Diệp tiên quốc là ai

5. số 37 Lâm Gia Trạch, Thượng Hải.

“Câu chuyện ở số 37 Lâm Gia Trạch, Thượng Hải” là một vụ án mất tích chưa được giải quyết xảy ra vào những năm 50.

Vị trí là trên đường Võ Ninh, Thượng Hải. Những người sống ở Thượng Hải hoặc người bản xứ có thể đã nghe về câu chuyện này.

Chuyện xảy ra vào tháng 10/1956. Vào thời điểm đó, khu vực này vừa mới được chia thành vùng Phổ Đà, và chính quyền vùng này mới chuyển đến đường Phổ Hùng không lâu. May mắn là luật pháp và trật tự địa phương rất tốt.

Tôi đã đến thăm đường Võ Ninh và hỏi một vài cư dân ở Tào Dương và Võ Ninh, họ cũng nói về những chuyện cũ của đường Võ Ninh vào những năm 1950.

Vào thời điểm đó, đường Võ Ninh chỉ là một con đường nhỏ. Con đường kéo dài đến vùng ngoại ô nông thôn, xung quanh có đất ruộng, nhà nông và một số kho xưởng nằm rải rác nên rất ít người sinh sống. Buổi tối cũng ít người qua lại, môi trường xung quanh rất yên bình.

Tuy nhiên, “Vụ án ở số 37 Lâm Gia Trạch” đã xảy ra tại đây vào một đêm muộn.

Trong hồ sơ lưu trữ, đêm đó đài báo nhận được một cuộc gọi bí ẩn, bên kia nói rằng có một vụ giết người ở số 37 Lâm Gia Trạch, và hy vọng cảnh sát sẽ điều tra càng sớm càng tốt, sau khi nói xong thì cúp điện thoại.

Khi nhân viên trực điện thoại nghe tin, cảm thấy sự việc không đơn giản nên lập tức báo cáo lên trực ban cục trưởng, đồng thời liên lạc với đồn công an địa phương, huy động một vài cảnh sát đến hiện trường.

Sau khi đến số 37 Lâm Gia Trạch, cảnh sát phát hiện cửa nhà đóng chặt, không thể ra vào nên đã cùng vài người đạp cửa kính và phái một cảnh sát trẻ đi vào căn nhà. Vị cảnh sát trẻ này vừa tiến vào không quá hai bước thì đã cảm thấy rất kỳ quái . Lòng bàn chân luôn có gì đó nhớp nháp, cả căn phòng nồng nặc mùi máu tanh.

Ngay sau đó, vị cảnh sát lần mò một lúc trong bóng tối rồi mới mở cửa. Tuy nhiên, mọi thứ trước mắt thực sự khiến một vài cảnh sát có thâm niên bên ngoài ngôi nhà nhìn đến đơ cả người.

Họ bật đèn lên và phát hiện đã vào một phòng ăn có diện tích chưa đầy 4 mét vuông, chỉ có một bàn ăn và một chiếc xe nôi. Kinh hoàng là bên trong phòng ẩm ướt, có mùi tanh nồng, còn có chất lỏng màu đỏ sẫm, rõ ràng là máu. Trên mặt đất ở lầu một, có những vết máu lớn lốm đốm và dấu vết của sự kéo lê. Thấy vậy, người lãnh đạo đội lập tức cử người quay về và bấm số khẩn cấp để tiếp tục báo cáo lên cục thành phố, tất cả những người khác có mặt tại hiện trường để điều tra nhằm đảm bảo sẽ mau chóng tìm thấy dấu vết của nạn nhân.

Tuy nhiên, theo thông tin trong tài liệu. Toà nhà số 37 Lâm Gia Trạch là tòa nhà hai tầng, có vài cảnh sát lên lên xuống xuống kiểm tra bốn năm lần, nhưng không ai phát hiện ra gì cả.

Gặp quỷ rồi sao? Lâm Gia Trạch chỉ có máu mà không có nạn nhân?

Khi một lượng lớn người dân hiếu kì chạy đến hiện trường xem, các điều tra viên bắt đầu kiểm tra tình hình với những người hàng xóm ở xung quanh: Chủ nhân ban đầu của ngôi nhà này đã trốn sang Đài Loan trước khi giải phóng. Hiện đang sống trong ngôi nhà này là một gia đình từ nơi khác đến Thượng Hải làm việc. 

Chủ gia đình này là Diệp Tiên Quốc, gia đình có bốn người, hai vợ chồng có một con trai và một con gái. Điều đáng nói, bà chủ căn nhà này là một người có tật ở chân, đi lại bất tiện nên ở nhà với con nhỏ. Khi ra ngoài mua đồ, bà ấy thường chào hỏi hàng xóm xung quanh, là một người thân thiện.

Về việc tại sao không có ai trong nhà, những người hàng xóm cho biết: Cách đây một tháng, thì thấy bà chủ nhà đem theo hai đứa con và nói là về nhà mẹ đẻ. Và kể từ đó đến giờ thì không còn nhìn thấy người đàn ông tên Diệp Tiên Quốc nữa.

Khi nghe điều này, các cảnh sát đột nhiên phản ứng: Đã không có ai ở nhà, thì ai đã gọi điện đến đồn cảnh sát vào lúc nửa đêm?

Vào lúc này, một điều gì kỳ quái hơn đã xảy ra. Kết quả giám định sơ bộ của bác sĩ pháp y tại hiện trường cho thấy lượng máu chảy ra trong ngôi nhà này ít nhất cũng của hơn 10 người, nhưng gia đình này nhiều nhất chỉ có 4 người, liệu có phải còn có thêm nạn nhân khác?

Với nhiều nghi vấn chưa được giải đáp, các điều tra viên khi đó chỉ có thể tiến hành phong tỏa tạm thời ngôi nhà kỳ quái này.

Nếu “Sự việc số 37 Lâm Gia Trạch” kết thúc ở đây, thì nhiều nhất nó chỉ có thể được tính là một vụ mất tích bình thường. Nếu kết hợp với tình hình chiế. tranh gián điệp phức tạp ở Thượng Hải những năm 1950, sẽ không có gì lạ khi những vụ việc tương tự xảy ra.

Tuy nhiên, “Sự việc Lâm Gia Trạch số 37” là một trong những sự kiện siêu nhiên và bí ẩn lớn ở Trung Quốc đương đại, rõ ràng là không đơn giản như vậy.

Chỉ một tháng sau khi vụ mất tích xảy ra, đồn cảnh sát nhận được một tin báo: Nói rằng khi một vài đứa trẻ đang chơi đùa sau giờ học, thì bất ngờ phát hiện cánh cửa lớn của số 37 Lâm Gia Trạch đã bị mở ra. Người dân địa phương tưởng là cảnh sát mở niêm phong nên cho người đến đồn cảnh sát hỏi thăm, nhưng đồng chí phụ trách lễ tân cũng thất thần, chưa bao giờ nhận được lệnh mở cửa nhà số 37 Lâm Gia Trạch?

Sở cảnh sát địa phương đã điều tra đơn vị làm việc hiện tại của nam chủ nhân căn nhà, liên hệ với mạng lưới Hà Bắc và phát hiện ra rằng nam chủ nhân căn nhà này thực sự đã biến mất. Ngoài ra, nhóm điều tra còn gửi một bức điện báo đến gia đình nữ chủ nhân căn nhà, họ đều báo rằng bà ấy chưa bao giờ quay lại.

Vậy ai đã mở niêm phong căn nhà? Chẳng lẽ vợ chồng chủ nhà đi xa đến giờ mới trở về? Hay là có trộm đột nhập?

Những gì đã xảy ra ở “số 37 Lâm Gia Trạch” đã được người dân xung quanh lan truyền khắp nơi. 

Ngoài ra, khi cảnh sát ập vào căn phòng để điều tra, họ đã kiểm tra mọi ngóc ngách của toàn bộ ngôi nhà và không tìm thấy tài sản có giá trị hay nơi nào kì lạ, về cơ bản có thể loại trừ khả năng kẻ trộm đột nhập.

Có phải là người đã gọi cảnh sát đêm đó?

Với những nghi vấn này, cảnh sát lại vào nhà để khám xét một lần nữa. Khi họ mở cửa, một điều còn kỳ lạ hơn đã xảy ra, mặt đất ở tầng một vẫn giống như đêm điều tra trước đó, vẫn còn vết máu loang lổ khắp nơi. Và trong lúc cảnh sát đang điều tra ở tầng một, một đồng chí bất ngờ nghe thấy tiếng trẻ con cười ở lầu hai. Vì vậy, vài nhân viên cảnh sát vội vã chạy đến lầu hai, chỉ thấy rằng chiếc xe nôi vốn dĩ nằm ở lầu một thì bây giờ đang được đặt ở cầu thang lầu hai, nhưng toàn bộ lầu hai đều trống rỗng, không có một bóng người…

Ngoài ra, theo tài liệu thu được từ cuộc điều tra này:

Một số người cho biết lầu hai của “số 37 Lâm Gia Trạch” luôn có ánh đèn vào lúc rạng sáng trong những ngày vừa qua.

Sau khi sự việc xảy ra, lực lượng chuyên án đã tổ chức phục kích vào ban đêm. Quả nhiên nửa đêm trên lầu hai vẫn sáng đèn nhưng khi các điều tra viên vừa bước vào phòng thì đèn vụt tắt, điều kì quái là những vết máu đã biến mất.

Sau đó, người ta nghi ngờ rằng người tên Diệp Tiên Quốc đã giết vợ và con của mình, nhưng khi ông ta bị bắt để chụp X-quang, thì phát hiện ra rằng ông ta không có não. Sự việc đã trở thành câu chuyện kì quái gây chấn động ở Trung Quốc, và mọi chuyện chưa kết thúc ở đó. Sau bao nhiêu vất vả, cuối cùng Diệp Tiên Quốc cũng bị bắt, lúc này hắn đã điên điên dại dại, dù sao thì vụ án này cũng đã diễn ra trong gần ba năm rồi, Diệp Tiên Quốc đã bị ba cấp giám định tâm thần khác nhau. Tất cả những người có mặt lúc đó đều suýt chết khiếp, bởi vì Diệp Tiên Quốc thậm chí còn không có não. Người không có não hoàn toàn không phải là khái niệm của một con người, Diệp Tiên Quốc rốt cuộc là thứ gì? Sau khi điều tra mới biết Diệp Tiên Quốc nhìn bề ngoài chỉ khoảng 30 tuổi, nhưng thực ra đã 70 tuổi, ông càng sống càng trẻ.

“Số 37 Lâm Gia Trạch” được cho là một cơ sở tình báo do các đặc vụ của địch thiết lập ở Thượng Hải, và được hoạt động một cách bí mật.

Các cảnh sát thụ lý án đã thực hiện đợt tấn công bí mật để triệt phá tổ chức này. Vì vậy, trong vòng hai năm sau khi cuộc mai phục kết thúc, “Sự việc số 37 Lâm Gia Trang” vẫn chưa được đề cập công khai.

Sự việc của ngôi nhà này, về Diệp Tiên Quốc và tổ chức sau lưng rất dài, mình nghĩ mọi người sẽ thấy chán nên chỉ dịch tới đây thôi. 

*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.Câu chuyện ma về căn nhà số 37 của nhà họ Lâm ở Thượng Hải từng rất xôn xao. Vốn tòa nhà này cũng không có gì đặc biệt, song kể từ khi xuất hiện những câu chuyện quỷ quái và các vụ án giết người, căn nhà này bèn biến thành căn nhà ma trong đời sống thực. Câu chuyện này được một vị cảnh sát già kể lại, được truyền miệng rộng rãi, tất nhiên là đã được thêm mắm dặm muối khá nhiều chi tiết nên thật giả bao phần không ai rõ được.Năm 1956, đường Vũ Ninh vẫn còn ruộng đồng, một vài nông trại và kho xưởng. Vị cảnh sát đó kể rằng hồi ấy dân cư thưa thớt, rất ít người hoạt động khi đêm về, lúc đó khu vực này vừa mới sáp nhập vào quận Phổ Đà, còn chính quyền quận dời đến đường Phổ Hùng chưa bao lâu, ông ấy là sinh viên vừa mới tốt nghiệp trường cảnh sát được điều đến bộ phận hình sự, cách cục cảnh sát không xa có một khu dân cư, tất nhiên hồi đó khu dân cư ấy chỉ là thôn xóm nhỏ mà thôi.Đêm đó là ca trực của một cậu cảnh sát trẻ tuổi, nửa đêm, điện thoại reo. Cuộc gọi bắt đầu với tiếng thở dốc, sau đó có một giọng nói không biết là nam hay nữ nói rằng chính mình đã giết người, người đó gọi điện tới đầu thú. Giọng nói đó rất kỳ lạ, tạp âm trong điện thoại rất lớn. Lúc cậu ấy hỏi người đó đang ở đâu thì người đó nói rằng đang ở khu dân cư cách cục cảnh sát ba con phố. Cậu cảnh sát nọ cảm thấy tình huống rất nghiêm trọng bèn ngay lập tức báo cáo cục trưởng, đồng thời thông báo cho đồn công an khu vực đó. Chỉ lát sau, cục cảnh sát đã điều người tới.

Họ tới khu dân cư đó, lúc này trời tối đen như mực, chẳng có bất kỳ thanh âm nào. Có một vị cảnh sát lớn tuổi hỏi cậu cảnh sát ấy rằng đó là căn nhà nào, cậu cảnh sát ấy- cũng chính là vị cảnh sát già kể lại câu chuyện này - bảo rằng là nhà số 37. Họ bật đèn pin lên tìm, cuối cùng cũng tìm được căn nhà số 37 đó. Đó là một căn nhà bằng gạch, đằng sau cánh cửa lớn là một cái sân. Ông ấy hồi tưởng lại, lúc mới vào sân thì có một cơn gió thổi đến khiến những chiếc lá dưới sân bay lên và kêu xào xạc, bầu không khí rất cổ quái, ông ấy lớn tiếng hỏi có ai không, thế nhưng không ai đáp lời, bên trong cũng chẳng có ánh đèn. Lúc đẩy cửa mới phát hiện ra rằng cánh cửa gỗ đã bị khóa lại từ bên trong. Đúng lúc này thì người từ cục cảnh sát cũng tới.

Họ phân tích tình hình như thường lệ. Hóa ra chủ nhân của căn nhà này đã chạy trốn đến Đài Loan hồi trước giải phóng, chủ nhân hiện tại là một người đàn ông họ Diệp từ Hà Bắc đến Thượng Hải làm việc. Nhà gồm 4 người, cô vợ bị thọt chân, còn hai đứa con gồm một nam một nữ. Lúc này, vị cảnh sát lớn tuổi nọ nói rằng muốn tìm thứ gì đó để mở cửa. Ông ấy đáp chi bằng phá cửa sổ. Vị cảnh sát lớn tuổi nhắc nhở mọi người phải chú ý an toàn. Thế là họ bèn phá cánh cửa bằng thủy tinh, tiếp đó ông ấy nhảy vào trong nhà và cầm theo một chiếc đèn pin, song chỉ mới nhảy vào nên vẫn chưa mở lên, sau đó ông cảm thấy dưới chân ươn ướt, trong nhà tràn ngập mùi máu tươi khiến ông sợ hãi. Vị cảnh sát lớn tuổi cũng theo vào, nhưng lúc chạm đất lại không đứng vững nên bị ngã xuống đất, lúc đứng lên mở đèn pin thì phát hiện cả người đều là máu tươi, cậu cảnh sát trẻ càng hoảng hốt hơn. Hai người mò mẫm tìm công tắc mở điện, không sáng đèn thì thôi, đèn sáng rồi họ bỗng ngây người. Gian phòng chỉ có bàn ăn và một chiếc xe đẩy dành cho trẻ em, còn dưới đất là chất lỏng màu đỏ.Ông cất tiếng hỏi đây là gì, vị cảnh sát lớn tuổi trông có vẻ bình tĩnh, trầm giọng đáp rằng: "Máu người". Cậu cảnh sát trẻ hỏi tiếp bằng chất giọng run rẩy: "Sao có thể có nhiều máu như thế cơ chứ?". Sau khi mở cửa, đồng chí bên cục cảnh sát gọi điện về báo cáo cho đội điều tra hình sự, hiện trường còn lại vị cảnh sát già, ông ấy và hai cảnh sát điều tra hiện trường. Theo lời pháp y thì ít nhất có sáu người thiệt mạng. Song căn nhà này chỉ có bốn người, hàng xóm kể lại rằng mấy tháng trước người vợ đã dắt con về nhà mẹ đẻ, còn người chồng cũng đã mấy ngày rồi không thấy đâu. Vậy ai là người báo án lúc nửa đêm?

Vụ án xảy ra tầm một tháng thì một ngày nọ thì có người gọi điện tới thông báo rằng lúc mấy đứa trẻ tan học có trông thấy cửa nhà số 37 bị mở. Ai cũng biết rằng sau khi xảy ra án mạng thì hiện trường sẽ bị dán giấy niêm phong. Còn về việc nam chủ nhân của căn nhà thì sau khi điều tra cũng đã xác định là mất tích. Tổ điều tra cũng đến hỏi thăm quê nhà của người vợ, thế nhưng ai cũng bảo rằng không thấy về. Hàng xóm xung quanh biết nơi đây xảy ra chuyện lạ nên chắc chắn cũng sẽ không vào. Thời đó kỹ thuật vẫn chưa phát triển như hiện tại nên cũng không cách nào kiểm chứng cuộc gọi từ đâu đến. Thời gian dần trôi nhưng vụ án này vẫn không có bất kỳ tiến triển nào, rồi những cảnh sát có liên quan cũng dần được phân đến những đội khác, chỉ còn lại cậu cảnh sát trẻ vẫn còn ở lại, còn vị cảnh sát già kia thì kể từ sau chuyện đó, tinh thần vẫn không ổn định nên đã xin nghỉ hưu trước thời hạn.

Mùa đông năm 1958, nhân dân tố cáo một phần tử phản cách mạng. Người đó họ Hứa, bình thời là một thợ giày. Sau khi trải qua thẩm tra thì biết được người này là một thành viên thuộc một tổ chức đạo gia. Xét về mặt chính trị thì tổ chức đó là tổ chức phản động và rất phát triển ở vùng Chiết Giang. Trong danh sách thành viên mà người này kê khai, có xuất hiện nam chủ nhân của căn nhà số 37. Thế là câu chuyện về căn nhà số 37 lại lần nữa được đào lại.Người đàn ông họ Hứa đó còn cung cấp một manh mối quan trọng, đó là sau khi chuyện về căn nhà số 37 xảy ra được một tháng thì anh ta đã từng gặp chủ nhân của căn nhà đó. Họ Hứa nói: "Tôi quen Diệp Tiên Quốc từ hồi bé, khi đó là năm dân quốc thứ 13". Cảnh sát thẩm vấn hỏi rằng: "Theo như trên thẻ căn cước thì Diệp Tiên Quốc ra đời vào năm 1933, hai người sao có thể quen biết được?". Thế nhưng họ Hứa vẫn một mực thề rằng đã gặp Diệp Tiên Quốc ngay tại quê hương của anh ta là núi Phục Ngưu ở Hà Nam. Lần gần nhất anh ta trông thấy Diệp Tiên Quốc là vào tháng 11 năm 1956 ở chùa Ngọc Phật. Họ Hứa lại nói rằng Diệp đại hộ pháp đã sớm rời khỏi tổ chức rồi, so với hồi mới quen biết cũng chẳng thấy anh ta già đi thêm chút nào, thậm chí còn trẻ hơn nữa. Theo như lời khai của Hứa thì Diệp Tiên Quốc này là một nhân vật quan trọng thuộc cấp bậc hộ pháp, vậy thì Diệp Tiên Quốc ra đời khi nào, những điều họ Hứa nói có phải là thật, tất cả đều không có lời giải đáp. Một tháng sau, họ Hứa bỗng chết bất đắc kỳ tử ngay trại tạm giam khiến vụ án trở nên ngày một mơ hồ.Cái chết của họ Hứa cũng rất lạ, những tù nhân cùng phòng với anh ta kể lại rằng tối đó một mình họ Hứa đối diện với vách tường, trông như đang nói chuyện với ai đó, rồi lại như đang tranh luận với ai đó, rồi lại như đang cầu xin ai đó. Họ đều cho rằng Hứa nổi điên, song hôm sau tỉnh dậy vẫn thấy Hứa ngồi trước tường, song đã tắt thở. Trên người không có bất kỳ vết thương nào, lạ nhất là sắc mặt của anh ta hồng hào một cách kỳ quái. Sau khi pháp y giám định cũng không phát hiện bất kỳ dấu hiệu ngộ độc nào. Nhưng họ lại phát hiện trên vách tường mà Hứa ngồi nhìn cả đêm có một hàng chữ rất kỳ lạ, thế nhưng chẳng mấy chốc lại biến mất, bạn tù của họ Hứa kể lại rằng trông thứ đó khá giống với bùa chú, song họ lại không biết miêu tả cụ thể.Tổ chuyên án điều tra hồ sơ của Diệp Tiên Quốc thì phát hiện rằng bố của anh ta cũng tên là Diệp Tiên Quốc, thế nhưng cái chết của cha anh ta thì không được ghi chép lại. Thế thì liệu rằng họ Hứa có phải đã từng quen biết với bố của Diệp Tiên Quốc hay không? Theo như lời khai của Hứa thì lúc hai người quen biết nhau thì Diệp Tiên Quốc tầm 40 tuổi. Đến năm 1956, Diệp Tiên Quốc hẳn đã là một ông cụ 70 tuổi, chắc chắn không thể nào 30 tuổi được. Nghi vấn mỗi lúc mỗi nhiều thêm.Nhà của Hứa nằm trên một quả đồi. Tổ chuyên án vào nhà họ Hứa kiểm tra, đa phần đều đã đổ nát, một đồng chí nữ phát hiện thấy một ký hiệu kỳ quái khắc trên miệng giếng. Tổ chuyên án cũng không có bất kỳ chuyên gia nào về tôn giáo nên chỉ đành chụp lại rồi đợi đến lúc về lại Thượng Hải sẽ nghiên cứu thêm. Sau khi tổ chuyên án gọi điện tới cục cảnh sát ở Thượng Hải thì quyết định đến Hà Bắc một chuyến, xem xem Diệp Tiên Quốc và Hứa gia rốt cuộc có mối quan hệ như thế nào.Tổ chuyên án đến Bá Châu thuộc Hà Bắc, theo như tư liệu đính kèm, đã xác định được chắc chắn bố của Diệp Tiên Quốc cũng tên là Diệp Tiên Quốc, không chỉ thế, ông nội của anh ta cũng tên Diệp Tiên Quốc. Những tư liệu khác cũng không ghi chép gì nhiều về nhà họ Diệp, chỉ nghe kể lại rằng nhà họ Diệp không giàu có, biết bao đời canh miếu cho một cái miếu địa phương tên là Ngọc Hoàng. Đương lúc không có đầu mối gì về vụ án này thì phía cảnh sát Thượng Hải gọi điện tới người của tổ chuyên án nói rằng có người báo cáo đã nhìn thấy Diệp Tiên Quốc ở gần khu vực núi Long Hổ ở tỉnh Giang Tây, đồng thời căn nhà số 37 cũng xảy ra một số chuyện quái dị. Thế là tổ chuyên án bèn chia thành hai nhóm, một nhóm đến Giang Tây còn một nhóm về lại Thượng Hải tiếp tục điều tra.Lúc đó khu vực quanh nhà số 37 bắt đầu khởi công xây dựng nông thôn mới, sau khi công nhân phá dỡ căn nhà số 37 thì phát hiện, cách 3 mét tính từ mặt đất có chôn một cái vại lớn, bên trong vại là người vợ và hai đứa con đã mất tích của Diệp Tiên Quốc. Sau hai năm, vụ án này chính thức được liệt vào danh sách các vụ án có tính quan trọng, tội danh của Diệp Tiên Quốc được thành lập, cục cảnh sát cấp lệnh truy nã Diệp Tiên Quốc trên toàn quốc. Đến khi vị cảnh sát nọ quay lại hiện trường lần nữa thì căn nhà số 37 đã bị san thành bình địa, còn nơi đào ra được cái vại là khu vực phòng khách.Hai tuần sau, dưới sự giúp đỡ của công an tỉnh Giang Tây, cảnh sát đã thành công bắt giữ Diệp Tiên Quốc lúc bấy giờ đang ngụ tại một đạo quán đổ nát ở núi Long Hổ thuộc địa phận tỉnh Giang Tây. Diệp Tiên Quốc bị áp giải về Thượng Hải, bởi tính đặc thù của vụ án nên hắn ta bị giam ở một gian tù riêng. Bộ công an điều chuyên gia đến tiến hành phỏng vấn. Lão Trần - thành viên của tổ pháp y đã nói cho cậu biết rằng, họ phát hiện điều bất thường trong quá trình giải phẫu thi thể vợ con của Diệp Tiên Quốc. Cơ thể của vợ con hắn ta không hề có dấu hiệu thối rữa, tuy trông giống như người sống nhưng lại không có dấu hiệu của sự sống, không giống như đã chết hơn hai năm. Phải đợi đến khi thẩm vấn Diệp Tiên Quốc xong mới hỏa táng thi thể.Qúa trình phỏng vấn Diệp Tiên Quốc cũng có vấn đề, trông hắn ta cứ như mắc phải một căn bệnh nào đó về tinh thần, không nói gì cả, hỏi gì cũng mở mắt ngây dại nhìn trần nhà, đồng thời cũng không ăn gì, thậm chí cũng không uống nước. Một tháng trôi qua song tổ chuyên án và các chuyên gia cũng chẳng có bất kỳ đầu mối nào. Diệp Tiên Quốc được giám định tinh thần ba lần với ba cấp độ khác nhau. Đặc biệt, khi chụp X-quang để kiểm tra, Diệp Tiên Quốc đã khiến ai nấy phải sợ hãi bởi hắn không có tổ chức não. Người không có tổ chức não thì không được định nghĩa là người, vậy rốt cuộc Diệp Tiên Quốc là gì?Lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng Diệp Tiên Quốc được đưa đến nhận diện hiện trường là vào một buổi tối tháng Tư năm 1959, vị cảnh sát gia nhớ rất rõ, hôm đó là tiết thanh minh. Họ cùng quay trở lại căn nhà số 37 của Lâm gia, gió biển thổi rất mạnh, lúc tới nơi thì Diệp Tiên Quốc bỗng bật cười ha ha, kiểu cười đó cực kỳ quỷ dị. Đột nhiên chung quanh nổi lên một tầng sương mù dày đặc, các chiến sĩ phụ trách cảnh giới xung quanh không thấy Diệp Tiên Quốc và các cảnh sát trong căn nhà số 37 đâu nữa.Ông ấy nói hôm đó ông ấy đang ở bên ngoài, lúc trông thấy tình cảnh này bèn có ý định muốn tiến vào xem xem thế nào, song lúc mới bước vào thì phát hiện trong sương mù có ánh sáng vàng, Diệp Tiên Quốc gào to lên rằng đây là phù chú, các ngươi không thể nào tiếp cận được những phù chú này. Sau khi sương mù tan thì Diệp Tiên Quốc biến mất, ba cảnh sát cùng ở bên trong với hắn ta đã lâm vào trạng thái hôn mê, sau này khi ba người họ tỉnh lại đã kể rằng lúc trông thấy sương mù họ đã giơ súng lên chĩa về phía Diệp Tiên Quốc, sau đó họ thấy một cảnh tượng kinh khủng, căn nhà số 37 đã bị phá dỡ nay bỗng lành lặn trở lại, từ phòng khách bỗng truyền ra tiếng trẻ con nói cười, còn Diệp Tiên Quốc thì bước hẳn vào trong bức tường, thoáng chốc đã không thấy đâu. Họ lập tức nhả đạn về phía bức tường đó song bức tường bỗng sinh ra một lực rất lớn khiến họ ngất đi trong nháy mắt. Tất nhiên, những lời này nói ra không có mấy ai tin.Cuối cùng vụ án này vẫn không có được lời giải thích hợp lý, được xếp vào hàng án diệt môn và thông tin được ghi chép trong hồ sơ chính thức là: Diệp Tiên Quốc đã tự sát sau khi giết cả nhà. Tuy nhiên, có một netizen đã nói rằng: "Theo như lời kể thì nơi đó bây giờ hẳn ở quận Phổ Đà, nằm ở khu vực đường Trung Sơn Bắc với đường Vũ Ninh. Tôi lớn lên tại đây nhưng chưa từng nghe nói có chỗ này song nhà họ Lục, nhà họ Diệp thì có. Tôi cũng đã hỏi những người lớn tuổi ở đó, họ cũng bảo chưa từng nghe qua. Vì thế tôi cho rằng đây chỉ là hư cấu, Thượng Hải không tồn tại nơi này”. Thế còn bạn, bạn có tin không?

Video liên quan

Chủ Đề