ngoài và khoang tai giữa không thông nhau, nên nước vào tai sẽ nằm ở tai ngoài, sau đó sẽ tự chảy ngược ra sau một thời gian ngắn. Khi nước chảy ra có thể mang theo ráy tai nên có màu hơi vàng và điều này không ảnh hưởng gì đến tai của trẻ cả.
Bs. Nguyễn Trí Đoàn - Trích "Để con được ốm"

[Bài viết của sử dụng hình ảnh từ Shutterstock]

Lấy ráy tai cho trẻ, chuyện nhỏ nhưng phụ huynh cần quan tâm!

Ráy tai được tạo ra từ các tế bào lót ống tai, là đoạn nối giữa vành tai và phần tai giữa. Ráy tai được tạo ra thường xuyên và mọi lúc. Ráy tai thường có 3 dạng: Ráy tai ướt, ráy tai khô và ráy tai cứng. Ráy tai có nhiệm vụ bảo vệ cho ống tai khỏi bị tổn thương và nhiễm trùng. Nếu không có ráy tai, ống tai sẽ bị khô, ngứa và dễ bị nhiễm trùng.

Phụ huynh nên lấy ráy tai cho trẻ khi nào?

Phụ huynh nên lấy ráy tai cho trẻ nếu có các triệu chứng: giảm thính lực, khó chịu, ráy tai quá nhiều hoặc gây tắc nghẽn trong ống tai. Nhiều trường hợp ráy tai tích tụ quá nhiều khiến cho bé luôn ở trong tình trạng khó chịu và ngứa ngáy. Trẻ thường dùng tay cố thò vào trong tai để ngoáy. Khi đó phụ huynh nên đưa con đến bác sĩ chuyên khoa để dùng các dụng cụ lấy ráy tai cho bé an toàn và đảm bảo vệ sinh.

Có nên lấy ráy tai tại nhà hay không?

Phụ huynh chỉ nên lau bên ngoài tai bằng khăn lau. Không sử dụng tăm bông, ngón tay hoặc bất cứ thứ gì khác đưa vào tai khi chưa được hướng dẫn bởi bác sĩ chuyên khoa vì: Nguy cơ làm tổn thương ống tai và màng nhĩ mỏng manh; Sẽ đẩy ráy tai vào sâu hơn; Gây nhiễm trùng cho tai. Thậm chí một số trường hợp lấy ráy tai không đúng cách có thể gây tổn thương nặng nề ở tai trong và não.

Dịch vụ lấy ráy tai an toàn tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh

Hiện nay, tại phòng khám Tai Mũi Họng, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh đã có dịch vụ lấy ráy tay cho trẻ. Với dụng cụ, thiết bị chuyên dụng nội soi với độ phóng đại 20 lần, các bác sĩ sẽ kiểm tra và lấy ráy tai cho trẻ một cách nhanh chóng, sạch sẽ và ít gây khó chịu. Cùng với đó, các bậc phụ huynh sẽ được tư vấn về chăm sóc tai đúng cách cho con em mình.

Bác sĩ Tai Mũi Họng đang lấy ráy tai cho trẻ bằng thiết bị chuyên dụng

Lưu ý cách vệ sinh tai cho trẻ

Đối với những bé dưới 36 tháng tuổi: Hàng ngày dùng khăn mềm thấm một chút nước ấm lau nhẹ vành tai bên ngoài của bé.

Đối với các bé từ 36 tháng tuổi trở lên: Cần vệ sinh bên ngoài vành tai kết hợp đưa trẻ đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng để bác sĩ vệ sinh tai một cách an toàn khi bé bị đóng ráy tai quá nhiều./.

B.M

Chia sẻ:

Chủ Đề