Tại sao Nội hiện nay uy tín vị thế của Việt Nam đang lên cao trên trường quốc tế

Việc Việt Nam được chọn là quốc gia duy nhất của khu vực châu Á-Thái Bình Dương ứng cử vào Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 một lần nữa khẳng định vị thế của Việt Nam.

Kiên trì thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, trong những năm qua, vị thế của Việt Nam đã không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế.

Việc Việt Nam được chọn là quốc gia duy nhất của khu vực châu Á-Thái Bình Dương ứng cử vào Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 một lần nữa khẳng định điều này.

Mở rộng quan hệ song phương

Trong nhiều năm qua, hoạt động đối ngoại của Việt Nam đã được triển khai bài bản với tầm nhìn chiến lược và các bước đi cụ thể, hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, thu hút các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển đất nước, bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và nâng cao hơn nữa vị thế đất nước trên trường quốc tế.

Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với 16 nước, Đối tác toàn diện với 11 nước, trong đó có tất cả các nước P5 [Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh] và hầu hết các nước chủ chốt trong trong khu vực và trên thế giới.

Trong những năm qua, các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao Việt Nam đến các nước đã không ngừng được mở rộng và tăng cường, góp phần đưa quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và các nước ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu, tăng cường tin cậy chính trị, hợp tác ngày càng thực chất.

Không chỉ có các chuyến thăm cấp cao, hàng trăm các cuộc tiếp xúc, trao đổi ở các cấp, các bộ, ngành, các cơ chế hợp tác, các hoạt động kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao đã giúp quan hệ Việt Nam với các nước ngày càng hiệu quả và đi vào chiều sâu.

Ở khía cạnh ngoại giao kinh tế, đến nay, đã có trên 70 nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã tham gia hết sức tích cực vào việc đàm phán cũng như ký kết, phê chuẩn các Hiệp định thương mại tự do [FTA] với 16 FTA song phương và đa phương. Điều này không chỉ góp phần thúc đẩy thương mại và đầu tư cho nền kinh tế Việt Nam, mà còn thể hiện sự chủ động của Việt Nam trong việc hình thành hệ thống thương mại quốc tế.

Theo Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga, Phó Chủ tịch Ủy ban quốc gia Việt Nam về Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương, Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển then chốt. Chúng ta có sự đan xen lợi ích rộng lớn chưa từng có với các đối tác, 27 đối tác chiến lược và toàn diện cùng 59 đối tác FTA. Chúng ta chủ trương hội nhập rất sâu và hiện nay chúng ta không chỉ ở tầm mức hội nhập mà ở tầm mức liên kết với một vị thế mới, bắt kịp với xu thế mới.

Nâng tầm đối ngoại đa phương

Với thế và lực mới của đất nước sau hơn 30 năm đổi mới, đối ngoại đa phương Việt Nam đã thực sự được chắp cánh và nâng lên một tầm cao mới, góp phần giúp Việt Nam khẳng định được chỗ đứng xứng đáng của mình với tư cách một thành viên trách nhiệm và có uy tín của cộng đồng quốc tế.

Hoạt động đối ngoại đa phương của Việt Nam đã chuyển mạnh từ “tham gia tích cực” lên "chủ động đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương." Điều này thể hiện qua việc Việt Nam đã được tín nhiệm bầu vào các cơ quan quan trọng của Liên hợp quốc, như: Hội đồng Bảo an [2008-2009]; Hội đồng Kinh tế-Xã hội [1998-2000 và 2016-2018], Hội đồng Nhân quyền [2014-2016], Hội đồng Chấp hành UNESCO [2015-2019], Ủy ban Luật pháp quốc tế [2017-2021]; Ủy ban Luật thương mại quốc tế [2019-2025]...

Ngoài ra, Việt Nam còn góp mặt trong nhiều diễn đàn đa phương như: Hội nghị G7 mở rộng, Hội nghị cấp cao ASEAN, Hội nghị cấp cao hợp tác Mekong Nhật Bản, Diễn đàn hợp tác Á-Âu, Diễn đàn cấp cao vì mục tiêu xanh toàn cầu, Kỳ họp đại hội đồng Liên hợp quốc...

Cùng với đó, Việt Nam cũng được bạn bè quốc tế tín nhiệm lựa chọn là nơi tổ chức nhiều hội nghị quan trọng có tầm cỡ khu vực và toàn cầu.

Gần đây nhất là Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên vào cuối tháng 2/2019. Đây là sự kiện quan trọng của thế giới, thu hút sự tham gia của hơn 2.600 phóng viên quốc tế của 218 hãng thông tấn, báo chí, truyền thông quốc tế từ gần 40 quốc gia và vùng lãnh thổ đến Hà Nội đưa tin, hình ảnh về sự kiện.

Mặc dù không được đạt thỏa thuận và không ra tuyên bố chung, nhưng Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều tiên Kim Jong-un đều khẳng định cuộc gặp tại Hà Nội là một bước tiến quan trọng trong tiến trình đối thoại giữa hai bên.

Việt Nam được đánh giá cao khi đã nỗ lực, chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để hội nghị diễn ra an toàn, trọng thị và với chất lượng cao, thể hiện mong muốn của Việt Nam đóng góp cho tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.

Trước đó, Việt Nam cũng đã đăng cai và tổ chức thành công 4 hội nghị quốc tế quan trọng, bao gồm: Hội nghị thường niên lần thứ 26 của Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương [APPF 26] vào tháng 1/2018; Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong Mở rộng lần thứ 6 [GMS 6] và Hội nghị Cấp cao hợp tác khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 10 [CLV 10] vào cuối tháng 3/2018; Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN [WEF ASEAN 2018] vào tháng 9/2018 và Đại hội Các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á lần thứ 14 [ASOSAI 14] vào tháng 9/2018.

WEF ASEAN 2018 đã để lại dấu ấn sâu đậm về một Việt Nam hội nhập. WEF ASEAN 2018 được đánh giá là Hội nghị thành công nhất của WEF trong 27 năm qua khi quy tụ được nhiều nguyên thủ của các quốc gia ASEAN, lãnh đạo cấp cao của các nước đối tác, khoảng 1.000 đại diện các tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp ASEAN và quốc tế, cùng với khoảng 800 doanh nghiệp trong nước tham dự.

WEF ASEAN 2018 còn trở thành tâm điểm chú ý xuất hiện liên tục trong dòng chảy thông tin trên các phương tiện truyền thông quốc tế với hàng nghìn bài viết, thu hút hàng triệu lượt người tham gia tương tác trên mạng xã hội…

Thành công đó không chỉ thể hiện chủ đề, nội dung Hội nghị WEF ASEAN 2018 đáp ứng sự quan tâm và lợi ích chung của khu vực cũng như thế giới, mà còn khẳng định vai trò, uy tín và vị thế của Việt Nam trong ASEAN, khu vực và thế giới ngày càng được nâng cao, thể hiện sức hấp dẫn và niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế về triển vọng phát triển của Việt Nam.

Tháng 11/2017, Việt Nam cũng đã trở thành tâm điểm chú ý của cả thế giới khi tổ chức thành công Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương [APEC] 2017 với sự hội tụ của toàn bộ lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC, trong đó có lãnh đạo các nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới, như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản… Điều đáng nói ở chỗ, đây là lần thứ hai trong 10 năm qua Tuần lễ Cấp cao APEC mới có được sự tham dự đông đủ của nhiều lãnh đạo cấp cao như vậy.

Điều này khẳng định vị trí chiến lược của Việt Nam ở khu vực cũng như sự quan tâm và tình cảm đặc biệt mà các nền kinh tế thành viên APEC và cá nhân các nhà lãnh đạo kinh tế APEC dành cho Việt Nam. Qua sự kiện này, Việt Nam đã tô đậm dấu ấn của mình trên tiến trình hợp tác của APEC.

Tất cả các sự kiện trên đã cho thấy sự coi trọng của các nước đối với vai trò, vị thế ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế; đồng thời thể hiện sự chủ động và “tầm vóc” của Việt Nam trong hội nhập quốc tế, tham gia kiến tạo và định hình các thể chế khu vực và toàn cầu.

Có thể thấy, sau 10 năm kể từ lần đầu Việt Nam đảm nhận vai trò thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc [nhiệm kỳ 2008-2009], với những đóng góp của Việt Nam tại Liên hợp quốc, cũng như vai trò, vị thế của Việt Nam hiện nay, chúng ta có thể tin tưởng ở mức cao hơn, kỳ vọng cao hơn về hoạt động của Việt Nam trong vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ tới./.

Theo TTXVN/Vietnam+

Nhận lời mời của Thủ tướng Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland Boris Johnson và Thủ tướng Cộng hòa Pháp Jean Castex, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu [COP26] và thăm làm việc tại Vương quốc Anh từ ngày 31/10 đến 3/11, thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 3 đến 5/11.

Chuyến công tác nhằm triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII về tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế và Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030. Chuyến công tác giúp khẳng định vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Hội nghị COP26 - Thời điểm quyết định

Tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường trên phạm vi toàn cầu, thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận quốc tế, đòi hỏi sự phối hợp hành động khẩn trương, nghiêm túc từ tất cả các nước.

COP26 là hội nghị quốc tế hằng năm, được tổ chức trong khuôn khổ Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu [UNFCCC] từ năm 1995 đến nay, nhằm đánh giá quá trình ứng phó biến đổi khí hậu của các bên tham gia.

Hội nghị diễn ra trong bối cảnh yêu cầu về việc các quốc gia hành động khẩn trương và mạnh mẽ trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu đang được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết, để có thể đạt được mục tiêu đề ra trong Thỏa thuận Paris giữ nhiệt độ trung bình toàn cầu vào cuối thế kỷ này chỉ tăng 1,5oC so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Nỗ lực bảo vệ “hành tinh xanh”

Việt Nam là một trong những nước chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu. Có bờ biển dài, đồng bằng thấp, Việt Nam luôn thấy rõ những rủi ro, thách thức gây ra bởi biến đổi khí hậu, nhất là ảnh hưởng nặng nề tại đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh miền trung và miền núi phía bắc. Đảng và Nhà nước ta luôn coi ứng phó biến đổi khí hậu là ưu tiên trong phát triển kinh tế - xã hội, chủ động, tích cực trong ứng phó biến đổi khí hậu và thực hiện các cam kết quốc tế liên quan.

Tại cuộc điện đàm với Đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ về biến đổi khí hậu John Kerry ngày 8/10 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, dù quá trình chuyển đổi kinh tế xanh còn gặp nhiều khó khăn sau nhiều năm trải qua chiến tranh, Việt Nam tiếp tục cam kết mạnh mẽ ứng phó biến đổi khí hậu, trong đó đặc biệt chú trọng tới chuyển đổi sang nền kinh tế phát thải ít carbon, có lộ trình để giảm mạnh phụ thuộc vào điện than và tăng nhanh tỷ lệ năng lượng tái tạo, phù hợp chủ trương của Việt Nam về phát triển bền vững, phù hợp điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam.

Việt Nam phát triển các dự án năng lượng tái tạo. [Ảnh: Bộ Tài Nguyên và Môi trường]

Nhận thức biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu, trong nhiều năm qua, Việt Nam luôn nỗ lực đóng góp vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu trên thế giới. Việt Nam luôn coi trọng việc tham gia ký kết, thực hiện nghiêm túc các điều ước và thỏa thuận quốc tế về biến đổi khí hậu.

Quốc hội, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều luật, nghị quyết, quy định lồng ghép các chính sách, cơ chế, thông qua ngân sách, thực hiện các kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu; thúc đẩy các hoạt động chuyển đổi số, ứng dụng mạnh mẽ những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong lĩnh vực môi trường, biến đổi khí hậu.

Năm 2020, Việt Nam nộp Đóng góp quốc gia tự quyết định [NDC] cập nhật cho Ban Thư ký UNFCCC. Trong số 186 nước tham gia UNFCCC, Việt Nam là một trong 20 nước đầu tiên nộp và là một trong số ít các nước tăng mức đóng góp về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong NDC cập nhật. Các nỗ lực của Việt Nam thực hiện UNFCCC đã được ghi nhận tại các diễn đàn quốc tế và Việt Nam được coi là một trong những quốc gia tiên phong trong thực hiện các cam kết về chống biến đổi khí hậu.

Khơi nguồn năng lượng biển. [Ảnh: Bộ Tài nguyên và Môi trường]

Tại Hội nghị cấp cao về khí hậu, được tổ chức theo hình thức trực tuyến trong hai ngày 22 và 23/4 vừa qua, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, là một nước chịu tác động lớn bởi biến đổi khí hậu, nhất là tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam cam kết hành động quyết liệt để ứng phó toàn diện với biến đổi khí hậu, trong đó có giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính bằng nguồn lực trong nước và giảm tới 27% khi có hỗ trợ quốc tế song phương và đa phương, tiếp tục giảm rất mạnh điện than, tăng nhanh tỷ lệ năng lượng tái tạo lên 30% trong tổng nguồn cung năng lượng sơ cấp đến năm 2045, nội luật hóa các cam kết quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính để tổ chức thực hiện và đang triển khai chương trình trồng một tỷ cây xanh đến năm 2025.

Thanh niên Việt Nam hành động vì khí hậu. [Ảnh: UNDP Việt Nam]

Việc Việt Nam tham dự Hội nghị COP26 ở cấp cao thể hiện sự tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Việt Nam trong cơ chế UNFCCC nói chung và Hội nghị COP26 nói riêng; đồng thời khẳng định mạnh mẽ thông điệp về một Việt Nam trách nhiệm, chủ động, tích cực chung tay cùng cộng đồng quốc tế giải quyết thách thức toàn cầu về biến đổi khí hậu. Qua đó, thể hiện quyết tâm và nỗ lực của Việt Nam trong ứng phó biến đổi khí hậu.

Pháp, quốc gia có vị thế và uy tín chính trị cao ở châu Âu

Một trong những điểm dừng chân quan trọng trong chuyến công tác châu Âu lần này của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là Pháp. Là cường quốc kinh tế lớn thứ 5 thế giới, đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu dịch vụ, Pháp có số lượng doanh nghiệp rất lớn, trong đó có doanh nghiệp hàng đầu thế giới.

Pháp có truyền thống lâu đời trong phát minh công nghiệp, hệ thống giáo dục chất lượng cao, đội ngũ nghiên cứu trình độ cao. Pháp là nước đứng đầu châu Âu về sản xuất và xuất khẩu nông sản. Năm 2019, Pháp xuất siêu khoảng 7,8 tỷ euro hàng nông sản [gồm lúa mì, rượu nho, các sản phẩm thịt và sữa], chiếm 5% thị phần thương mại nông sản thế giới.

Về chính sách đối ngoại, Pháp xác định 3 mục tiêu quan trọng là bảo đảm an ninh nội địa và nỗ lực tham gia duy trì ổn định thế giới; giữ vững độc lập, chủ quyền để bảo đảm lợi ích quốc gia; phát huy ảnh hưởng của Pháp thông qua việc tăng cường đối thoại với tất cả các bên, đưa ra các sáng kiến nhằm giải quyết các vấn đề an ninh và phát triển trên phạm vi toàn cầu.

Pháp triển khai ngoại giao toàn diện, giữ vai trò cầu nối và/hoặc đi đầu trong các vấn đề toàn cầu và tại các điểm nóng khu vực và quốc tế nhằm phát huy thương hiệu ngoại giao Pháp; tiếp tục đẩy mạnh ngoại giao kinh tế, quảng bá thương hiệu “Made in France” thông qua các giá trị văn hóa, ngôn ngữ, di sản, du lịch và thể thao; quảng bá hình ảnh nước Pháp.

Pháp là một trong những đối tác hàng đầu của Việt Nam tại châu Âu

48 năm kể từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao [12/4/1973 - 12/4/2021], quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam và Pháp đang trong giai đoạn phát triển tốt đẹp, đi vào chiều sâu, hợp tác toàn diện, phong phú, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực. Trong những năm gần đây, quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước đã gặt hái nhiều quả ngọt.

Trên nền tảng quan hệ chính trị tin cậy, hợp tác kinh tế song phương ghi nhận nhiều kết quả tích cực. Pháp là đối tác thương mại châu Âu lớn thứ năm của Việt Nam. Kim ngạch thương mại song phương năm 2020 đạt 4,81 tỷ USD và trong bảy tháng đầu năm 2021 đạt 2,81 tỷ USD.

Tính đến tháng 7/2021, Pháp đứng thứ 3 trong các nước châu Âu và đứng thứ 16 trong tổng số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với 605 dự án, tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 3,6 tỷ USD. Đầu tư trực tiếp của Pháp tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: thông tin và truyền thông, công nghiệp chế biến - chế tạo...

Pháp đồng thời là nhà tài trợ châu Âu song phương ODA hàng đầu cho Việt Nam. Việt Nam đứng thứ 2 trong số các nước hưởng ODA của Pháp tại châu Á. Pháp hỗ trợ vốn vay ODA mỗi năm tối thiểu 200 triệu euro, tập trung vào ba lĩnh vực ưu tiên là biến đổi khí hậu, năng lượng chuyển đổi và tăng trưởng xanh.

Các nhà khoa học Pháp đồng hành cùng bà con nông dân Đồng bằng sông Cửu Long trong sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu. [Ảnh: Đại sứ quán Pháp]

Quan hệ giữa hai nước trong các lĩnh vực quốc phòng, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ… cũng thu được nhiều kết quả tốt đẹp. Hợp tác giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam và Pháp đã hình thành và phát triển từ đầu những năm 1980 và là một trong những điểm sáng trong quan hệ song phương.

Pháp luôn coi giáo dục và đào tạo là mục tiêu ưu tiên trong hoạt động hợp tác của mình tại Việt Nam, tập trung chủ yếu vào việc giảng dạy và phát triển tiếng Pháp, đào tạo nguồn nhân lực ở bậc đại học, sau đại học trong nhiều lĩnh vực như quản lý kinh tế, ngân hàng, tài chính, luật, công nghệ mới… Số lượng sinh viên Việt Nam du học tại Pháp tăng khoảng 40% trong vòng 10 năm qua và hiện có gần 10.000 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Pháp. Pháp là nơi có lượng du học sinh Việt Nam lớn thứ 3 trên thế giới.

Nhiều dự án trọng điểm trong lĩnh vực đào tạo như Chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao tại Việt Nam, Trung tâm đào tạo về quản lý Việt - Pháp, Viện Pháp ngữ... cũng là những minh chứng sống động cho quan hệ hợp tác giáo dục tốt đẹp giữa hai nước trong thời gian qua.

Bên cạnh đó, hoạt động giao lưu văn hóa giữa hai nước ngày càng phát triển. Hằng năm, Chính phủ Pháp dành khoảng 5 triệu euro cho ngân sách hợp tác văn hóa với Việt Nam, cụ thể là hỗ trợ hoạt động của các trung tâm văn hóa Pháp tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế và Đà Nẵng. Hiệp định giữa hai Chính phủ về các trung tâm văn hóa được ký kết [tháng 11/2009] tạo cơ sở và điều kiện cho hoạt động của Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Paris, một trong hai trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài.

Về du lịch, Việt Nam là điểm đến yêu thích của nhiều du khách Pháp. Pháp đứng thứ 7 trong các nước, vùng lãnh thổ đầu tư nhiều nhất vào lĩnh vực du lịch tại Việt Nam, với 14 dự án tổng trị giá 188 triệu USD.

Theo Đại sứ Nicolas Warnery, thông qua Cơ quan Phát triển Pháp [AFD], Viện Nghiên cứu phát triển và Viện Pasteur, Pháp đã nỗ lực hỗ trợ hệ thống y tế công của Việt Nam, cũng như các hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm hạn chế tác động tiêu cực của Covid-19 đối với nền kinh tế - xã hội Việt Nam.

Cộng đồng người Việt Nam tại Pháp được hình thành từ những năm chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914-1918, đến Pháp trong những thời điểm và hoàn cảnh khác nhau, tổng số hiện nay khoảng trên 300.000 người, phần lớn đã nhập quốc tịch Pháp, gồm nhiều thành phần nhưng chủ yếu là người lao động, viên chức, buôn bán nhỏ và học sinh, sinh viên. Cộng đồng ngày càng tăng thêm về số lượng và đa dạng hơn về thành phần do ngày càng có nhiều học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh sang học tập, một số không nhỏ từ các nước Đông Âu sang.

Hiện có khoảng 40.000 Việt kiều có trình độ đại học hoặc trên đại học thuộc nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, chiếm 12% trong cộng đồng người Việt Nam tại Pháp. Phần lớn trí thức Việt kiều là những người đã sang Pháp thời gian trước và sau năm 1954 và con cái họ sinh trưởng tại Pháp. Một số có trình độ chuyên môn cao, là chuyên gia giỏi, có kinh nghiệm làm việc tại các trường đại học, Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp, các viện nghiên cứu, các cơ quan hành chính, kỹ thuật.

Không chỉ trên bình diện song phương, Việt Nam và Pháp đồng thời phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương như Liên hợp quốc, Diễn đàn hợp tác Á - Âu [ASEM]... Đại sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery nhấn mạnh, Việt Nam là đối tác Đông Nam Á quan trọng, là cầu nối giúp thúc đẩy quan hệ Đối tác phát triển Pháp - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á [ASEAN], cũng như quan hệ Liên minh châu Âu [EU]-ASEAN.

Tại cuộc điện đàm ngày 14/6 với Thủ tướng Cộng hòa Pháp Jean Castex, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Pháp là một trong những đối tác hàng đầu của Việt Nam tại châu Âu; Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác truyền thống, tin cậy và chiến lược giữa hai nước. Chuyến thăm chính thức Pháp lần này của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ góp phần quan trọng củng cố sự tin cậy chính trị, đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp đi vào thực chất, hiệu quả hơn.

Anh - thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế

Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland [gọi tắt là Anh] là quốc gia có những đóng góp tích cực, chủ động và có trách nhiệm vào nỗ lực chung của quốc tế vì hòa bình, an ninh, phát triển và tiến bộ.

Khung cảnh bình yên trên cầu Westminster tại thủ đô London. [Ảnh: Reuters]

Anh là Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, thành viên của NATO, G7, đứng đầu Khối Thịnh vượng chung gồm 54 nước [chủ yếu là từng là thuộc địa của Anh], là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế quan trọng, có quan hệ ngoại giao với 165 nước.

Từ năm 2016 đến nay, Anh triển khai mạnh chính sách “nước Anh toàn cầu”, với trọng tâm ưu tiên tăng cường kinh tế đối ngoại; tăng cường tiếng nói và tiếp tục phối hợp lập trường với Đức và Pháp trong các hồ sơ lớn như Iran, Myanmar, Syria, Biển Đông...

Anh luôn nỗ lực nâng cao hiệu quả viện trợ phát triển gắn với phục vụ các ưu tiên đối ngoại trên toàn cầu, khẳng định vai trò là một thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Viện trợ của Anh chủ yếu nhằm xóa đói giảm nghèo, tăng cường năng lực chính phủ, quyền con người, phát triển phụ nữ, y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường, phòng ngừa xung đột, cứu trợ thiên tai; thực hiện qua hai kênh: các tổ chức quốc tế [thuộc Liên hợp quốc và Ngân hàng Thế giới] và kênh song phương.

Thủ tướng Boris Johnson khẳng định nước Anh sẽ dẫn dầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. [Nguồn: Gov.uk]

Anh là một trong những quốc gia đi đầu về chống biến đổi khí hậu, là nước đầu tiên đặt mục tiêu phát thải carbon bằng 0 vào năm 2050. Anh là chủ nhà Hội nghị COP26 và Hội nghị cấp cao G7 trong năm 2021.

Hợp tác Anh - ASEAN những năm gần đây chứng kiến nhiều “điểm sáng” tích cực. Anh đã nộp đơn trở thành Đối tác đối thoại của ASEAN hồi tháng 6/2020, xin làm quan sát viên tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng [ADMM+] và được chấp thuận trở thành Đối tác đối thoại của ASEAN vào ngày 5/8/2021.

Những dấu ấn đậm nét của hợp tác Việt Nam - Anh

Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Anh đã trải qua 48 năm vun đắp và phát triển, gặt hái nhiều thành tựu tốt đẹp trong mọi lĩnh vực. Việt Nam và Anh chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973.

Năm 2010, hai nước ký Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược, mở ra chương mới tươi đẹp trong lịch sử phát triển quan hệ song phương.

Ngày 29/7/2015, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Anh David Cameron thăm chính thức Việt Nam. Chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên của Thủ tướng Anh là một dấu mốc quan trọng trong quan hệ hai nước. [Ảnh: TTXVN]

Nhân chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng thứ nhất, Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển Anh Dominic Raab [30/9/2020], hai bên đã ra Tuyên bố chung mới về Đối tác chiến lược với 7 lĩnh vực hợp tác ưu tiên và khẳng định hai bên hướng tới nâng quan hệ lên mức cao hơn trong 10 năm tới.

Trong suốt gần nửa thế kỷ qua, mối quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp Việt Nam - Anh đã được Chính phủ và nhân dân hai nước không ngừng gìn giữ và vun đắp, gặt hái nhiều “trái ngọt” trên mọi lĩnh vực hợp tác như chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật… Các dự án đầu tư kinh doanh của Anh tại Việt Nam, những hoạt động thúc đẩy giao lưu văn hóa, giáo dục như hợp tác xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên, đào tạo chuyển giao công nghệ trong giáo dục… đã góp phần quan trọng thắt chặt sợi dây gắn kết giữa nhân dân hai nước; trở thành biểu tượng sinh động, ý nghĩa cho mối quan hệ Việt Nam - Anh.

Lễ ký kết biên bản kết thúc đàm phán UKVFTA, ngày 11/12/2020, tại Hà Nội. [Ảnh: TTXVN]

Về thương mại, Anh đã ủng hộ Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới [WTO]. Quan hệ thương mại Việt Nam và Anh phát triển mạnh mẽ từ những năm 1990 đến nay. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2020 đạt khoảng 5,6 tỷ USD. Trong nửa năm đầu 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Anh tiếp tục đà tăng trưởng, đạt 3,293 tỷ USD.

Đối với Việt Nam, Anh là đối tác thương mại lớn thứ 3 tại thị trường châu Âu. Các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam sang Anh là điện thoại - linh kiện, hàng dệt may, giày dép, sắt thép các loại, máy vi tính - linh kiện, hạt điều, cà phê, hạt tiêu. Hàng nhập khẩu từ Anh gồm máy móc, thiết bị, dược phẩm, sản phẩm hóa chất, nguyên phụ liệu dệt may - da giày, ô tô nguyên chiếc.

Ngày 29/12/2020, tại Vương Quốc Anh, Đại sứ Việt Nam tại Anh Trần Ngọc An và Đại sứ Anh tại Việt Nam Gareth Ward chính thức ký kết UKVFTA. [Ảnh: TTXVN]

Ngày 29/12/2020 đánh một dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Anh khi hai nước chính thức ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland [UKVFTA].

Với hiệp định này, cánh cửa cho hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Anh đã rộng mở. Việc đạt được UKVFTA có ý nghĩa hết sức quan trọng và thiết thực đối với cả hai nước, đặc biệt khi các quốc gia trên thế giới đều đang nỗ lực nhanh chóng phục hồi nền kinh tế chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Hiệp định này cũng được kỳ vọng mang đến những cơ hội “vàng” để hai bên khai thác hiệu quả tiềm năng hợp tác, đẩy mạnh trao đổi thương mại, đầu tư, phát triển bền vững và góp phần thúc đẩy liên kết kinh tế liên khu vực Á - Âu.

Hợp tác Việt Nam - Anh trong các lĩnh vực khác cũng gặt hái nhiều kết quả tốt đẹp. Hợp tác quốc phòng - an ninh phát triển tích cực. Hai bên trao đổi nhiều đoàn quốc phòng và an ninh; đẩy mạnh hợp tác đào tạo, trao đổi thông tin, mua bán trang thiết bị. Bộ trưởng Quốc phòng Anh lần đầu tiên thăm chính thức Việt Nam vào tháng 7/2021.

Về giáo dục - đào tạo, Anh chú trọng phát triển hợp tác với Việt Nam, với sự hiện diện của Cơ quan phát triển văn hóa - giáo dục [Hội đồng Anh] tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh; tích cực thúc đẩy sự tham gia của hệ thống các trường hàng đầu của Anh trong liên kết đào tạo cũng như xây dựng, phát triển các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam.

Xe buýt hai tầng, biểu tượng của chương trình Hành trình Giáo dục và Công nghệ Vương quốc Anh do Tổng Lãnh sự quán Anh tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, có mặt tại Đại học Greenwich, ngày 23/4/2021. [Ảnh: Đại học Greenwich]

Về ứng phó biến đổi khí hậu, nhiều tập đoàn năng lượng của Anh đã và đang quan tâm đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo ở Việt Nam, trong đó có các dự án về điện gió ngoài khơi, là một trong những thế mạnh của Anh

Hiện cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống tại Anh có khoảng 100.000 người, sống hòa nhập, ổn định và có những hoạt động thiết thực giúp củng cố tinh thần đoàn kết cộng đồng và hướng về xây dựng quê hương.

Trên nền tảng mối quan hệ tốt đẹp truyền thống giữa hai nước, tinh thần đoàn kết và sẻ chia tiếp tục được nhân dân Việt Nam và Anh nêu cao trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành. Năm 2020, khi nước Anh chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch bệnh, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam đã tặng “xứ sở sương mù” hàng trăm nghìn khẩu trang, giúp nước này có thêm phương tiện bảo vệ sức khỏe người dân. Phía Anh gửi lời cảm ơn sâu sắc và bày tỏ xúc động trước nghĩa cử cao đẹp của Việt Nam khi sẵn sàng chia sẻ nguồn lực, đoàn kết với nước Anh trong cuộc chiến cam go chống dịch bệnh.

Ngày 2/7/2020, Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Anh tổ chức trao 135.000 chiếc khẩu trang kháng khuẩn là quà tặng của Việt Nam cho đại diện thủ đô London và xứ Wales. [Ảnh: TTXVN]

Phát huy tinh thần tương thân tương ái, Anh cũng tích cực hỗ trợ Việt Nam phòng, chống dịch. Anh là nước đóng góp nhiều cho Cơ chế tiếp cận vaccine toàn cầu COVAX, với vaccine do hãng dược AstraZeneca và Đại học Oxford cùng phát triển. Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển Anh Dominic Raab tuyên bố, Anh sẵn sàng trao đổi, vận động hãng AstraZeneca chuyển giao công nghệ, hỗ trợ Việt Nam xây dựng năng lực tự sản xuất vaccine. Sáng 3/8/2021, đại diện Đại sứ quán Anh tại Việt Nam đã trao 415.000 liều vaccine AstraZeneca do Chính phủ Anh tài trợ giúp Việt Nam chống dịch Covid-19.

Với nỗ lực vun đắp của các thế hệ nhân dân hai nước, mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Anh sẽ tiếp tục được nối dài bởi những nhịp cầu hợp tác kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục..., góp phần mở ra “chân trời mới” cho quan hệ song phương.

Nguồn: Báo Nhân Dân

[//special.nhandan.vn/vithe_uytin_vietnam/index.html]

Xuất bản: 2:02:11:2021:11:13

Video liên quan

Chủ Đề