Điều kiện bảo lưu Đại học Duy Tân

Trong chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề "'Điểm chuẩn đại học tăng - Cơ hội nào dành cho thí sinh?" do báo Thanh Niên thực hiện vào ngày 16.9,  các thí sinh có đặt câu hỏi nếu trúng tuyển bằng điểm tốt nghiệp THPT nhưng muốn bảo lưu để học vào năm sau có được không?

Tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, thông tin cho thí sinh về quy chế bảo lưu kết quả xét tuyển bằng kỳ thi tốt nghiệp THPT hoặc bảo lưu các kết quả khác trong kỳ thi xét tuyển ĐH 2021.

Theo đó chỉ cho phép bảo lưu một số trường hợp nhất định ví dụ chẳng may bị bệnh, đi nghĩa vụ quân sự… Lúc đó, thí sinh làm đơn và sẽ được xem xét bảo lưu kết quả với lý do chính đáng. Còn nếu thí sinh không muốn nhập học thì không thể lấy lý do bảo lưu điểm cho năm sau.

Tin liên quan

Theo khoản 1 Điều 15 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm Thông tư 08, sinh viên được xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau:

- Được điều động vào lực lượng vũ trang;

- Được cơ quan có thẩm quyền điều động, đại diện quốc gia để tham dự các kỳ thi, giải đấu quốc tế;

- Bị ốm, thai sản hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài và có chứng nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền;

- Vì lý do cá nhân khác nhưng đã học tối thiểu 01 học kỳ và không thuộc các trường hợp bị xem xét buộc thôi học hoặc kỷ luật.

Lưu ý:

- Thời gian nghỉ học tạm thời vì nhu cầu cá nhân sẽ được tính vào thời gian học chính thức.

- Điều kiện, thẩm quyền, thủ tục xét nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả học tập được quy định cụ thể tại quy chế của cơ sở đào tạo.

Sinh viên được bảo lưu kết quả học tập khi nào? [Ảnh minh họa]
 

2. Thủ tục bảo lưu kết quả học tập

Thủ tục xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả học tập của sinh viên đại học sẽ do nhà trường tự quy định. Để thuận tiện nhất, sinh viên nên đến phòng quản lý đào tạo để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể trước, sau đó mới chuẩn bị hồ sơ bảo lưu kết quả học tập theo hướng dẫn và nộp cho cán bộ quản lý.

Thông thường, để xin nghỉ học tạm thời vầ bảo lưu kết quả học tập, sinh viên phải chuẩn bị hồ sơ gồm:

- Đơn xin nghỉ học tạm thời;

- Biên lai nộp học phí [đối với sinh viên học 01 học kỳ] hoặc xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính trong thời gian học tập tại trường;

- Các giấy tờ minh chứng lý do xin nghỉ như: Giấy xác nhận bệnh viện, Giấy điều động vào lực lượng vũ trang...

Chuẩn bị xong hồ sơ xin bảo lưu kết quả học tập, sinh viên đợi nhà trường xem xét và ra quyết định bảo lưu.
 

3. Điều kiện để sinh viên chuyển ngành, chuyển trường 

Việc chuyển ngành, chuyển nơi học, chuyển cơ sở đào tạo, chuyển hình thức học được quy định tại Điều 16 Quy chế ban hành kèm Thông tư 08 như sau:

Điều kiện chuyển ngành, nơi học trong cùng một trường

Sinh viên được xem xét chuyển sang học một chương trình, một ngành đào tạo khác hoặc một phân hiệu khác hoặc từ phân hiệu về trụ sở chính khi có đủ các điều kiện sau:

- Không đang là sinh viên năm thứ nhất hoặc cuối khóa;

- Không thuộc diện bị xem xét buộc thôi học và còn đủ thời gian học tập hoàn thành khóa học;

- Sinh viên đạt đủ điều kiện trúng tuyển của chương trình, ngành đào tạo, của trụ sở chính hoặc phân hiệu trong cùng khóa tuyển sinh;

- Cơ sở đào tạo, trụ sở chính hoặc phân hiệu có đủ điều kiện bảo đảm chất lượng và chưa vượt quá năng lực đào tạo với chương trình, ngành đào tạo đó ;

- Được sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị chuyên môn phụ trách chương trình, ngành đào tạo, người phụ trách phân hiệu [nơi chuyển đi và chuyến đến] và của hiệu trưởng cơ sở đào tạo.

Điều kiện chuyển trường

Sinh viên được xem xét chuyển cơ sở đào tạo khi có đủ các điều kiện sau:

- Không đang là sinh viên năm thứ nhất hoặc cuối khóa, không thuộc diện bị xem xét buộc thôi học và còn đủ thời gian học tập hoàn thành khóa học;

- Sinh viên đạt đủ điều kiện trúng tuyển của chương trình, ngành đào tạo cùng khóa tuyển sinh tại nơi chuyển đến;

- Nơi chuyển đến có đủ điều kiện bảo đảm chất lượng, chưa vượt quá năng lực đào tạo đối với chương trình, ngành đào tạo đó theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục;

- Được sự đồng ý của hiệu trưởng cơ sở đào tạo xin chuyển đi và cơ sở đào tạo xin chuyển đến.

Ngoài ra, sinh viên còn được xem xét chuyển từ đào tạo chính quy sang hình thức đào tạo vừa làm vừa học hoặc đào tạo từ xa của cơ sở đào tạo nếu còn đủ thời gian học tập theo quy định đối với hình thức chuyển đến.

Điều kiện, thủ tục chuyển ngành, chuyển nơi học, chuyển cơ sở đào tạo hoặc chuyển hình thức học sẽ do cơ sở đào tạo quy định.

Nếu có thắc mắc về điều kiện bảo lưu kết quả học tập, điều kiện chuyển trường, chuyển ngành của sinh viên đại học, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Sinh viên thi rớt, học lại: Khi nào bị hạ bằng?

  

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Trường ĐH Duy Tân
------------------------------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

------------------------------------------

Số: 1026/QĐ-ĐHDT

Đà Nẵng, ngày 16  tháng  06 năm 2008

QUYẾT ĐỊNH

CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

 Về việc ban hành quy định đào tạo đại học và cao đẳng chính quy theo hệ thống tín chỉ

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐH DUY TÂN

Căn cứ Quyết định số 666/TTg ngày 11/11/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trường ĐH Duy Tân.

Căn cứ Quyết định số 339/QĐ/GĐ-ĐT ngày 23/01/1995 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc cho phép trường Đại học Duy Tân chính thức hoạt động và chiêu sinh.

Căn cứ quyết định số 153/2003/QĐ-TTg ngày 30/07/2003 của Thủ tướng chính phủ về việc Ban hành điều lệ trường đại học trong đó có quy định về quyền hạn và trách nhiệm của Hiệu trưởng về hoạt động đào tạo.

Căn cứ Quyết định số 14/2005/QĐ-TTg ngày 17/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Tư thục.

Căn cứ Quyết định 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/08/2007 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc ban hành quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.

Theo đề nghị của ông Trưởng Phòng Đào tạo.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1:

 Ban hành quy định đào tạo đại học và cao đẳng chính quy theo hệ thống tín chỉ, áp dụng từ năm học 2007-2008 trong toàn trường cho bậc đại học k12 [2006 – 2010] và cao đẳng từ khoá tuyển sinh [2007-2010] trở đi.

Điều 2 :

Giao cho phòng Đào tạo soạn thảo các quy định về quản lý học tập, quy trình và các văn bản hướng dẫn về quản lý đào tạo nhằm cụ thể hoá hoạt động giảng dạy và học tập trình Hiệu trưởng.

Giao cho phòng Công tác Học sinh-Sinh viên soạn thảo quy định, quy trình, văn bản hướng dẫn liên quan đến công tác quản lý sinh viên trình Hiệu trưởng phê duyệt.

Giao phòng Kế hoạch Tài chính soạn thảo các quy định, quy trình về công tác tài chính liên quan đến sinh viên và giảng viên giảng dạy trình Hiệu trưởng phê duyệt.

Giao phòng Tổ chức xây dựng các định mức, các nguyên tắc phối hợp trong công việc, soạn thảo chức năng nhiệm vụ & tiêu chuẩn của Giảng viên – Trợ giảng – Nhân viên trình Hiệu trưởng phê duyệt.

Điều 3:

Trưởng các đơn vị trong toàn trường chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Nơi nhận:                                                                Q.HIỆU TRƯỞNG

- Các đơn vị trong toàn trường                              TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

- Lưu : Văn Phòng, Phòng Đào tạo                                          [Thầy Lê Công Cơ đã ký]


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐAI HỌC DL DUY TÂN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập – Tự do - Hạnh phúc

QUY ĐỊNH 

ĐÀO TẠO ĐAI HỌC & CAO ĐẲNG CHÍNH QUY

THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

[Ban hành kèm theo Quyết định số 1026 /QĐ-ĐHDT

ngày 16  tháng 06 năm 2008  của Hiệu trưởng Đại học Duy Tân]


CHƯƠNG I :       NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG       

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1.1 Quy định này cụ thể hoá “Quy chế đào tạo đại học & cao đẳng chính quy theo hệ thống tín chỉ” của Bộ giáo dục & đào tạo, ban hành kèm theo quyết định số 43/2007-BGDĐT ngày 15/08/2007 của Bộ trưởng Bộ giáo dục & đào tạo.

1.2 Quy định này quy định cụ thể việc xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo, đánh giá kết quả học tập và công nhận tốt nghiệp cho sinh viên các khoá đào tạo hệ chính quy ở trình độ đại học và cao đẳng áp dụng tại trường Đại học dân lập Duy Tân.

 1.3. Công tác tổ chức các kỳ thi kết thúc học phần, khung xử lý kỷ luật đối với sinh viên vi phạm được thực hiện theo các quy định trong quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng hệ chính quy hiện hành.

1.4. Quy định này áp dụng cho bậc đào tạo cao đẳng và đại học chính quy trong toàn trường đại học Duy Tân từ năm học 2007-2008 cho các khóa tuyển sinh năm 2006 đối với Đại học và năm 2007 đối với hệ cao đẳng trở đi.

1.5. Việc điều chỉnh, bổ sung và thực hiện sai khác với các điều khoản của quy định này do Hiệu trưởng quyết định.

Điều 2: Học chế tín chỉ

Học chế tín chỉ là phương thức tổ chức đào tạo mềm dẻo trong đó sinh viên được chủ động lập kế hoạch và đăng ký học tập, tích luỹ từng phần kiến thức theo tiến độ phù hợp với năng lực và điều kiện của bản thân nhằm hoàn tất chương trình đào tạo để được cấp bằng tốt nghiệp.

Điều 3. Học phần và Tín chỉ

3.1 Học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho sinh viên tích luỹ trong quá trình học tập, nội dung của một học phần được bố trí giảng dạy trọn vẹn và phân bố đều trong một học kỳ. Kiến thức trong mỗi học phần phải gắn với một mức trình độ quy định, được thiết kế và kết cấu riêng như một phần của môn học hoặc được kết cấu dưới dạng tổ hợp từ nhiều môn học. Từng học phần phải được ký hiệu bằng một mã số riêng do trường quy định.

Một học phần có thể bao gồm nhiều thành phần như khối lượng học tập và giảng dạy lý thuyết [LT], thái độ thảo luận [TL], bài tập [BT], thực hành [TH], thí nghiệm [TN], bài tập cá nhân [BTCN], bài tập nhóm [BTN], thực tập cơ sở [TTCS], thực tập nhận thức [TTNT], thực tập kỹ thuật [TTKT], thực tập tốt nghiệp [TTTN], đồ án môn học [ĐAMH] hoặc đồ án tốt nghiệp [ĐATN].

3.2 Tín chỉ học tập [TC] là đơn vị lượng hoá khối lượng kiến thức do giảng viên và sinh viên lao động giảng dạy và học tập. Một tín chỉ được đo bằng 18 giờ học lý thuyết, bằng 36-45 giờ thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận, bằng 48-96 giờ thực tập tại cơ sở hoặc bằng khoảng 48 - 72 giờ làm tiểu luận, bài tập cá nhân, bài tập nhóm hoặc đồ án, khóa luận tốt nghiệp.

3.3 Tín chỉ học phí [TCHP] là đơn vị được sử dụng để xác định mức học phí cho mỗi học phần sinh viên đăng ký học. Số tín chỉ học phí phụ thuộc vào khối lượng và đặc thù của mỗi học phần. Số tín chỉ học phí của một học phần có thể khác số tín chỉ học tập của học phần đó. Mức học phí cho một tín chỉ học phí của mỗi kỳ học do hiệu trưởng quy định cụ thể đối với từng bậc-hệ đào tạo và chương trình đào tạo.

3.4 Giờ tín chỉ là đơn vị đo lường thời gian lao động và học tập của giảng viên và sinh viên. Một giờ tín chỉ kéo dài 60 phút, được phân bố như sau: 45 phút giảng dạy và học tập lý thuyết, 10 phút trao đổi thảo luận, 5 phút hỏi đáp.

Để hoàn tất một giờ tín chỉ có chất lượng đòi hỏi giảng viên phải có thời gian từ 4 đến 6 giờ chuẩn bị, sinh viên từ 2 đến 3 giờ tự học tập nghiên cứu.

3.5 Học phần tích luỹ là học phần có điểm tổng kết đạt yêu cầu theo thang quy định đối với điểm đánh giá [điểm D trở lên]. Số tín chỉ tích luỹ là tổng số tín chỉ của các học phần tích luỹ kể từ đầu khóa học, kể cả học phần được bảo lưu theo quy định về công nhận kết quả học tập trong chuyển trường.

Điều 4: Bảng quy đổi các thang điểm và xếp loại tương ứng.

Xếp loại

THANG ĐIỂM 10

THANG ĐIỂM CHỮ

Cận Dưới

Cận Trên

Điểm Chữ

Điểm Số [4]

Xuất sắc

9.50

10.00

A+

4.00

Xuất sắc

8.50

9.49

     A

4.00

Giỏi

8.00

8.49

     A-

3.67

Khá

7.50

7.99

B+

3.33

Khá

7.00

7.49

B

3.00

Trung bình

6.50

6.99

B-

2.67

Trung bình

5.50

6.49

C+

2.33

Trung bình yếu

5.00

5.49

C

2.00

Trung bình yếu

4.50

4.99

C-

1.67

Trung bình yếu

4.00

4.49

D

1.00

Kém

0.00

3.99

F

0.00

CHƯƠNG 2: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Điều 5. Khối ngành, ngành và chuyên ngành

5.1 Chương trình đào tạo [CTĐT] là một tập hợp các hoạt động gắn kết với nhau nhằm đạt đến mục tiêu giáo dục của nhà trường. CTĐT phải thể hiện mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo và cách thức đánh giá kết quả học tập cho toàn khoá học ở mỗi trình độ. Một CTĐT phải được thiết kế cho một ngành hoặc một chuyên ngành và gắn với một trình độ đào tạo. CTĐT được cụ thể hoá trong cấu trúc chương trình, danh mục các học phần, đề cương các học phần và kế hoạch học tập chuẩn.

Ngành đào tạo [ngành học] là lĩnh vực chuyên môn rộng được Bộ giáo dục & đào tạo quy định. Chuyên ngành đào tạo là lĩnh vực chuyên môn sâu thuộc một ngành đào tạo. Một ngành đào tạo có thể có một số chuyên ngành [ngành hẹp], phần kiến thức chung của các chuyên ngành thuộc một ngành đào tạo phải chiếm ít nhất 2/3 tổng khối lượng kiến thức yêu cầu trong chương trình đào tạo toàn khoá.

5.2 CTĐT phải có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, có cấu trúc hợp lý, được thiết kế một cách hệ thống, phù hợp với sứ mạng và định hướng phát triển chung của nhà trường, đáp ứng yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của từng trình độ đào tạo, đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của thị trường lao động trong nước và quốc tế. Mỗi CTĐT được cấu trúc từ các học phần thuộc 2 khối kiến thức:

Kiến thức giáo dục đại cương[GDĐC] bao gồm kiến thức khoa học cơ bản, ngoại ngữ, giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất.

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp bao gồm kiến thức cơ sở kỹ thuật chung, cơ sở ngành, chuyên ngành và những kiến thức nghề nghiệp bổ trợ.

5.3 Khối lượng kiến thức cho mỗi chương trình đào tạo trong khung như sau:

-         Trình độ cao đẳng 3.0 năm [cử nhân cao đẳng]       : 80-110 TC

-         Trình độ đại học 4.0 năm [cử nhân đại học]            : 125-140 TC

-         Trình độ đại học 4.5 năm [cử nhân đại học]            : 141-160 TC

-         Trình độ đại học 5.0 năm [kỹ sư ]                              : 161-180 TC

5.4 Kế hoạch học tập

Kế hoạch học tập chuẩn cho sinh viên một ngành/chuyên ngành được xây dựng một cách tối ưu dựa trên lôgic kiến thức chương trình đào tạo, phù hợp với đa số sinh viên theo ngành/chuyên ngành tương ứng. Kế hoạch học tập thể hiện các học phần sinh viên nên dự trong mỗi học kỳ chính, có ý nghĩa định hướng cho sinh viên trong việc lập kế hoạch học tập cá nhân. Sinh viên theo đúng kế hoạch học tập chuẩn sẽ gặp thuận lợi nhất trong quá trình học tập và tốt nghiệp ra trường đúng thời gian thiết kế. Tuỳ theo năng lực và điều kiện cá nhân, sinh viên cũng có thể lập và điều chỉnh tiến độ học tập cho riêng mình dựa vào kế hoạch học tập chuẩn bằng cách bỏ bớt hoặc bổ sung một số học phần [học lại hoặc học vượt trước] với lưu ý về các điều kiện ràng buộc.

5.5 Chương trình đào tạo quy định có các loại học phần sau:

a. Học phần bắt buộc là học phần chứa đựng nội dung kiến thức chính yếu và đặc trưng nhất của mỗi chương trình đào tạo, bắt buộc sinh viên phải tích luỹ. Khối lượng các học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo chiếm từ 80 đến 90% tổng khối lượng kiến thức toàn khoá.

b. Học phần tự chọn là học phần chứa đựng nội dung kiến thức nhằm định hướng nghề nghiệp mà sinh viên được lựa chọn đăng ký học theo hướng dẫn của nhà trường. Các học phần tự chọn có thể được xếp theo từng nhóm và gắn với từng khối kiến thức. Để đủ điều kiện tốt nghiệp, sinh viên phải tích luỹ một số học phần hoặc một số tín chỉ tối thiểu quy định trong từng nhóm tự chọn. Khối lượng các học phần tự chọn trong chương trình đào tạo chiếm 10 đến 20% tổng khối lượng kiến thức toàn khoá.

c. Học phần tương đương : Hai học phần [hoặc nhóm học phần] được coi là tương đương khi học phần này [hoặc nhóm học phần này] được phép tích luỹ thay thế cho một học phần [hay một nhóm học phần] kia trong chương trình đào tạo của ngành/chuyên ngành và ngược lại.

d. Học phần thay thế [hoặc nhóm học phần thay thế] là một học phần [hoặc nhóm học phần] sinh viên được phép tích luỹ để thay thế cho một học phần [hoặc nhóm học phần ] khác nằm trong CTĐT. Học phần thay thế có thể được tổ chức giảng dạy để thay thế cho một học phần đã có trong CTĐT nhưng nay không còn tổ chức giảng dạy tại trường nữa.

e. Học phần đặc biệt : Các học phần đặc biệt thuộc các môn học không tính tín chỉ tích luỹ nhưng sinh viên phải học và được cấp chứng chỉ mới đủ điều kiện tốt nghiệp, bao gồm giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất và các môn thi chính trị cuối khoá.

f. Học phần tiên quyết: Học phần A là học phần tiên quyết của học phần B thì sinh viên phải hoàn thành học phần A với kết quả đạt yêu cầu mới được dự lớp học phần B.

g. Học phần học trước: Học phần A là học phần học trước của học phần B thì sinh viên phải đăng ký và học xong học phần A [có thể chưa đạt] mới được dự lớp học phần B. A là học phần học trước, B là học phần học sau.

h. Học phần song hành: Học phần A là học phần song hành của học phần B thì sinh viên phải theo học trước hoặc đồng thời với học phần B.

 5.6 Điều kiện tham dự học phần [xác định đến thời điểm tổng kết học kỳ liền kế trước đó] được quy định trong chương trình đào tạo và trong danh mục học phần, có thể bao gồm một hoặc nhiều yếu tố:

a. Học phần có điều kiện.

b. Ngành, chuyên ngành học của sinh viên.

c. Xếp hạng trình độ theo năm học của sinh viên.

d. Số tín chỉ tích luỹ của sinh viên.

e. Điểm trung bình chung tích luỹ của sinh viên [xếp loại học tập sinh viên]

Điều 6. Xây dựng và quản lý chương trình đào tạo.

6.1 Hiệu trưởng, Trưởng phòng Đào tạo, Trưởng khoa và Tổ trưởng bộ môn trực thuộc Trường chịu trách nhiệm xây dựng, quản lý, sửa đổi và bổ sung nội dung chương trình đào tạo trên cơ sở phát huy vai trò tư vấn, phản biện của Hội đồng khoa học Khoa và Hội đồng khoa học Trường.

6.2 Mục tiêu đào tạo chung, khung chương trình đào tạo và nội dung chương trình đào tạo thuộc khối kiến giáo dục đại cương cho tất cả các ngành đào tạo của Trường do hội đồng khoa học và đào tạo trường xây dựng dựa trên các quy định chương trình khung của BGDĐT, muc tiêu và sứ mệnh của Trường.

6.3 Nôi dung chương trình đào tạo thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp do Hội đồng khoa học và đào tạo Khoa chịu trách nhiệm xây dựng dựa trên quy định chương trình khung của BGDĐT, mục tiêu và sứ mệnh của Trường.

6.4 Phòng Đào tạo quản lý nội dung chương trình đào tạo đại học, cao đẳng của tất cả các ngành trong trường. Các khoa, tổ bộ môn quản lý nội dung giảng dạy các học phần do đơn vị đảm trách.

6.5 Nội dung CTĐT điều chỉnh, phát triển phải được Hội đồng khoa học và đào tạo Khoa thống nhất đề nghị và Hội đồng khoa học và đào tạo Trường phê duyệt.

CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC ĐÀO TẠO

Điều 7. Thời gian hoạt động đào tạo.

7.1 Trường Đại học Duy Tân tổ chức đào tạo theo khóa học, năm học và học kỳ. Thời gian hoạt động giảng dạy của trường kéo dài từ 7h00 đến 21h00 hằng ngày.

a.         Khoá học là thời gian thiết kế trên cơ sở khối lượng kiến thức của chương trình đào tạo toàn khoá để sinh viên học tập hoàn thành một ngành/chuyên ngành cụ thể. Thời gian thiết kế cho một khoá học các bậc như sau:

-        Bậc cao đẳng, tốt nghiệp cử nhân cao đẳng : 3 năm

-        Bậc đại học, tốt nghiệp cử nhân đại học : 4 năm

-        Bậc đại học, tốt nghiệp kỹ sư, kiến trúc sư : 5 năm

b.         Năm học là khoảng thời gian dùng cho xếp hạng năm đào tạo và năng lực học tập của sinh viên. Một năm học có 2 học kỳ chính và 1 học kỳ hè. Mỗi học kỳ chính có 18 tuần thực học và 2 tuần thi. Học kỳ hè có 7 tuần thực học và 1 tuần thi, được Hiệu trưởng xem xét tổ chức cho sinh viên học lại và sinh viên học giỏi có điều kiện học vượt nhằm kết thúc sớm chương trình đào tạo hoặc học thêm các học phần ngoài chương trình đào tạo. Sinh viên đăng ký tham gia học kỳ hè trên cơ sở tự nguyện.

7.2 Thời gian học tập: Tuỳ theo năng lực và điều kiện cụ thể mà sinh viên tự sắp xếp để rút ngắn hoặc kéo dài thời gian học tập so với thời gian được thiết kế cho CTĐT.

-         Thời gian rút ngắn tối đa là 2 học kỳ chính đối với trình độ cao đẳng hoặc 3 học kỳ chính đối với trình độ đại học.

-         Thời gian kéo đài tối đa 6 học kỳ chính đối với trình độ cao đẳng, 8 học kỳ chính đối với trình độ cử nhân đại học và 10 học kỳ chính đối với trình độ kỹ sư, kiến trúc sư. Thời gian tối đa sinh viên được phép học tập trong trường bao gồm cả thời gian dành cho học ngành phụ, học lấy bằng thứ 2 [khi chưa làm thủ tục ra trường], các học kỳ được phép nghỉ học tạm thời vì nhu cầu cá nhân và các học kỳ đã học ở trường khác trước khi chuyển về trường ĐH Duy Tân [nếu có].

Điều 8. Nhập học

8.1 Trường ĐH Duy Tân tổ chức tuyển sinh hằng năm các bậc đào tạo, khoá học, ngành học theo quy định chung của Bộ giáo dục & đào tạo.

8.2 Để nhập học, sinh viên cần cung cấp cho Phòng đào tạo các hồ sơ sau:

+ Giấy báo trúng tuyển vào trường.

+ Giấy khai sinh [bản sao có công chứng]

+ Bản sao chính thức [có công chứng] bằng tốt nghiệp hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời [THPT, THCN hoặc tương đương] đối với thí sinh trúng tuyển trong năm tốt nghiệp.

+ Bản sao chính thức [có công chứng] học bạ của các năm học phổ thông trung học hoặc tương đương hay hồ sơ học tập của các khoá đào tạo mà sinh viên đã theo học [bảng điểm]

+ Các giấy tờ xác nhận đối tượng và khu vực ưu tiên [nếu có].

+ Tờ khai thông tin cá nhân-theo mẫu của trường.

8.3 Các thủ tục đăng ký nhập học phải được hoàn thành theo quy định của Ban giám hịêu về thời gian & học phí. Ngoài thời gian quy định nhà trường không nhận hồ sơ của thí sinh và xem như thí sinh không nhập học, mọi vấn đề liên quan nhà trường không có trách nhiệm giải quyết.

8.4 Nhà trường cung cấp đầy đủ cho sinh viên nhập học các thông tin về nội dung, kế hoạch, chương trình, quy chế học tập, các quyền lợi và nghĩa vụ của sinh viên.

8.5 Sau khi hoàn tất các điều kiện nhập học và được công nhận là sinh viên chính thức của trường, nhà trường có trách nhiệm cấp cho sinh viên:

-         Thẻ sinh viên.

-         Sổ theo dõi đăng ký học tập [niên giám học tập].

-         Phiếu nhận Giảng viên chủ nhiệm [đồng thời là cố vấn học tập].

-         Sổ tay sinh viên.

Điều 9. Phân ngành đào tạo.

Trường đại học Duy Tân thực hiện phân ngành ngay từ đầu khoá học cho những những sinh viên có nguyện vọng và đủ điều kiện xét tuyển [chỉ tiêu và tiêu chuẩn do Hội đồng tuyển sinh quyết định theo từng năm, từng đợt] vào ngành đăng ký. Tuỳ theo đặc thù của từng ngành học, mỗi Khoa có thể tiếp tục phân chuyên ngành cho sinh viên thuộc phạm vi quản lý dựa trên kết quả học tập, chỉ tiêu và tiêu chuẩn cụ thể cho từng chuyên ngành.

Điều 10. Tổ chức lớp

10.1 Lớp sinh hoạt: Tổ chức cho những sinh viên có cùng khoá tuyển sinh và theo ngành/chuyên ngành đào tạo, được duy trì trong cả khoá học, có hệ thống cán bộ lớp, cán bộ Đoàn và được tổ chức ngay từ khi sinh viên bắt đầu nhập học.

10.2 Giảng viên chủ nhiệm [GVCN] - cố vấn học tập: Mỗi lớp sinh hoạt có một giảng viên là giảng viên chủ nhiệm, đồng thời đảm nhiệm vai trò cố vấn học tập cho sinh viên trong cả lớp. Giảng viên chủ nhiệm có nhiệm vụ hướng dẫn về giáo dục, định hướng nghề nghiệp, hướng dẫn sinh viên ứng xử cá nhân và cộng đồng. Quyền hạn và trách nhiệm của GVCN và Tư vấn được xác định trong quy định về công tác sinh viên.

10.3 Lớp học phần: Là tập hợp những sinh viên [có thể cùng hoặc khác ngành, khác khoá] theo học cùng một học phần trong cùng một khoản thời gian, do cùng một giảng viên phụ trách giảng dạy hay hướng dẫn thực hiện đồ án, thực tập. Giảng viên phụ trách trực tiếp chịu trách nhiệm đánh giá các điểm thành phần trong quá trình học tập [nếu có].

Căn cứ vào dự báo và thực tế số lượng sinh viên đăng ký học tập trong mỗi học phần, Hiệu trưởng quyết định không tổ chức hoặc tổ chức nhiều lớp học cho cùng một học phần. Số lượng sinh viên tối thiểu và tối đa cho mỗi lớp học được quy định phù hợp với tính chất của từng học phần và điều kiện thực tế của trường như sau:

TT

HÌNH THỨC LỚP HỌC

VIẾT TẮT

KHÔNG VIẾT TẮT

TỐI THIỂU

TỐI ĐA

1

Thực Hành Thực Nghiệm

CLC

CLINIC

25

40

2

Seminar Với Nhiều Giảng Viên

COL

COLLOQUIUM

3

Đối Thoại Ngoại Ngữ

CON

CONVERSATION

25

40

4

Biểu Diễn hay Mô Phỏng

DEM

DEMONSTRATION

50

70

5

Thảo Luận

DIS

DISCUSSION

6

Dã Ngoại

FLD

FIELDWORK

50

70

7

Học Nhóm

GRP

DIRECTED GROUP STUDY

12 

8

Tự Nghiên Cứu

IND

INDEPENDENT STUDY

9

Thực Tập

INT

INTERNSHIP

12 

10

Thực Hành Lab

LAB

LAB

25

40

11

Giảng Lý Thuyết

LEC

LECTURE

50

70

12

Đồ Án

PRJ

PROJECT

6

12

13

Đọc

REA

READING

50

70

14

Ôn Tập [thường xuyên]

REC

RECITATION

50

70

15

Seminar

SEM

SEMINAR

50

70

16

Dạy Qua Thảo Luận

SES

SESSION

17

Tự Học

SLF

SELF-STUDY

18

Studio

STD

STUDIO

25

40

19

Phụ Đạo

SUP

SUPPLEMENT

25

40

20

Học Kèm

TUT

TUTORING

6

12

21

Tình Nguyện

VOL

VOLUNTARY

22

Workshop

WOR

WORKSHOP

50

70

Điều 11. Kế hoạch đào tạo-lịch học.

Nhằm chuẩn bị cho năm học mới, Phòng Đào tạo lập kế hoạch giảng dạy và học tập toàn trường và công bố vào tháng 6 hằng năm. Kế hoạch phải bao gồm các nội dung sau:

- Số lượng và phân bố danh mục các học phần theo TC học tập dự kiến tổ chức giảng dạy trong mỗi học kỳ cho các khoá, khoa, ngành.

- Tổng thời lượng học tập, kiểm tra, nghỉ hè, nghỉ tết, nghỉ lễ và dự trữ.

- Các mốc thời gian cho việc đăng ký học phần học tập chính thức và điều chỉnh, thời điểm bắt đầu và kết thúc mỗi học kỳ, thực tập, thực hành, tốt nghiệp.v.v.

- Phân bố thời khoá biểu cho các lớp học phần dự kiến tổ chức để công bố trước thời điểm đăng ký học tập.

- Dự kiến tổng số giờ giảng dạy, cơ sở vật chất cho năm học mới [đã bao gồm dự kiến phục vụ số lượng sinh viên tuyển sinh mới].

Điều 12. Đăng ký học phần

12.1 Sinh viên cần tìm hiểu các thông tin chi tiết về chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy của trường trong học kỳ, năm học mới. Kiểm tra lại quá trình học tập vừa qua, lập kế hoạch học tập mới cho bản thân. Quá trình này sinh viên cần gặp Giảng viên chủ nhiệm lớp – Tư vấn học tập để được tư vấn và hướng dẫn nhằm duyệt kế hoạch học tập phù hợp với bản thân nhất.

12.2 Trường Đại học Duy Tân tổ chức đăng ký đồng loạt cho tất cả các sinh viên trong 3 học kỳ chính đầu tiên, sinh viên không phải tự đăng ký ở đợt đăng ký chính nhưng có thể đăng ký ở kỳ bổ sung để điều chỉnh tiến độ học tập, kể cả đăng ký học phần chưa đạt và các học phần của chương trình học tập để lấy bằng thứ 2.

12.3 Trên cơ sở đã được thống nhất và duyệt của GVCN, sinh viên đăng ký học tập các học phần phù hợp với lớp học và nhóm học [nếu có] trong kế hoạch chung của trường. Tại cùng thời điểm dành cho việc đăng ký học tập, trật tự ưu tiên được quy định như sau:

1.      Sinh viên chất lượng cao.

2.      Sinh viên hệ liên thông và vừa học vừa làm.

3.      Sinh viên năm thứ 4

4.      Sinh viên năm thứ 3

5.      Sinh viên năm thứ 2

6.      Sinh viên năm thứ 1

Sinh viên trong cùng năm học cũng được phân nhóm ưu tiên đăng ký tín chỉ học tập theo trật tự xếp loại học tập của học kỳ chính liền kế trước đó:

a.      Sinh viên đăng ký học lại học phần chưa đạt ở các học kỳ trước

b.      Sinh viên có kết quả học tập đạt loại giỏi, khá.

c.      Sinh viên có kết quả học tập đạt loại trung bình khá

d.      Sinh viên có kết quả học tập đạt loại trung bình

12.4 Khối lượng học tập được đăng ký và chấp nhận trong mỗi HK chính là cơ sở để xác định loại hình đào tạo và tính học phí cho mỗi sinh viên. Sinh viên có thể đăng ký và được chấp nhận cho mỗi HK chính từ 14 TC [ngoại trừ HK đầu và HK cuối khoá] đến 19TC [không kể các học phần học lại], cho mỗi HK hè tối đa 8TC. Học phần đăng ký học lệch cho chương trình đào tạo thứ 2 không được tính khối lượng cho học kỳ. Sinh viên bị xếp vào loại hình đào tạo vừa học vừa làm nếu trong HK chính có khối lượng đăng ký học tập dưới 14 TC [học chậm tiến độ], ở loại hình đào tạo này sinh viên không được hưởng các chế độ và chính sách ưu tiên như đối với sinh viên chính quy tập trung, đóng học phí học phần theo từng loại tín chỉ học phí riêng.

12.5 Mỗi HK chính có 2 đợt đăng ký học tập: Đăng ký chính và đăng ký điều chỉnh [bổ sung hay bỏ bớt học phần]. Sinh viên phải hoàn thành học phí của học kỳ hiện tại mới được đăng ký học tập cho học kỳ tới ở kỳ đăng ký chính. Sinh viên có thể đăng ký điều chỉnh nếu điều kiện tổ chức lớp học phần còn đảm bảo và phải đóng thêm lệ phí theo quy định. Sinh viên đóng học phí muộn thì được xét vào diện đăng ký điều chỉnh.

- Đăng ký chính là hình thức đăng ký được thực hiện trước thời điểm bắt đầu học kỳ 2 tháng.

- Đăng ký điều chỉnh là hình thức đăng ký được thực hiện trong vòng 2 tuần trước và sau thời điểm bắt đầu học kỳ, đối với học kỳ hè là 1 tuần.

 12.6 Sinh viên có trách nhiệm theo dõi kết quả đăng ký tín chỉ học tập của mình và những thông báo điều chỉnh [nếu có]. Kết quả đăng ký được thông báo ở phiếu  học tập, trong đó ghi rõ số tín chỉ học tập, tên lớp học phần, lịch học.

12.7 Điều kiện đăng ký học phần học tập được quy định trong chương trình đào tạo của từng chuyên ngành [điều kiện bắt buộc, tiên quyết, song hành, trước sau]. Sinh viên phải đăng ký học lại các học phần bắt buộc có điểm tổng kết không đạt ở kỳ thi trước. Đối với học phần tự chọn mà không đạt, sinh viên được đăng ký học lại học phần đó hoặc học phần thay thế trong cùng nhóm tự chọn. Sinh viên được phép đăng ký học lại các học phần đã đạt để cải thiện điểm. Điểm tổng kết kỳ cuối là điểm chính thức của học phần [kể cả khi thấp hơn điểm lần học trước.

12.8 Sinh viên được phép đăng ký tham dự các học phần nằm ngoài chương trình đào tạo để bổ túc kiến thức theo nhu cầu cá nhân hoặc tích luỹ cho chương trình đào tạo khác nếu tổng khối lượng đăng ký chưa vượt quá giới hạn cho phép. Kết quả điểm không tính vào trung bình chung tích luỹ học tập, nếu đạt thì được lưu vào hồ sơ học tập với điểm là P [điểm đỗ môn].

Điều 13. Rút học phần

 13.1 Sau thời hạn đăng ký điều chỉnh, nếu sinh viên nhận thấy không thể hoàn thành tốt khối lượng đã đăng ký học tập thì có thể làm đơn xin rút học phần để không đánh giá kết quả chính thức học phần đó nhưng vẫn phải tính học phí và điểm được lưu trong hồ sơ học tập là R [bỏ môn khả kháng]

13.2 Điều kiện được chấp thuận đơn rút học phần: Không vi phạm điều kiện về tín chỉ học tập tối thiểu trong học kỳ; Trong vòng 6 giờ học tập lý thuyết hoặc tương đương đối với học kỳ chính và 2 giờ học tập lý thuyết hoặc tương đương đối với học kỳ hè kể từ thời điểm bắt đầu mỗi học phần. Sau thời hạn trên nếu sinh viên không đi học sẽ được xem như tự ý bỏ học và phải nhận điểm F cho học phần đó.

13.3 Những sinh viên vì lý do đặc biệt như bị ốm đau, tai nạn đòi hỏi phải nghỉ học trong thời gian có hạn [hơn 1 tuần cho đến kết thúc học kỳ] có thể nộp đơn xin rút học phần [có kèm theo giấy tờ minh chứng cần thiết cho lý do xin nghỉ].Tất cả các giấy tờ cần phải hoàn tất trước ít nhất 2 tuần khi học phần kết thúc. Điểm được lưu trong hồ sơ là điểm W [bỏ môn bất khả kháng], học phí cho học phần này không được hoàn trả.

13.4 Tất cả các trường hợp nghỉ học trong thời gian dưới hoặc bằng 1 tuần đều không được chấp thuận, sinh viên không tham dự đánh giá bộ phận nào thì phải nhận điểm 0 [không] cho thành phần đó.

Điều 14. Nghỉ học tạm thời [bảo lưu kết quả học tập]

 14.1 Sinh viên có thể nộp đơn xin nghỉ học và bảo lưu kết quả học tập trong các trường hợp sau đây :

- Được điều động vào lực lượng vũ trang [có lệnh điều động của cơ quan có thẩm quyền]

- Bị ốm hoặc tại nạn buộc phải điều trị trong thời gian dài [có giấy xác nhận của cơ quan y tế cấp tỉnh, thành trở lên]

- Vì nhu cầu cá nhân : Chỉ được chấp nhận đơn khi sinh viên có thời gian theo học ít nhất 1 học kỳ tại trường, không thuộc diện buộc thôi học tính đến thời điểm nộp đơn và có điểm trung bình chung tích luỹ không dưới 2.0.

 14.2 Điều kiện được xét cho phép nghỉ học tạm thời:

- Có điểm trung bình chung tích lũy không dưới 2.0 [tương ứng với thang điểm 10 là từ 5.00 – 5.49].

- Sinh viên phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính với trường tính đến thời điểm nộp đơn xin nghỉ học tạm thời.

- Có đơn xin nghỉ học tạm thời với đầy đủ các giấy tờ liên quan hợp lệ.

- Sinh viên phải hoàn tất các thủ tục theo đúng yêu cầu của trường.

14.3 Thời gian được nghỉ học tạm thời:

- Không quá 4 học kỳ chính.

- Thời gian nghỉ học tạm thời được tính vào tổng thời thời gian tối đa được phép học tại trường.

- Trong thời gian nghỉ học tạm thời nhà trường không xác nhận bất kỳ giấy tờ cá nhân liên quan đến sinh viên.

14.4 Điều kiện trở lại học tiếp:

- Nộp đơn xin học lại tại trường đúng với thời gian ghi trong quyết định

- Có xác nhận về tư cách công dân của cơ quan có thẩm quyền [hoặc Giấy xác nhận hoàn thành nhiệm vụ của lực lượng vũ trang trong vòng 6 tháng].

- Hoàn thành các thủ tục nhập học theo quyết định của trường.

Điều 15. Chuyển trường

15.1 Thủ tục chuyển trường: Sinh viên phải làm hồ sơ xin chuyển trường theo mẫu chung của Bộ giáo dục đào tạo, được Hiệu trưởng trường chuyển đến đồng ý tiếp nhận có điều kiện, được Hiệu trưởng trường đang học cho phép chuyển trường bằng văn bản.

15.2 Điều kiện chuyển trường:

- SINH VIÊN không được phép chuyển trường khi: Đang học năm thứ nhất và năm cuối khoá. Đang trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên. Chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính tính đến thời điểm xin chuyển trường

- Trường chuyển đến có quyền tiếp nhận hay từ chối.

- Sinh viên được tiếp nhận khi có đủ các điều kiện sau: Đạt điều kiện trúng tuyển vào trường của cùng khoá tuyển sinh; Có ngành học trùng hoặc gần với ngành đang đào tạo tại trường;

- Sinh viên không được xét tiếp nhận khi: Không đạt điều kiện trúng tuyển vào trường của cùng khoá tuyển sinh; Đang học năm thứ nhất hoặc năm cuối khoá; kết quả học tập xếp vào trường hợp tạm dừng học hoặc bị buộc thôi học vì bất kỳ lý do nào;

15.3 Công nhận kết quả và thời gian học tập:

- Sinh viên chuyển đến được xếp vào ngành đào tạo trùng hoặc gần với ngành đào tạo mà sinh viên đang học tại trường chuyển đi.

- Trên cơ sở so sánh chương trình đào tạo của trường chuyển đi và tham khảo ý kiến chuyên môn, Hiệu trưởng xem xét công nhận một số tín chỉ tích luỹ cho những học phần được xem là tương đương với học phần hiện tại đang được giảng dạy tại trường, nhưng không vượt quá 50% khối lượng kiến thức toàn khoá học.

- Thời gian theo học tại trường cũ được tính vào tổng thời gian tối đa được phép học tại trường của cùng chương trình đào tạo.

Điều 16. Đánh giá hoạt động giảng dạy.

- Đánh giá giảng dạy là một hoạt động thường xuyên nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo ở cấp độ nội dung [phát triển và đánh giá về chương trình giảng dạy, đề cương học phần] và phương pháp giảng dạy. Ngoài các chỉ tiêu chuyên môn thuộc trách nhiệm của Tổ bộ môn và Khoa chủ quản đánh giá còn có công cụ đo lường khác là thông qua thăm dò ý kiến sinh viên.

- Nhằm đảm bảo tính hiệu lực và độ tin cậy cao trong việc đánh giá giảng viên giảng dạy yêu cầu sinh viên cần phải nghiêm túc, trung thực và có trách nhiệm trong các phiếu khảo sát.

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ HỌC TẬP

Điều 17. Các chỉ tiêu đánh giá học tập.

-         Số tín chỉ tích luỹ cho mỗi học kỳ và đến thời điểm xem xét.

-         Điểm trung bình chung số tín chỉ học phần ở mỗi học kỳ chính.

-         Điểm trung bình chung số tín chỉ học phần tích luỹ kể từ đầu khoá học.

Điều 18. Thang điểm & tính trung bình chung tích luỹ

18.1 Điểm sử dụng trong đánh giá quá trình học tập và thi kết thúc học phần là điểm số, thang điểm 10, làm tròn đến phần nguyên. Điểm học phần được tính từ tổng các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng, làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó chuyển sang điểm chữ như bảng quy đổi ở điều 4.

18.2 Điểm sử dụng trong xếp loại học lực, tính trung bình chung học kỳ và trung bình chung tích luỹ là điểm chữ, thang điểm 4. Ngoài ra còn có các điểm chữ đặc biệt cùng để phản ánh hoạt động liên quan đến học tập nhưng không được tính vào trung bình chung tích luỹ.

a. Điểm I: Điểm chưa hoàn tất học phần. Những sinh viên vì lý do nào đó vắng mặt trong các buổi đánh giá thành phần hay kết thúc học phần đã được chấp thuận [do ốm nặng, tai nạn, trùng lịch thi hoặc lý do đặc biệt nào đó] thì nhận điểm I trong hồ sơ học tập. Trong thời hạn 2 học kỳ chính kế tiếp, sinh viên phải theo dõi lịch học, lịch thi [của thành phần tương ứng của học phần này trong tất cả các học kỳ] để đăng ký thi xoá nợ điểm I. Nếu điểm thiếu là kỳ thi kết thúc học phần thì sinh viên phải nộp lệ phí như quy định đối với kỳ thi phụ. Nếu sau thời hạn này, sinh viên vẫn chưa có điểm đánh giá học phần thì điểm I này sẽ được chuyển thành điểm F.

b. Điểm P: Điểm đỗ môn.

c. Điểm R: Điểm bỏ môn khả kháng.

d. Điểm W: Điểm bỏ môn bất khả kháng.

e. Điểm X: Điểm sử dụng cho trường hợp chưa đủ dữ liệu đầy đủ do nguyên nhân chủ quan của giảng viên hay bộ phận chức năng.

18.2 Công thức tính trung bình chung học kỳ và tích luỹ:

A là điểm trung bình chung học kỳ hay tích luỹ [điểm thang 10 hoặc 4].

ai là điểm của học phần thứ i

ni là số tín chỉ của học phần thứ i

N là số học phần cần tính trung bình.

18.3 Điểm trung bình chung học kỳ được tính sau mỗi học kỳ chính dựa trên các điểm tổng kết học phần có trong chương trình đào tạo, không kể các học phần học lại. Khi tiến hành xét học bổng, khen thưởng hay các loại hình ưu tiên khác thì điểm trung bình chung học kỳ chỉ tính kết quả của các học phần học và thi lần thứ nhất.

18.4 Điểm trung bình chung tích luỹ được tính dựa trên toàn bộ điểm tổng kết học phần của lần học cuối cùng có trong chương trình đào tạo đến thời điểm được tính. Các điểm tổng kết học phần của học kỳ hè được tính trong trung bình chung tích luỹ, không được tính vào trung bình chung học kỳ.

Điều 19. Nội dung & hình thức đánh giá

 19.1 Phân loại học phần:

19.1.1  Học phần chỉ có lý thuyết là học phần mà giảng viên thực hiện việc giảng dạy chủ yếu tại lớp học, nội dung thực hành [nếu có] là phần bài tập được lồng ghép, đan xen vào phần giảng lý thuyết, không tách khối lượng phần thực hành riêng thành tín chỉ riêng.

19.1.2 Học phần thực hành là học phần hoàn toàn thực hành có xác định khối lượng theo tín chỉ học tập, được ghi trong chương trình đào tạo như thực tập tốt nghiệp, thực tập công nhân kỹ thuật, kiến tập, thực tập một số môn học, các đồ án môn học hoặc đồ án tổng hợp một số môn học, và một số môn học đặc thù của ngành.

19.1.3 Học phần có cả lý thuyết và thực hành là học phần có phân chia khối lượng theo tín chỉ học tập cho từng phần lý thuyết và thực hành trong chương trình đào tạo đã được Hiệu trưởng duyệt, việc thực hiện từng phần riêng biệt nhau do cùng một GV hoặc hai GV khác nhau đảm nhiệm. Học phần loại này bao gồm cả học phần có tiểu luận, bài tập cá nhân, bài tập nhóm, thực hành dã ngoại của một số môn học.

19.2 Nội dung đánh giá:

19.2.1 Kiểm Tra Thường Xuyên [KTTX] trong quá trình học tập do giảng viên tổ chức theo hình thức kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm ngắn tại lớp cho tất cả sinh viên. Kiểm tra thường xuyên có thể được sử dụng để hỗ trợ việc đánh giá chuyên cần. Sinh viên vắng KTTX thì cho điểm 0 và không tổ chức kiểm tra lại.

19.2.2  Nhận thức và thái độ trong học tập gồm việc năng nổ tích cực tham gia phát biểu ý kiến, thảo luận, làm đầy đủ các bài KTTX, bài tập về nhà và bài tập thu hoạch cá nhân và nhóm. Giảng viên đánh giá tổng quát tiêu chí này kết hợp với điểm thưởng và điểm phạt.

19.2.3 Phần thực hành bao gồm các bài tập về nhà, các bài thí nghiệm, bài thực hành trên máy hoặc các thiết bị khác, được ghi rõ trong đề cương chi tiết của học phần. Bài tập về nhà là những câu hỏi mang tính ôn tập, tổng kết, hoặc bài tập thực nghiệm nhỏ sau mỗi bài, mỗi chương do giảng viên giao cho sinh viên về nhà làm. Giảng viên quyết định cách chấm cụ thể cho từng dạng khác nhau của phần thực hành.

19.2.4 Chuyên cần được đánh giá theo tỷ lệ phần trăm [%] số giờ sinh viên có mặt trong tổng số giờ thực học.

19.2.5 Bài tập thu hoạch cá nhân và thu hoạch nhóm mang tính tổng kết kiến thức toàn học phần qua dạng bài tiểu luận, bài tập thực nghiệm, bài tập cá nhân hoặc bài tập nhóm. Dạng bài tập này khuyến khích sinh viên tự nghiên cứu và phát triển kiến thức xung quanh những gì đã được giảng viên truyền đạt hoặc gợi ý.

19.2.6 Thi giữa học phần chỉ thực hiện đối với học phần có khối lượng học lý thuyết từ ba TC học tập trở lên.

19.2.7 Thi kết thúc học phần là bắt buộc với tất cả các học phần.

19.3. Hình thức đánh giá:

19.3.1. Kết quả học phần được đánh giá bằng một điểm tổng kết học phần. Điểm tổng kết học phần được tính dựa trên nhiều thành phần điểm. Hình thức đánh giá, trọng số mỗi điểm thành phần [đã được Bộ môn thống nhất cùng với Khoa và gửi trước cho phòng Đào tạo duyệt] phải thể hiện trong đề cương chi tiết của học phần và được giảng viên công bố đến sinh viên lớp học trong tuần học đầu tiên.

19.3.2. Các học phần lý thuyết hoặc lý thuyết kết hợp thực hành phải có điểm quá trình và điểm kết thúc học phần [có thể gồm bài thi cuối học phần, bài thu hoạch cá nhân, thu hoạch nhóm hoặc điểm bảo vệ], trong đó điểm kết thúc học phần phải có trọng số không nhỏ hơn 0.50. Điểm đánh giá quá trình có thể bao gồm các điểm KTTX, nhận thức thái độ, thực hành, chuyên cần, bài tập về nhà và điểm giữa học phần.

19.3.3. Đối với các học phần chuyên biệt [có xác nhận của BGH], học phần thực hành, thí nghiệm có tách riêng khối lượng mà không có tổ chức kỳ thi [hoặc bảo vệ] kết thúc học phần thì điểm tổng kết học phần sẽ do Khoa quản lý học phần đề xuất trước, được Ban giám hiệu thông qua. Sinh viên buộc phải tham dự đủ các bài thực hành hoặc thí nghiệm mới đủ điều kiện tổng kết học phần, nếu thiếu bất kỳ bài nào thì sinh viên phải nhận điểm I cho học phần đó.

19.3.4. Kết quả học phần đồ án, đồ án tốt nghiệp được đánh giá từ ba điểm thành phần chính thức: điểm hướng dẫn có hệ số 0.25[trong quá trình hướng dẫn có thể có nhiều điểm quá trình do giảng viên phân bố trọng số], điểm phản biện có hệ số 0.25 và điểm bảo vệ do hội đồng chấm có hệ số 0.50.

19.3.5. Điểm liệt được quy định cho các học phần bình thường là điểm 0 [không], cho các học phần đồ án, đồ án tốt nghiệp là điểm dưới 5.00. Một học phần có kết quả thi [hoặc bảo vệ] kết thúc học phần bị điểm liệt thì điểm tổng kết học phần là điểm F. Đối với các học phần đồ án, đồ án tốt nghiệp chỉ cần một điểm thành phần [điểm hướng dẫn, điểm phản biện, điểm của một trong các thành viên hội đồng] là điểm liệt thì điểm tổng kết học phần là điểm F, sinh viên phải đăng ký học lại học phần này.

Điều 20. Tổ chức đánh giá

20.1                  Các điểm quá trình được giảng viên tổ chức đánh giá trong quá trình giảng dạy, được ghi vào trong bảng điểm theo mẫu thống nhất của Trường. Giảng viên phải công bố điểm đánh giá quá trình này và các trọng số thành phần tại buổi học cuối cùng của học phần trước toàn thể sinh viên. Trưởng Khoa hoặc Trưởng Bộ môn ký xác nhận điểm đã chấm là đúng với đề cương và trọng số cho trước. Bảng điểm này phải được nộp về phòng Đào tạo chậm nhất một tuần trước ngày thi kết thúc học phần.

20.2                  Sau mỗi học phần, nhà trường tổ chức một kỳ thi kết thúc học phần chính và một kỳ thi phụ. Kỳ thi chính dành cho sinh viên được xác nhận trong Kết quả đăng ký môn học và tham gia học tập theo lớp giảng dạy. Kỳ thi phụ dành cho sinh viên không tham dự kỳ thi chính, bị đình chỉ thi do vi phạm quy chế thi, bị đánh giá kết thúc học phần chưa đạt. Phòng Đào tạo chịu trách nhiệm lập lịch thi, danh sách sinh viên dự thi của hai kỳ thi kết thúc học phần chính và phụ [có thể bao gồm những sinh viên đăng ký học ghép, đăng ký thi trả nợ để hoàn tất học phần]. Lịch thi được bố trí sao cho các sinh viên đăng ký học tập theo đúng quy định sẽ không bị trùng buổi thi.

20.3                  Hiệu trưởng phê duyệt hình thức tổ chức kỳ thi kết thúc học phần [trắc nghiệm, tự luận, vấn đáp, viết tiểu luận, làm bài tập cá nhân, bài thực hành hoặc kết hợp các hình thức] thích hợp cho từng loại học phần. Trong bất kỳ hình thức tổ chức kỳ thi kết thúc học phần nào thì việc chấm cũng phải do hai giảng viên cùng thực hiện và thống nhất điểm, trong trường hợp nếu chưa thống nhất bài nào thì phải trình trưởng Bộ môn hoặc Trưởng khoa quyết định. Nếu kỳ thi kết thúc học phần được tổ chức theo hình thức vấn đáp thì điểm thi phải được công bố ngay sau mỗi buổi thi.

20.4                  Điểm đánh giá học phần [Đ] là tổng của tích điểm thành phần với trọng số tương ứng từng thành phần tất cả được chia cho 100:

     Đ = [K.k%+T.t%+H.h%+C.c%+V.v%+G.g%+N.n%+CN.cn%+E.e%]/100

Trong đó :

Điểm quá trình gồm:

K:     điểm kiểm tra thường xuyên

T:     điểm nhận thức và thái độ học tập.

H:     điểm thực hành

C:     điểm chuyên cần

V:     điểm bài tập về nhà

G:     điểm thi giữa học phần

k%, t%, h%, c%, v%, g% là các trọng số tương ứng cho từng mục điểm thành phần trong đánh giá quá trình.

Điểm kết thúc học phần gồm:

N      :           điểm bài thu hoạch nhóm

CN   :          điểm bài thu hoạch cá nhân

E       :           điểm thi kết thúc học phần

n%, cn%, e% là các trọng số tương ứng với từng mục điểm KTHP.

20.5                  Sinh viên được đánh giá đạt khi tham dự kỳ thi kết thúc học phần và có điểm đánh giá học phần không nhỏ hơn 4 [bốn] điểm [theo thang điểm 10]. Sau hai kỳ thi chính và phụ, sinh viên có điểm đánh giá học phần không đạt thì phải đăng ký học lại học phần đó hoặc các học phần tương đương, học phần thay thế ở các học kỳ sau và phải hoàn thành

20.6                  Các điểm thi kết thúc học phần phải ghi vào bảng điểm theo mẫu thống nhất toàn trường, có chữ ký của giảng viên chấm thi và xác nhận của Trưởng bộ môn hoặc Trưởng khoa quản lý học phần. Bảng điểm này phải được gửi về văn phòng Khoa quản lý sinh viên [bản sao] và Phòng Đào tạo [bản gốc] chậm nhất 7 ngày sau ngày thi.

20.7                  Phòng Đào tạo chịu trách nhiệm: Tổng hợp điểm quá trình với điểm thi kết thúc học phần để cho ra điểm đánh giá học phần trong vòng 2 ngày, gửi cho Khoa chủ quản sinh viên kiểm tra và ký xác nhận điểm tổng hợp đánh giá học phần là đúng và dán công bố cho sinh viên [trong vòng 2 ngày] được biết ; Lưu trữ toàn bộ bài thi kết thúc học phần, bài thi và biên bản xử lý sai phạm [nếu có] trong vòng hai năm kể từ ngày tổ chức kỳ thi.

Điều 21. Bảo lưu và miễn học phần

21.1                  Nhà trường chỉ xem xét và chấp thuận bảo lưu điểm tổng kết học phần sau khi sinh viên đã theo học và được đánh giá đạt học phần này ở cùng bậc học, hệ đào tạo tại Đại học Duy Tân. Số tín chỉ tích lũy của học phần được bảo lưu này được tính theo số tín chỉ của học phần có trong chương trình đào tạo hiện tại. Đối với học phần có điểm tổng kết là P thì sẽ được chuyển đổi sang điểm đánh giá cụ thể.

21.2                  Học phần chỉ được xem xét bảo lưu điểm tổng kết học phần khi đạt đủ các điều kiện sau: Tính đến ngày xét không quá 6 năm đối với chương trình đào tạo từ 3 đến dưới 4 năm, không quá 8 năm đối với chương trình đào tạo từ 5 đến 6 năm; Học phần hiện đang được giảng dạy tại trường; Số tín chỉ chênh lệch nhau không quá 25%.

21.3                  Đối với trường hợp sinh viên chuyển trường đến, việc xem xét miễn và bảo lưu điểm tổng kết học phần ở trường cũ do Hiệu trưởng quyết định sau khi tham khảo ý kiến của Khoa chuyên môn và Phòng Đào tạo. Tổng số tín chỉ được xem xét bảo lưu không vượt quá 50% tổng khối lượng kiến thức toàn khóa học được thiết kế.

21.4                  Sinh viên đã có quyết định buộc thôi học; xóa tên do bỏ học; đã quá thời gian tối đa được phép học tại trường nếu tham gia tuyển sinh lại và trúng tuyển thì không được phép bảo lưu và miễn học phần, trừ các học phần đã được cấp chứng chỉ riêng [giáo dục thể chất, quốc phòng]

Điều 22. Xếp hạng

22.1                Căn cứ vào tổng số tín chỉ học tập tích lũy tính từ đầu khóa học đối với những học phần được đánh giá đạt, sinh viên các bậc học được xếp hạng năm học như sau:

Xếp hạng

TC-ĐH

4 năm

TC-ĐH

5 năm

CĐ-ĐH

4 năm

CĐ-ĐH

5 năm

3 năm

ĐH

4 năm

ĐH

5 năm

Năm 1

Chủ Đề