Điều hòa chiều nóng để bao nhiêu độ năm 2024

Chế độ nóng điều hoà Panasonic là gì? Cách bật chế độ này như thế nào?... Nếu bạn đang có những băn khoăn này, đừng bỏ qua bài viết sau đây để có được đáp án chính xác nhất nhé!

1. Chế độ nóng điều hoà Panasonic là gì?

- Chế độ nóng hay chế độ sưởi ấm, chế độ HEAT trên điều hòa Panasonic là một chế độ hoạt động chỉ có trên điều hòa 2 chiều. Khi chế độ sưởi được khởi động, không khí bên trong phòng sẽ được làm nóng. Vì thế, đây là chế độ được ưa chuộng sử dụng trên máy lạnh khi nhiệt độ không khí xuống thấp vào ban đêm ở vùng núi và cao nguyên hoặc trong thời tiết mùa đông của miền Bắc.

- Tùy hãng sản xuất, model sản phẩm mà bạn có thể cài đặt tùy chỉnh nhiệt độ điều hòa ở chế độ HEAT trong khoảng 10 - 30 độ C, 16 - 30 độ C, 20 - 24 độ C...

- Chế độ nóng điều hoà Panasonic thể hiện trực tiếp bằng chữ HEAT. Tuy nhiên một số hãng khác thường được thể hiện qua 1 trong 2 dấu hiệu sau trên điều khiển từ xa:

+ Thể hiện qua biểu tượng hình mặt trời [rất nhiều hãng như Daikin, Mitsubishi, Toshiba, Sharp, Samsung, Hitachi, Beko... sử dụng cách này]. Bạn lưu ý là tùy vào hãng sản xuất mà biểu tượng mặt trời thể hiện chế độ HEAT sẽ khác nhau nhé. Một số biểu tượng chế độ nóng của các hãng điều hòa để bạn tham khảo dưới đây.

+ Thể hiện trực tiếp bằng chữ HEAT [ví dụ như trên điều khiển điều hòa Panasonic, Fujitsu...].

Tham khảo: Chế độ dry của điều hòa Panasonic là gì?

2. Cách bật chế độ nóng điều hoà Panasonic

Để bật và sử dụng chế độ nóng của điều hòa, bạn chỉ cần thực hiện qua những bước cực đơn giản như sau.

2.1. Khi điều hòa chưa được bật sẵn

Khi điều hòa chưa được bật sẵn, bạn chỉ cần thao tác theo 3 bước sau đây trên remote để khởi động chế độ sưởi ấm:

- Bước 1: Nhấn nút "ON/OFF [START/STOP]" để khởi động điều hòa.

- Bước 2: Nhấn nút "MODE". Mỗi lần nhấn, máy sẽ lần lượt chuyển sang từng chế độ điều hòa không khí khác nhau như AUTO, COOL, DRY... Bạn sẽ nhấn cho tới khi thấy chữ HEAT hoặc biểu tượng mặt trời trên màn hình điều khiển là được.

- Bước 3: Ở khu vực điều chỉnh nhiệt độ [TEMP], nhấn vào "mũi tên lên" để tăng nhiệt độ hoặc nhấn vào "mũi tên xuống" để giảm nhiệt độ nếu bạn muốn thay đổi nhiệt độ phòng cho phù hợp với điều kiện thực tế.

- Bạn lưu ý là tùy vào hãng sản xuất mà bạn có thể hoán đổi thứ tự thực hiện của Bước 1 và Bước 2. Bạn có thể xem lại hướng dẫn sử dụng đi kèm máy để thao tác hợp lý và hiệu quả nhất.

2.2. Cách bật chế độ nóng điều hoà Panasonic khi điều hòa đã được bật sẵn

- Trong trường hợp điều hòa đã được bật sẵn và đang hoạt động ở chế độ khác, bạn chỉ cần dùng điều khiển từ xa và thực hiện 2 bước sau để chuyển sang chế độ sưởi ấm phù hợp nhất với căn phòng của mình:

- Bước 1: Nhấn nút "MODE" cho tới khi thấy chữ "HEAT" hoặc biểu tượng mặt trời xuất hiện trên màn hình remote.

- Bước 2: Nếu cần tùy chỉnh nhiệt độ, ở khu vực điều chỉnh nhiệt độ [TEMP], bạn nhấn vào "mũi tên lên" để tăng nhiệt độ hoặc nhấn vào "mũi tên xuống" để giảm nhiệt độ.

- Lưu ý:

+ Khi muốn chuyển điều hòa, máy lạnh sang chế độ khác, bạn chỉ cần nhấn nút "MODE" cho tới chế độ yêu thích, sau đó tùy chỉnh nhiệt độ nếu cần.

+ Để tắt thiết bị, bạn chỉ cần nhấn nút "ON/OFF [START/STOP]" là được.

3. Những lưu ý để sử dụng chế độ sưởi của điều hòa hiệu quả nhất

Sau khi biết cách bật chế độ nóng điều hoà Panasonic, trong quá trình dùng điều hòa 2 chiều ở chế độ nóng, có một số lưu ý bạn không nên bỏ qua để đảm bảo máy hoạt động hiệu quả và tốt cho sức khỏe như sau:

- Không nên ngồi điều hòa quá lâu, không duy trì mở điều hòa chiều nóng liên tục 24/24, không bật tắt thiết bị liên tục để tránh vừa tốn điện, vừa giảm tuổi thọ máy, vừa không tốt cho sức khỏe.

- Chỉ tùy chỉnh nhiệt độ trong mức khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Không đóng mở cửa liên tục để tránh làm thất thoát nhiệt nhưng thi thoảng cần hé cửa để không khí được lưu thông.

- Mức chênh lệch nhiệt độ bên trong và bên ngoài phòng điều hòa chỉ nên ở khoảng 5 - 10 độ C, không nên để nhiệt độ sưởi ấm quá cao để giảm tình trạng sốc nhiệt khi đi ra ngoài và tránh lãng phí điện năng tiêu thụ.

- Nên đặt 1 chậu nước hoặc dùng thêm máy phun sương để tránh làm khô da, khô họng...

Với những thông tin về chế độ nóng điều hoà Panasonic trên đây, chúc bạn có những trải nghiệm hài lòng với sản phẩm. Cảm ơn đã theo dõi.

Trong những ngày nóng bức, mọi người thường có xu hướng cài nhiệt độ máy lạnh quá thấp, dưới 20 độ C để làm mát nhanh chóng. Tuy nhiên, sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa bên ngoài và trong phòng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.

Nên bật điều hòa ở bao nhiêu độ là hợp lý?

Theo các chuyên gia, chỉ nên bật điều hòa trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm, khi nhiệt độ ngoài trời ở ngưỡng trên 35 độ C và mức chênh lệch nhiệt độ trong phòng điều hòa và ngoài trời nên ở mức tối đa là 6-10 độ C. Như vậy mới đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng. Người dùng nên cài đặt nhiệt độ điều hòa ở ngưỡng 24-27 độ C, vừa duy trì bầu không khí thoải mái, vừa tốt cho sức khỏe.

Vào trường hợp những ngày nắng nóng đỉnh điểm, nhiệt độ ngoài trời có thể xấp xỉ lên tới hơn 40 độ C mà chênh lệch tối đa cho phép chỉ có 8 độ, nếu chỉ được cài đặt điều hòa ở mức 32 độ C thì chắc chắn không thể đủ để làm mát. Vì vậy, nếu thời tiết quá nóng ở mức trên 40 độ C bạn nên cài đặt điều hòa ở ngưỡng hợp lý là khoảng 28 độ C. Kết hợp sử dụng thêm quạt để làm mát căn phòng nhanh chóng.

Lưu ý ngay cả khi trời nắng nóng gay gắt, cũng không nên đặt nhiệt độ quá lạnh trong thời gian dài vừa hại máy, tiêu tốn điện năng mà còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Đó là bởi nguy cơ đối mặt hiện tượng sốc nhiệt, đặc biệt với các đối tượng nhạy cảm như người cao tuổi, người có tiền sử đột quỵ.

Nắng nóng kinh hoàng: Mẹo dùng điều hoà lạnh sâu lại tiết kiệm điện

Mẹo sử dụng điều hòa tiết kiệm điện nhất

Với hiệu quả mang lại giúp chúng ta có không khí mát và thỏa mái hơn thì đi kèm theo đó điều hòa chính là thiết bị ngốn nhiều tiền điện nhất trong các gia đình. Vậy làm sao để tiết kiệm điện năng khi sử dụng điều hòa nhiệt độ?

Dưới đây là một số mẹo hay để sử dụng điều hoà giúp tiết kiệm điện năng.

Không tắt/bật điều hòa nhiều

Một số người thường tắt điều hòa khi đã đủ lạnh, bật quạt cho đỡ tốn, khi nào phòng nóng tiếp tục bật lên. Nhưng thực tế, cách này lại tiêu tốn điện năng hơn do điều hòa phải khởi động lại nhiều lần, khiến máy hỏng nhanh hơn.

Theo các chuyên gia điện máy, bật/tắt điều hoà liên tục sẽ làm máy nén, động cơ quạt phải khởi động lại nhiều lần và làm lạnh đến nhiệt độ cài đặt khi mà nhiệt độ phòng tăng lên. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ làm tiêu tốn một lượng điện năng lớn gấp 3 lần mức năng lượng cần để duy trì độ lạnh của phòng. Lời khuyên của các chuyên gia là nên bật hoặc tắt điều hòa khoảng 30 phút trước khi ra hoặc vào phòng.

Chọn chế độ “dry”

Chế độ Dry [biểu tượng hình giọt nước] tiêu thụ ít điện năng hơn do điều hòa hút hơi ẩm khỏi phòng, làm không khí khô ráo, không oi bức. Tuy nhiên, người dùng nên sử dụng chế độ này trong trường hợp môi trường có độ ẩm cao, trên 60%.

Còn trong điều kiện khô nóng, độ ẩm dưới 50%, hãy chọn chế độ Cool. Các chuyên gia khẳng định, điều hoà cài đặt ở chế độ Cool sẽ làm căn phòng mát hơn cài đặt ở chế độ Dry. Đặc biệt, trong những ngày trên nắng nóng lên tới trên 40 độ C thì chế độ Dry hầu như không có tác dụng, chúng chỉ làm căn phòng nóng và khó chịu.

Hẹn giờ tắt cho điều hòa

Ở hầu hết các điều hòa đều có chức năng hẹn giờ, đời mới hơn thì thêm chức năng Sleep [ngủ]. Nút hẹn giờ trên điều khiển từ xa rất hữu dụng và đó là một trong các cách dùng điều hòa tiết kiệm điện đơn giản mà chúng ta thường hay bỏ quên.

Hãy sử dụng chế độ hẹn giờ của máy điều hòa để lựa chọn thời gian tắt. Nhất là vào ban đêm, khi nhiệt độ xuống thấp, để tránh bị lạnh, khó ngủ các bạn có thể sử dụng chức năng tắt hoặc ngủ này để cài đặt theo ý muốn.

Hẹn giờ không chỉ đảm bảo bạn vừa có giấc ngủ thật ngon, không bị lạnh về đêm, mà còn có thể tiết kiệm điện rất hiệu quả. Trung bình cứ 1h thì điều hòa sẽ ngốn hết 1kw điện. Nên giảm bớt được bao nhiêu thời gian bật thì tiền điện sẽ giảm đi.

Chọn công suất điều hòa phù hợp với diện tích phòng

Nếu điều họa chạy với công suất mạnh sẽ tốn điện, hoặc chạy với công suất yếu thì hoạt động không hiệu quả, không đảm bảo độ mát cho phòng. Vì thế trước khi lắp điều hòa cho phòng, bạn cần phải tính toán xem diện tích hay thể tích phòng là bao nhiêu, để từ đó có thể lựa chọn công suất điều hòa cho đúng.

Nếu diện tích phòng dưới 15m2 điều hòa 9000BTU, từ 15 đến 20m2 nên chọn điều hòa 12000BTU, dưới 30m2 chọn điều hòa 18000BTU, còn từ 30 đến 40m2 chọn 24000BTU. Nếu gia đình bạn đang có dự tính mua điều hòa cho bé thì cần phải tính toán và lựa chon thật cẩn thận không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé mà vẫn giúp bé có thể ngủ ngon trong những ngày hè nắng nóng.

Tắt máy lạnh trước khi ra ngoài khoảng 30 phút

Theo khuyến cáo của các chuyên gia khuyến cáo, nên tắt điều hòa trước khi ra ngoài 30 phút. Trong khoảng thời gian này, nhiệt độ trong phòng vẫn đủ mát để bạn cảm thấy thoải mái, tắt đi trước sẽ tiết kiệm điện. Hơn nữa, lúc này nhiệt độ hạ từ từ để cơ thể thích ứng, tránh trường hợp sốc nhiệt khi ra ngoài.

Bổ sung quạt công suất nhỏ

Phòng có điều hòa nên thêm quạt công suất nhỏ sẽ giúp hơi mát từ điều hòa được phân bổ đều hơn và giúp chúng ta cảm nhận hơi mát tốt hơn.

Cũng nhờ vậy, thay vì chúng ta phải cài đặt nhiệt độ phòng 25 độ C, chúng ta cài đặt 28oC với 1 quạt bán công suất nhỏ. Điều này giúp tiết kiệm điện tương đối

Ngoài ra, không để nhiệt độ điều hòa dưới 25 độ C và trên 30 độ C. Chú ý lắp đặt cục nóng điều hòa ở vị trí thoát mát. Vì nhiệt độ cao sẽ làm tăng dòng điện của máy nén. Không bật điều hòa liên tục 24/24. Làm giảm khả năng trao đổi nhiệt giữa phòng và môi trường bằng cách hạn chế mở cửa phòng. Và vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa định kỳ thường xuyên, khuyến cáo 6 tháng làm 1 lần.

Chủ Đề