Điểm tiếp xúc của đường ngân sách và đường cong bàng quan sẽ cho thấy

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

3.2. Lý thuyết bàng quan, ngân sách

3.2.1. Đường ngân sách, đường bàng quan

3.2.1.1. Đường bàng quan:


Sở thích có tính hoàn chỉnh, nghĩa là người tiêu dùng có khả năng so sánh, sắp xếp theo thứ tự mức thỏa mãn mà các phối hợp khác nhau giữa hai hay nhiều hàng hóa có thể mang lại.

Ví dụ: Phối hợp A gồm: 1 ly kem + 4 chiếc bánh ngọt. Phối hợp B gồm: 2 ly kem + 2 chiếc bánh ngọt. Nếu là người thích ăn bánh ngọt thì phối hợp A mang lại mức thỏa mãn cao hơn phối hợp B; anh ta sẽ sắp xếp A > B. Ngược lại, đối với người thích ăn kem, đối với anh ta phối hợp B mang lại mức thỏa mãn cao hơn phối hợp A; anh ta sắp xếp B > A.

Người tiêu dùng luôn thích nhiều hàng hóa hơn là ít hàng hóa [giả sử với mọi hàng hóa đều tốt đều được mong muốn]. Tất nhiên, một số hàng hóa chẳng hạn như ô nhiễm không khí, là không được mong muốn và người tiêu dùng sẽ tránh hàng hóa đó bất kỳ lúc nào họ có thể. Sở thích có tính bắc cầu, nghĩa là nếu phối hợp A được ưu thích hơn phối hợp B, phối hợp B được ưu thích hơn phối hợp C thì tất nhiên phối hợp A sẽ được ưu thích hơn phối hợp C: A > B và B > C  A > C



- Đường bàng quan

Để khắc phục phần nào những nhược điểm của phân tích lợi ích, từ lâu người ta còn dùng đường bàng quan trong phân tích kinh tế. Tuy nhiên cả 2 cách phân tích đều cho cùng một kết quả: cả 2 liên hệ chặt chẽ với nhau và giúp làm sáng tỏ vấn đề thái độ tiêu dùng cá nhân. Các bước phân tích cùng nhằm xác định đường cầu cá nhân và đường cầu thị trường.



Khái niệm

Đường bàng quan là tập hợp các phối hợp khác nhau giữa hai hay nhiều sản phẩm cùng mang lại một mức thỏa mãn cho người tiêu dùng.

Giả sử có bốn phối hợp A, B, C và D của 2 sản phẩm thực phẩm [ X] và số lượng quần áo [Y] cùng tạo ra một mức thỏa mãn cho người tiêu dùng là U1, được thể hiện trong bảng 3.4 dưới đây:


Phối hợp

X [đv]

Y [đv]

A

3

7

B

4

4

C

5

2

D

6

1

Thể hiện các phối hợp trên lên đồ thị, các trục biểu thị số lượng sản phẩm [X] và số lượng quấn áo [Y], ta được đường đẳng ích [U1] Sở thích của người tiêu dùng có thể được mô tả bằng tập hợp các đường đẳng ích tương ứng với các mức thỏa mãn khác nhau.

Các đường bàng quan càng xa gốc O thì mức thỏa mãn càng cao.

Tập hợp các đường bàng quan trên một đồ thị được gọi là sơ đồ bàng quan



Hình 3.3. Đường bàng quan

Đặc điểm của đường bàng quan

Các đường bàng quan thường có ba đặc điểm:

[1] Dốc xuống về bên phải, điều này phản ánh thực tế của người tiêu dùng là khi giảm lượng tiêu thụ sản phẩm này thì tăng lượng tiêu thụ sản phẩm kia để tổng lợi ích không đổi.

Nếu đường bàng quan nằm ngang, thì tức là với cùng lượng Y phối hợp với những lượng X khác nhau đều đem lại mức hữu dụng như nhau. Điều này cho thấy người tiêu thụ đã bảo hòa với lượng X, do đó dù có tăng thêm X cũng không làm tăng thêm lợi ích

[2] Các đường bàng quan không cắt nhau

Giả sử hai đường đẳng ích [U1] và [U2] cắt nhau như trên hình 3.5, hai phối hợp A và C cùng nằm trên đường [U1], do đó:

TUA = TUC [1]

Tương tự:



TUB = TUC [2]

Từ [1] và [2], tính bắc cầu cho phép ta kết luận TUA = TUB. Nhưng điều này trái với giả thuyết thích nhiều hơn ít. Do đó hai đường bàng quan không thể cắt nhau.





Hình 3.4. Các đường bàng quan không bao giờ cắt nhau

Tính bổ sung hay thay thế của các sản phẩm được phản ảnh trong độ cong của đường bàng quan. Thật ra các sản phẩm có tính thay thế hay bổ sung nhau ứng với những số lượng nào đó.

Lồi về phía gốc O, thể hiện tỷ lệ mà người tiêu dùng muốn đánh đổi giữa hai loại giảm dần, tỷ lệ này được gọi là tỷ lệ thay thế biên [MRS].

Tỷ lệ thay thế biên của X cho Y [MRSXY] là số lượng sản phẩm Y giảm xuống khi sử dụng tăng thêm một đơn vị sản phẩm X nhằm bảo đảm mức thỏa mãn không đổi.

MRSXY = DY/DX

Với ví dụ trên: MRSXY = -3/1;-2/1;1/1

Trên đồ thị MRS là độ dốc của đường đẳng ích

Mối quan hệ giữa MRSXY với MUX và MUY

[1] Tổng hữu dụng giảm xuống do giảm số lượng sản phẩm Y sử dụng:

DTU = DY.MUY

[2] Tổng hữu dụng tăng thêm do sử dụng thêm 1 đơn vị sản phẩm X:

DTU = DX.MUX

Để đảm bảo tổng hữu dụng không đổi thì: DY.MUY + DX.MUX = 0

Do đó tỷ lệ thay thế biên cũng chính là tỷ số hữu dụng biên của hai sản phẩm.

Các dạng đặc biệt của đường đẳng ích

Tùy theo mối quan hệ trong sử dụng giữa hai sản phẩm là thay thế hay bổ sung, hay vừa thay thế vừa bổ sung mà đường đẳng ích có những dạng khác nhau.





Hình 3.5. Các dạng đặc biệt của đường bàng quan

3.2.1.2. Đường ngân sách


Khái niệm

Đường ngân sách là tập hợp khác nhau giữa hai sản phẩm mà người tiêu dùng có thể mua được với cùng một mức thu nhập và giá các sản phẩm đã cho.

Phương trình đường ngân sách có dạng:

X.PX + Y.PY = I

hay Y = I/ Py - [Px/ Py]X

Với X là lượng sản phẩm X mua được. Y là lượng sản phẩm Y mua được. PX là giá sản phẩm X. PY là giá sản phẩm Y. I là thu nhập của người tiêu dùng. Mô tả trên hình 3.7 ta có đường ngân sách MN:

OM = I/PY: thể hiện lượng sản phẩm Y tối đa mà người tiêu dùng mua được.

ON = I/PX: thể hiện lượng sản phẩm X tối đa mà người tiêu dùng mua được.





Hình 3.6 Đường ngân sách

Đặc điểm

[1] Đường ngân sách là đường thẳng dốc xuống về bên phải.

[2] Độ dốc của đường ngân sách là tỷ giá giữa hai sản phẩm [PX/PY], thể hiện tỷ lệ phải đánh đổi giữa hai sản phẩm trên thị trường, muốn tăng mua sản phẩm này phải giảm tương ứng bao nhiêu sản phẩm kia khi thu nhập không đổi.

Ví dụ: A có thu nhập I = 1000 dùng để mua hai sản phẩm X và Y với giá tương ứng là PX = 100 và PY = 200. Phương trình đường ngân sách là: Y = 5 - 1/2X. Độ dốc tương ứng là -1/2: muốn mua thêm một sản phẩm X phải giảm mua 1/2 sản phẩm Y.

Sự dịch chuyển đường ngân sách

Đường ngân sách có thể dịch chuyển dưới tác động của các nhân tố sau:

[1] Thu nhập thay đổi, khi thu nhập tăng lên, giá các sản phẩm không đổi, đường ngân sách sẽ dịch chuyển song song sang phải. Ngược lại khi giá cả thu nhập giảm, đường ngân sách dịch chuyển sang trái.



Hình 3.7. Sự dịch chuyển đường ngân sách

[2] Giá sản phẩm thay đổi, khi thu nhập I và giá sản phẩm Y không đổi, nếu giá sản phẩm X tăng lên thì đường ngân sách quay về phía gốc trên trục X, vị trí trên trục X vẫn giữ nguyên. Nếu giá X tăng thì chiều quay ngược lại.




Hình 3.8. Đường ngân sách quay

3.2.2. Sự kết hợp giữa bàng quan và ngân sách


Về mặt tự nhiên, chúng ta thấy nhu cầu của con người rất đa dạng. Người ta cần dùng nhiều sản phẩm với một số lượng nhất định, bởi vì như chúng ta biết về hữu dụng, đồng thời về mặt kinh tế người tiêu dùng bị giới hạn bởi thu nhập của chính họ và giá cả của hàng hóa.

Những đường đẳng ích cho thấy những kết hợp nào khi tiêu dùng các sản phẩm mang lại các kết quả là hữu dụng cao thấp khác nhau. Tất nhiên ý muốn của người tiêu dùng lựa chọn những kết hợp nào mang lại hữu dụng cao nhất có thể được.

Những đường giới hạn tiêu dùng cho thấy người tiêu dùng chỉ có một số lựa chọn có giới hạn, họ phải phân chia thu nhập của mình như thế nào cho các sản phẩm.

Với mục tiêu là đạt hữu dụng tối đa, thể hiện trong việc mong muốn vươn tới các đường đẳng ích cao nhất trong giới hạn thu nhập là I1 và giá các sản phẩm đã cho là PX và PY được thể hiện qua đường ngân sách tương ứng.

Vấn đề đặt ra: Người tiêu dùng nên chọn phối hợp nào giữa X và Y để tổng hữu dụng đạt được là cao nhất?

Các phối hợp A, E, B đều nằm trên đường ngân sách, do đó điều thỏa mãn giới hạn về ngân sách. Trong đó E là phối hợp tối ưu vì nó nằm trên đường đẳng ích cao hơn cả.

Nếu chọn phối hợp A hay B chỉ tạo ra mức thỏa mãn U0, chưa phải là mức thỏa mãn tối đa.



Hình 3.9 Phối hợp tiêu dùng tối ưu

Như vậy phối hợp tối ưu của một đường ngân sách chính là tiếp điểm của đường ngân sách với đường bàng quan, tại đó [E] độ dốc của hai đường bằng nhau:

Tại E: MRSXY = - PX/PY

Trên đồ thị: phối hợp tối ưu là người tiêu dùng sẽ mua X1 sản phẩm X và Y1 sản phẩm Y để đạt mức thỏa mãn tối đa là U1.


3.2.3. Ảnh hưởng của sự thay đổi của thu nhập và giá cả


Khi giá sản phẩm X tăng lên [hay giảm xuống] trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì lượng tiêu thụ sản phẩm X giảm xuống [hay tăng lên] là kết quả tổng hợp của hai tác động: tác động thay thế và tác động thu nhập.

Giả sử giá của hàng hóa X giảm xuống gây nên hai tác động. Thứ nhất, sức mua thực tế của người tiêu dùng tăng lên: họ có lợi hơn bởi họ có thể mua cùng một lượng hàng hóa đó với số tiền ít hơn và có dư tiền để mua sắm thêm. Thứ hai, họ sẽ tăng tiêu dùng một mặt hàng nào trở nên rẽ hơn và giảm tiêu dùng mặt hàng trở nên đắt hơn một cách tương đối. Thông thường cả hai tác động nay xảy ra đồng thời nhưng để rõ hơn chúng ta cần phân biệt hai tác động này.

Tác động thay thế: là lượng sản phẩm X giảm xuống [tăng lên] khi giá sản phẩm X tăng lên [hay giảm xuống] trong điều kiện mức thỏa mãn không đổi [hay thu nhập thực tế không đổi]. Do đó tác động thay thế luôn mang dấu âm. Sự thay thế này được đánh dấu bằng sự dịch chuyển dọc theo đường đẳng ích. Tác động thu nhập: Khi giá sản phẩm X tăng lên làm thay đổi lượng cầu sản phẩm X do sức mua giảm xuống [thu nhập thực tế giảm] và làm thay đổi mức thỏa mãn.

[1] Nếu X là sản phẩm thông thường thì tác động thu nhập mang dấu âm, khi giá sản phẩm X tăng lên thu nhập thực tế giảm sẽ làm giảm lượng cầu sản phẩm X.

[2] Nếu X là sản phẩm thứ cấp tác động thu nhập mang dấu dương, khi giá sản phẩm X tăng lên, thu nhập thực tế giảm làm lượng cầu sản phẩm X tăng lên và ngược lại.

Giả định X và Y là hai sản phẩm bình thường. Với đường ngân sách ban đầu là MN, thì phối hợp tối ưu là điểm E[x1,y1], đạt mức thỏa mãn tối đa là U1.

Nếu chỉ có giá sản phẩm tăng lên từ Px1 đến Px2 [giá sản phẩm Y và thu nhập không đổi], thì đường ngân sách mới là MC và điểm phối hợp tối ưu tương ứng là điểm F[x2,y2] với mức thỏa mãn tối đa đạt được là U0.

Như vậy khi giá sản phẩm X tăng lên từ Px1 đến Px2 thì tác động thay thế và tác động thu nhập làm lượng tiêu thụ sản phẩm X giảm từ x1 xuống x2.

Để đo lường tác động thay thế, ta loại trừ tác động thu nhập bằng cách tăng thêm thu nhập một lượng [ΔI] vừa đủ để đường ngân sách giả định M’C’ song song với đường ngân sách MC và tiếp xúc với đường đẳng ích ban đầu U1 [để giữ mức thỏa mãn không đổi] tại điểm G [x’, y’].

Như vậy tác động thay thế là đoạn x1x’, là sự di chuyển dọc đường đẳng ích U1 từ E đến G. Tác động thay thế mang dấu âm, nghĩa là sự tăng giá sản phẩm sẽ làm giảm lượng cầu sản phẩm đó và ngược lại trong điều kiện mức thỏa mãn không đổi.

Về tác động thu nhập: Khi giá sản phẩm tăng thì thu nhập thực tế giảm, thể hiện cùng một mức thu nhập bằng tiền như trước, nếu giá sản phẩm tăng thì số lượng các sản phẩm được mua sẽ giảm xuống so với trước và ngược lại.

Đường ngân sách thực tế là MC [với điểm cân bằng F[x2,y2]], như vậy tác động thu nhập là đoạn x’x2, là sự dịch chuyển từ G € U1 sang F € U0 là lượng sản phẩm X giảm từ x’ xuống x2, làm giảm mức thỏa mãn từ U1  U0.

Tóm lại, với X là sản phẩm thông thường, tác động thay thế và tác động thu nhập cùng cùng chiều. Khi giá sản phẩm X tăng thì tác động thay thế làm lượng sản phẩm X tiếp tục giảm từ x’ xuống x2. Tổng hợp hai tác động, khi giá sản phẩm X tăng lên Px1 lên Px2 làm lượng sản phẩm X giảm từ x1 xuống x2.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3

Câu 1. Giả sử người tiêu dùng chọn lựa giữa 2 hàng hoá A và B để tối đa hoá sự thỏa mãn của mình, giới hạn bởi ngân sách.

a. Giải thích và vẽ trên đồ thị các đường bàng quan.

b. Độ dốc của đường bàng quan đo lường cái gì?

c. Tại sao đường bàng quan là đường cong lõm về phía gốc toạ độ?

d. Gọi Pf và Pc, MUf và MUc lần lượt là giá và lợi ích biên của hai hàng hoá này, dùng đường ngân sách và đường cong bàng quan để tìm điểm tối ưu của người tiêu dùng.

e. Tại điểm này Pf, Pc, MUf , MUc và tỉ xuất thay thế MRS liên hệ với nhau như thế nào?



Câu 2. Thế nào là đường ngân sách? Giải thích những điểm nằm phía trong gần gốc tọa độ, những điểm nằm trên và những điểm nằm ngoài phía trên đường ngân sách?

Câu 3. Tại sao độ dốc đường ngân sách lại mang dấu âm?

Câu 4. Nêu khái niệm đường bàng quan? đường bàng quan càng xa gốc tọa độ thì có mức độ lợi ích như thế nào?

Câu 5. Khi giá của một hàng hoá tiêu dùng thay đổi, giải thích ảnh hưởng thay thế và ảnh hưởng thu nhập. Giải thích độ co giãn giá và độ co giãn thu nhập của cầu.

Câu 6. Giả sử bánh mì thịt [X] giá 2 ngàn đồng một bánh, nước ngọt [Y] giá 1,5 ngàn một chai. Một người tiêu dùng có 10 ngàn để chi dùng cho hai sản phẩm này. Đường giới hạn ngân sách có dạng như thế nào? Tìm độ dốc của đường ngân sách này.

Câu 7. Giả sử lợi ích của 2 sản phẩm X và Y đối với một người tiêu dùng là một phương trình có dạng như sau [hàm Cobb Douglas]:

Lợi ích = U[X,Y] = X 0,5 Y 0,5

Nếu giá của Y và X lần lượt là Py = 1000 và Px = 250, và người này có 2000 để chi cho 2 sản phẩm này. Tìm mức tiêu thụ tối ưu [đạt mức lợi ích cao nhất] của X và Y để người tiêu dùng này.

Câu 8. Với thông tin như trong bài tập7 trên, giả sử người tiêu dùng muốn tìm mức tiêu thụ của X và Y có chi phí nhỏ nhất để đạt mức lợi ích bằng 2. Tìm mức chi phí này.

Câu 9. Tại sao câu nói “Mức lợi ích sẽ tối đa khi lợi ích biên của tất cả sản phẩm bằng nhau” là sai. Câu này phải được sửa lại như thế nào cho đúng, giải thích.

Câu 10. Một người tiêu thụ có thu nhập I = 3500 để mua 2 sản phẩm X và Y với giá tương ứng là Px = 500 và Py = 200. Sở thích của người này biểu hiện qua hàm số TUx = -Q2x + 26Qx và TUy = -5/2Q2y + 58 Qy. Xác định phương án tiêu dùng tối ưu và tổng hữu dụng tối đa có thể đạt được.

Câu 11. Giả sử độ co giãn cầu theo thu nhập đối với thực phẩm là 0,5 và độ co giãn cầu theo giá thực phẩm là –1,0. Với giá thực phẩm là 2.000 đồng, một hộ gia đình có thu nhập hằng năm 25.000.000 đồng chi tiêu 1.000.000 đồng một năm cho thực phẩm.

a. Nếu thuế đánh vào giá bán thực phẩm làm cho giá thực phẩm tăng lên gấp đôi, chi tiêu vào thực phẩm của hộ gia đình này thay đổi như thế nào?

b. Giả sử nếu gia đình này nhận được một số tiền phụ cấp là 500.000 đồng để làm giảm bớt gánh nặng do tăng giá của thực phẩm thì chi tiêu vào thực phẩm của hộ này thay đổi như thế nào?


Каталог: pic -> FileLibrary
FileLibrary -> Ban chấp hành trung ưƠng số: 68-hd/TWĐtn-tnth đOÀn tncs hồ chí minh
FileLibrary -> Ban chấp hành trung ưƠng số: 40-ctr/TWĐtn-tnth đOÀn tncs hồ chí minh
FileLibrary -> Thận Thận Niệu quản Bàng quang
FileLibrary -> Ban chấp hành trung ưƠNG
FileLibrary -> Bộ quốc phòng số: 86/2016/tt-bqp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam


tải về 1.4 Mb.


Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề