Điểm xếp hạng của quảng cáo Shopee được tính từ công thức nào

Khi giá thầu của quảng cáo từ khóa không phải là tất cả? Lần này mình muốn chia sẻ với các nhà bán đang chạy quảng cáo từ khóa Shopee 1 thuật ngữ có tên là Shopee Ad Rank – được hiểu là Điểm Xếp Hạng Từ Khóa Tài Trợ. Hiểu đúng về khái niệm này sẽ giúp các nhà bán xây dựng được chiến lược quảng cáo từ khóa hiệu quả.

Shopee ad ranks – điểm xếp hạng từ khóa tài trợ là gì?

Gần đây chắc hẳn nhiều NBH [Nhà bán hàng] đã gặp tình trạng. Cùng 1 từ khóa, có những sản phẩm làm lâu rồi. Trước kia quảng cáo 1 click = 3.000đ lên top 1. Đợt này giảm xuống 1.500đ vẫn đứng top 1. Trong khi đó, 1 số sản phẩm khác cũng quảng cáo từ khóa như vậy, nhưng làm mãi vẫn lẹt đẹt top 5,6. CPC là 3.000đ. Thậm chí cá biệt có những trường hợp tăng lên hẳn 10.000 vẫn không thấy “vào top”. Vấn đề này đặc biệt xuất hiện trong 1-2 tháng trở lại đây. Trước kia gần như không có vụ này, NBH đấu giá thầu bao nhiêu là lên vị trí tương ứng.

Vậy, nguyên nhân do đâu, Shopee đang thay đổi như thế nào?

Tất cả hãy đọc lại bài hướng dẫn của Shopee về điểm xếp hạng tài trợ hoặc xem trong ảnh mình đã up:
Link bài viết tại đây.

Ta có công thức như sau
Shopee Ad Rank = Bidding x Quality Score

Bây giờ, chúng ta sẽ cùng phân tích công thức.

1. Bidding

Được hiểu là giá thầu nhà bán hàng sẵn sàng chi trả cho 1 click khi mua quảng cáo từ khóa. Nhà bán nào đấu thầu CAO HƠN > Xin mời bạn lên top cao.

Thời gian trước kia, từ tháng 6 trở về trước, gần như cứ tăng CPC là lên top. Đương nhiên Shopee cũng có dựa vào điểm liên quan, điểm bán hàng của sản phẩm đó. Tuy nhiên điều này là không đáng kể. Nhà giàu, ngân sách to, giá thầu cao luôn chiếm ưu thế. Người chơi mới, có tiềm lực tài chính. Sẵn sàng sút văng tất cả các bên đứng top tài trợ 1 thời gian dài => Điều này tạo ra mức giá thầu khá biến động, phụ thuộc vào thị trường đó có bao nhiêu players. Cũng như tạo ra 1 sân chơi không công bằng và không tốt cho trải nghiệm người dùng. Một sản phẩm chưa rõ chất lượng, chưa rõ uy tín, chỉ cần nhiều tiền vẫn được lên top rồi!

2. Quality Score

Nếu bạn nào ở đây đã từng quảng cáo trên các nền tảng khác sẽ không lạ gì chỉ số này – Điểm chất lượng. Các bạn nhớ đọc phiên bản tiếng Anh của Shopee Myanmar. Nếu Việt hóa là điểm liên quan có vẻ như không phản ánh hết ý nghĩa. Điểm này được quy ước như sau:

Độ liên quan của sản phẩm với từ khóa bạn chọn

  • Tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo của bạn
  • Tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo là phần trăm số lần người dùng nhấp vào quảng cáo của bạn sau khi nhìn thấy nó.
  • Tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo sẽ cao hơn đối với những quảng cáo có hình ảnh thu hút, tên sản phẩm có ý nghĩa và có nhiều đánh giá tốt.

Ngoài ra, các nhà bán hàng khi thực tế trải nghiệm cũng sẽ nhận thấy. Tốc độ bán/tháng và Trải nghiệm feedback tốt cũng ảnh hưởng lớn tới chỉ số này.

Rõ ràng, khi bổ sung những chỉ số này vào điểm xếp hạng vị trí quảng cáo từ khóa. Shopee đã tạo ra 1 “sân chơi” công bằng hơn.

Vậy, các nhà bán hàng cần phải làm gì?

  • Nhà bán hàng phải “SEO” đấu thầu từ khóa. Tạm hiểu là như vậy. Vì có tiền cũng chưa chắc đã lên Top. Hãy làm tốt phần tiêu đề, mô tả sản phẩm, cải thiện tốc độ bán trong 30/ngày, tối ưu tỉ lệ feedback tốt cho sản phẩm.
  • Nhà bán hàng cũ, ổn định, luôn giữ 1 tỉ lệ feedback tốt là những người được hưởng lợi nhiều nhất. Thành có riêng hai bài viết về chủ đề cách tạo đánh giá cho sản phẩm và xử lý các đánh giá không tốt trong các bài viết khác. Khi càng quảng cáo từ khóa thì càng rẻ, giảm chi phí MKT xuống > tạo ra rào cản với các new player. Điều này hết sức tuyệt vời. Các NBH hãy nhớ, luôn kiểm tra vị trí thực tế xem thứ hạng của mình có tăng lên không. Nếu ở những top cao quá và bidding ngành đó cao. Có thể chủ động hạ xuống, vì giờ đây CPC của bạn có thấp bạn vẫn được duy trì vị trí đó.
  • Và chắc chắn, đây cũng là rào cản đối với những người mới new player khi mới bắt đầu tham gia đấu thầu vào 1 ngành. Giờ đây, nếu bạn có bidding ngân sách vào 1 từ. Bidding rất nhiều, mà thứ hạng vẫn giậm chân tại chỗ, không “lên top”. Các NBH mới hãy bình tĩnh để tạm như vậy, chờ 1-2 ngày để Shopee qua giai đoạn độ trễ, phân loại điểm rank của bạn. Shopee dần dần sẽ cải thiện điểm Rank bạn lên. Có thể chưa thể đấu top quá cao ngay, nhưng dần dần bạn sẽ có traffic và thăng hạng dần dần.

Mọi người thấy sao về chủ đề này. Nếu thấy đúng và hữu ích, hãy để lại bình luận để mình có động lực viết thêm những bài viết khác nhé. Cảm ơn mọi người!

Đấu thầu từ khóa Shopee là gì? Làm thế nào để đấu thầu từ khóa trên Shopee? Bán hàng trên shopee luôn được biết đến như một kênh bán hàng online chi phí thấp nhưng mang lại nguồn lợi nhuận cao với người bán. Việc đăng ký bán hàng trên shopee không khó, nhưng bán hàng như thế nào để tăng lượt mua hàng trên shopee và mang lại lợi nhuận cao nhất thì chưa bao giờ là câu hỏi dễ. 

Quảng cáo Shopee và đấu thầu từ khóa không phải là khái niệm quá xa lạ với các Seller bởi với tính cạnh tranh ngày càng cao, việc tìm các giải pháp tối ưu để tăng lượt tiếp cận và mua hàng là yếu tố quan trọng nhất.

Vậy đâu là cách đấu thầu từ khóa Shopee hiệu quả và SEO chính xác để cải thiện hiển thị và bán hàng dễ dàng hơn, giúp bạn bùng nổ doanh số chỉ trong 3 tuần? Cùng Blog Sapo tìm hiểu ngay trong 7 kinh nghiệm đấu thầu từ khóa Shopee dưới đây.

1. Đấu thầu từ khóa Shopee - Những điều cần lưu ý

1.1. Hiệu quả mà quảng cáo Shopee mang lại cho chủ shop là gì?

Đấu thầu từ khóa được biết đến như một phương pháp hàng đầu giúp tiếp cận khách hàng nhanh chóng và dễ dàng hơn chỉ với một khoản chi phí nhất định. Phương pháp này được hiểu như một cách người bán quảng cáo trên nền tảng bán hàng Shopee. Đặc biệt, Shop, sản phẩm của bạn có thể được hiển thị tại trang chủ hay quảng cáo liên quan ngay tại Shopee.

Khi này, người bán sẽ trải qua quá trình Lựa chọn một từ khóa để gắn #Hashtag → đấu thầu →  trả phí để đưa gian hàng của mình lên đầu lượt hiển thị khi khách hàng tìm kiếm cụm từ khóa đó.

Bạn chỉ phải trả tiền khi người mua click trực tiếp vào sản phẩm của bạn với chi phí tương đối rẻ chỉ từ 200đ. Shopee có bộ lọc, giúp ngăn chặn lượng click ảo của đối thủ trong 1 khoảng thời gian, giúp chủ cửa hàng hạn chế tối đa các nguy cơ mất tiền không đáng có.

Khả năng hiển thị phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn đúng từ khóa, vì vậy, hãy nghiên cứu thật kỹ trước khi quyết định việc lựa chọn các từ khóa phù hợp. 

Không giống như giá thầu khi quảng cáo google, giá đấu thầu từ khóa shopee giữa các shop, thời điểm là khác nhau. Hiểu một cách đơn giản, nếu nội dung, hình ảnh hay tiêu đề của bạn phù hợp hơn với từ khóa mà bạn muốn, giá mà bạn phải chịu có thể rẻ hơn chính đối thủ của mình.

Tham khảo thêm: Quảng cáo Shopee là gì? Các loại quảng cáo trên Shopee cơ bản

1.2. Cách thiết lập đấu thầu từ khóa khi bán hàng trên Shopee

Tại trang người bán của Shopee → Chọn sản phẩm → Chọn từ khóa liên quan đến sản phẩm → Thiết lập giá thầu cho từng sản phẩm → Thiết lập ngân sách và thời gian đấu thầu

Bước 1: Chọn sản phẩm

Hãy lựa chọn các sản phẩm có ký tự , bởi trên thực tế, những sản phẩm này chính là sản phẩm có tương tác và lượt bán tốt mà Shopee gợi ý để đảm bảo hiệu quả quảng cáo cho bạn.

Bước 2: Chọn từ khóa liên quan

Tại bước này, nếu bạn chưa biết cách lựa chọn từ khóa phù hợp, hãy để Quảng cáo tự động, khi này, Shopee sẽ giúp bạn lựa chọn các từ khóa phù hợp nhất với từng sản phẩm.

Còn nếu bạn đã xác định được từ khóa mà mình muốn đấu thầu, bạn có thể tự chọn từ khóa, giá thầu cho từng sản phẩm của bạn.

Bước 3: Thiết lập giá thầu cho từng sản phẩm

Với các sản phẩm sử dụng từ khóa ngoài, bạn cần thiết lập giá thầu để Shopee quyết định hiển thị cho sản phẩm của bạn. 

  • Thứ tự hiển thị sẽ được dựa trên giá thầu và độ liên quan
  • Độ liên quan, gợi ý cho khách hàng được quyết định bởi các yếu tố như đánh giá shop, đánh giá sản phẩm, tên sản phẩm và thậm chí là doanh số.
  • Tận dụng những từ khóa được đề xuất để đảm bảo quảng cáo của bạn được hiển thị chính xác và thứ hạng cao hơn.

Bước 4: Thiết lập ngân sách và thời gian đấu thầu

Bằng việc thiết lập ngân sách, quảng cáo của bạn sẽ dừng khi chạm đến ngưỡng ngân sách mà bạn đã đặt ra khi thiết lập. 

Tương tự với thời gian đấu thầu, quảng cáo của bạn cũng sẽ dừng khi đến mốc thời gian mà bạn cài đặt.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách chạy quảng cáo Shopee từ A - Z 

2. 7 quy tắc cần nhớ khi đấu thầu từ khóa Shopee

2.1. Chọn sản phẩm có tương tác, lượt bán tốt

Thực tế cho thấy, nếu bạn đưa ra giá thầu quảng cáo cao nhưng sản phẩm của bạn không có lượt mua, đánh giá hay hình ảnh tốt thì lượt click là điều tương đối xa vời. Vì vậy, hãy lựa chọn những sản phẩm được Shopee gợi ý để tăng điểm xếp hạng cũng như khả năng chuyển đổi cho quảng cáo của bạn.

Cùng với đó, hãy cố gắng tối ưu tên sản phẩm, hình ảnh để đảm bảo lượng click, tăng điểm về mức độ liên quan cho sản phẩm của bạn. Nghiên cứu cho thấy, với 3 đối tượng cùng đấu thầu 1 từ khóa, cửa hàng có sản phẩm điểm cao hơn về độ liên quan, đánh giá sẽ có thứ hạng cao hơn ngay cả khi giá thầu của bạn thấp hơn của đối thủ.

2.2. Sử dụng ít nhất 10 từ khóa cho mỗi sản phẩm

Hãy sử dụng kết hợp các loại từ khóa mở rộng và từ khóa chính xác để nâng cao khả năng hiển thị. Ví dụ: Bạn muốn quảng cáo shopee cho sản phẩm áo phông, hãy mở rộng bằng cách lựa chọn các từ khóa “áo phông trơn”, “áo phông polo”, “áo phông adidas”,... phù hợp nhất với sản phẩm của bạn.

Tuy nhiên, hãy cố gắng để lựa chọn các từ khóa có liên quan nhất để tiết kiệm chi phí tối đa cho việc đấu thầu từ khóa không liên quan đến sản phẩm của bạn.

2.3. Luôn chú ý đến sản phẩm của bạn

Một trong những yếu tố quyết định đến tỷ lệ click cũng như quyết định mua của khách hàng chính là hiển thị của sản phẩm. Khoan nói đến khả năng mua hàng, rõ ràng, một sản phẩm đầy đủ tên, thông tin và hình ảnh thu hút sẽ có tỷ lệ click cao hơn hẳn so với những sản phẩm khác. 

Vì vậy, hãy cố gắng tối ưu sản phẩm của bạn ngay từ tiêu đề, hình ảnh đến thông tin sản phẩm. Hãy chắc chắn là tiêu đề và hình ảnh của bạn thực sự liên quan đến ngành hàng cũng như sản phẩm mà bạn bán. Đặc biệt, việc sử dụng hashtag phù hợp cũng quyết định đến khả năng hiển thị, tìm kiếm của sản phẩm. 

2.4. Đừng quá quan tâm đến từ khóa HOT

Từ khóa HOT được định nghĩa là những từ khóa người dùng tìm kiếm rất nhiều, đồng nghĩa với đó cạnh tranh cho những từ khóa này cùng rất cao. Vì vậy, nếu có quá nhiều “đối thủ đáng gờm” đang sử dụng từ khóa này, hãy chọn một giải pháp phù hợp hơn cho các từ khóa dài, từ khóa ngách.

2.5. Tận dụng khoảng trắng phù hợp

Khoảng trắng ở đây được hiểu là các từ khóa viết liền hoặc viết cách. Bởi trong nhiều trường hợp, người dùng trên shopee thường có xu hướng tìm kiếm bằng cách viết liền như khi tìm kiếm tên shop, khi này, sản phẩm liên quan chứa từ khóa viết liền sẽ được hiển thị tốt hơn. Vì vậy, hãy kết hợp thật tốt từ khóa có khoảng trắng và từ khóa viết liền để đảm bảo khả năng hiển thị cho sản phẩm của bạn

2.6. Luôn quan tâm đến báo cáo quảng cáo Shopee

Việc theo dõi và đánh giá quảng cáo Shopee giúp người bán biết được hiệu quả quảng cáo cho từng từ khóa, sản phẩm, từ đó kịp thời thay đổi kế hoạch, từ khóa phù hợp, cải thiện xếp hạng và chuyển đổi cho sản phẩm của bạn.

2.7. Quan tâm đến các công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí

Nếu bạn không hiểu biết nhiều về SEO cũng như cần đến các công cụ trả phí để SEO cho cửa hàng của mình trên Shopee, thì việc tìm kiếm từ khóa gợi ý từ các nguồn miễn phí sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí quảng cáo Google cũng như đưa ra các từ khóa chính xác và “sát” hơn với hành vi của người dùng. 

Google trend, Keyword Tool được xem là những công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí hàng đầu với khả năng gợi ý các từ khóa cấp 2, từ khóa ngách hay từ khóa liên quan hiệu quả nhất.

Trên đây là 7 kinh nghiệm đầu thầu từ khóa Shopee mà Sapo hi vọng nhà bán hàng có thể tham khảo để gia tăng lượng tiếp cận của khách hàng tới sản phẩm và gian hàng của mình, từ đó phát triển doanh số hơn khi kinh doanh trên Shopee.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề