Doanh nghiệp xin giấy đi đường ở đâu

Bà Hoàng Dương [doanh nghiệp sản xuất thực phẩm trụ sở tại phường Bồ Đề, quận Long Biên] cho biết, đến chiều 5/9, cơ sở sản xuất của bà vẫn chưa có bất cứ hướng dẫn gì liên quan đến việc cấp giấy đi đường theo quy định mới của thành phố Hà Nội. Công an phường dù vẫn trao đổi thông tin thường xuyên với DN nhưng vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể.

Theo lãnh đạo DN này, đơn vị hiện đang phải xin giấy đi đường theo 2 hướng riêng. Khối thứ nhất là khối văn phòng, sản xuất, xin xác nhận từ Cảnh sát khu vực thuộc Công an phường Bồ Đề. Khối thứ hai là các nhân viên giao hàng thực phẩm [shipper] xin xác nhận từ Sở Công Thương. Đối với khối shipper, DN đang thực hiện theo mẫu cũ gửi lên Sở. Sở Công Thương đã có tin nhắn xác nhận hồ sơ và chuyển cho Sở Giao thông Vận tải [GTVT]. Tuy nhiên đến nay DN vẫn chưa nhận được phản hồi của Sở GTVT và cũng không có đầu mối của Sở GTVT để kiểm tra tiến độ.

"Theo quy trình này thì gần như DN sẽ không kịp có giấy đi đường vào ngày 6/9. Chúng tôi đã thông báo cho nhân viên tạm nghỉ để chờ thông tin", bà Dương nói.

Ông H [doanh nghiệp tại quận Đống Đa] cho biết, từ sáng 5/9, ông và cả nhân viên đi hỏi khắp nơi để tìm hiểu về việc xin cấp giấy đi đường. Thực tế, ngay việc nhận định DN ở nhóm 2 hay nhóm 6 để xin phép cũng đã "đau đầu". Bên cạnh đó, ông H cho biết, chính quyền yêu cầu 3 mẫu đăng ký gồm: Công văn đề nghị; Phương án sử dụng lao động; Phương án phòng chống dịch. Thế nhưng chỉ có 2 mẫu đầu tiên, mẫu phương án phòng chống dịch, DN đang... tra google để tìm hiểu. DN này cũng đang xác định tùy tình hình có thể phải đóng cửa cả 3 chuỗi cửa hàng nếu không xin kịp giấy đi đường mẫu mới.

Trước đó, sáng 5/9, Công an Hà Nội có thông báo về quy trình xét duyệt, cấp giấy đi đường, thẻ đi mua hàng thiết yếu tại vùng 1 [vùng đỏ] phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19 từ ngày 6-9. Cụ thể:

Nhóm 1: Cơ quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị, ngoại giao, công vụ, bao gồm cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị xã hội đóng trên địa bàn thành phố [bao gồm cả cơ quan trực thuộc và tương đương]; cơ quan tổ chức, ngoại giao.

Nhóm 2: Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực dịch vụ công ích thiết yếu bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức, công nhân viên, người lao động trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực dịch vụ công ích thiết yếu sẽ do Phòng cảnh sát giao thông Công an thành phố cấp.

Nhóm 3: Các cơ quan, tổ chức trực tiếp thực hiện, tham gia công tác phòng chống dịch.

Nhóm 4: Cơ quan, báo chí truyền thông.

Nhóm 5: Công dân được ra khỏi nhà trong các trường hợp sau:

- Người dân đi mua lương thực, thực phẩm, thuốc men do UBND xã, phường, thị trấn cấp duyệt theo đúng đối tượng quy định.

- Người thực hiện các dịch vụ y tế bắt buộc [cấp cứu, khám chữa bệnh, mua thuốc định kỳ, đi tiêm vắc xin, xét nghiệm COVID-19, chăm sóc người bệnh và người xuất viện về].

- Cá nhân đi sân bay theo vé, cá nhân đi đến các cơ quan ngoại giao theo giấy hẹn của cơ quan ngoại giao, cá nhân đến tòa theo giấy triệu tập của tòa án

Nhóm 6: Các tổ chức, cá nhân và các trường hợp cấp thiết khác phục vụ thực hiện các hoạt động công vụ, công ích thiết yếu bao gồm các cá nhân, người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các trường hợp cấp thiết khác sẽ do công an xã, phường, thị trấn cấp.

Quy trình cấp giấy đi đường

- Đối với nhóm 1, 3, 4 do thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm duyệt, cấp theo đúng đối tượng quy định tại chỉ thị số 16 của Thủ tướng.

- Đối với nhóm 5 chỉ cần có giấy tờ chứng minh kèm theo căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân và giấy xét nghiệm âm tính với COVID-19 trong vòng 72 giờ [đối với cá nhân đi sân bay, đến tòa án, cơ quan ngoại giao].

- Đối với nhóm 2:

Bước 1, cử 1 cán bộ đại diện cơ quan, đơn vị, làm việc trực tiếp với cơ quan chủ quản [sở, ngành chức năng] để cung cấp thông tin, danh sách các cá nhân, người lao động, người điều khiển phương tiện mô tô, ô tô [theo biểu mẫu của Công an thành phố] để đề nghị xem xét cấp giấy đi đường có mã nhận diện.

Bước 2, cơ quan chủ quản tổng hợp danh sách các cá nhân, người lao động, người điều khiển ô tô đề nghị cấp giấy đi đường của các cơ quan, tổ chức có nhu cầu kèm theo các biểu mẫu của Công an thành phố.

Bước 3, căn cứ vào danh sách đề nghị của các cơ quan chủ quản, Phòng cảnh sát giao thông duyệt, in và ký, đóng dấu giấy đi đường

Bước 4, đối với giấy đi đường có mã nhận diện của người điều khiển ô tô [không đóng dấu]: Phòng cảnh sát giao thông gửi tới các cơ quan chủ quản [qua email]. Cơ quan chủ quản chuyển giấy đi đường có mã nhận diện cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân.

Đối với giấy đi đường có mã nhận diện [có ký, đóng dấu] cho các cá nhân và người điều khiển mô tô: Phòng cảnh sát giao thông gửi tới các cơ quan chủ quản để gửi cho các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân.

Đối với nhóm 6:

Bước 1, Thủ trưởng các đơn vị cử 1 cán bộ đại diện làm việc với công an xã, phường, thị trấn để cung cấp thông tin cần thiết theo quy định, cung cấp địa chỉ email và thực hiện xác thực email trên hệ thống với UBND và công an xã, phường, thị trấn.

Bước 2, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức lập danh sách cán bộ, công chức, công vụ đề nghị cấp giấy đi đường [theo biểu mẫu] và gửi về UBND các xã, phường, thị trấn qua địa chỉ email đã xác thực trên hệ thống.

Bước 3, UBND xã, phường, thị trấn, duyệt danh sách cấp giấy đi đường và chuyển cho công an xã, phường, thị trấn cấp giấy đi đường có mã nhận diện [ký, đóng dấu].

Bước 4, cấp giấy đi đường: công an xã, phường, thị trấn trực tiếp gửi giấy đi đường có mã nhận diện tới các cơ quan, tổ chức theo địa chỉ đăng ký.

[PLO]- Bên cạnh giấy đi đường trực thuộc các sở, ngành thì hiện UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức sẽ là đơn vị cấp giấy đi đường cho nhiều đơn vị, doanh nghiệp khác.

Ngày 21-8, UBND TP.HCM đã ban hành Công văn 2800 về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung tăng cường kiểm soát các nhóm đối tượng được phép lưu thông. Mặc dù Công văn 2800 đã hướng dẫn cụ thể về địa chỉ để các đơn vị liên hệ xin cấp giấy đi đường nhưng theo ghi nhận của PV, nhiều doanh nghiệp [DN], đơn vị kinh doanh vận tải vẫn loay hoay không biết xin cấp giấy đi đường ở đâu.

 

Chiều tối 23-8, UBND TP.HCM đã có Văn bản khẩn 2850 về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung tăng cường kiểm soát các nhóm đối tượng được phép lưu thông trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội. Văn bản này nêu rõ: đối với các xe vận tải hàng hóa [bao gồm tài xế và một phụ xe] đã được ngành giao thông cấp QR Code sẽ không tiến hành kiểm tra giấy đi đường cá nhân

Loay hoay tìm nơi cấp giấy

Chị Nguyễn Thị D [TP Thủ Đức] cho biết công ty chị nằm trong nhóm sản xuất hàng hóa thiết yếu nên ngay khi TP siết giãn cách từ đợt đầu tiên, chị đã làm các thủ tục để được cấp thẻ luồng xanh cho các phương tiện của công ty. Ngày 21-8, khi TP ban hành Công văn 2796 thì công ty chị được đưa vào nhóm đối tượng được phép ra đường nhưng phải có giấy đi đường do Ban An toàn thực phẩm TP cấp. Để hoạt động của công ty không bị gián đoạn, chị đã liên hệ nhiều nơi để xin hướng dẫn cấp giấy nhưng không được hướng dẫn. Tuy nhiên, đến cuối ngày 21-8, TP lại có Công văn 2800 có hướng dẫn mới, theo công văn này thì công ty của chị phải liên hệ với UBND TP Thủ Đức để được cấp giấy.

“Sau nhiều lần liên hệ nhờ giúp đỡ, tôi mới tìm được nơi sẽ cấp giấy cho công ty của tôi là Phòng kinh tế, UBND TP Thủ Đức. Hồ sơ tôi đã chuyển đi nhưng không biết khi nào mới được cấp giấy đi đường” - chị D cho biết.

Trao đổi với PV, một lãnh đạo của Sở GTVT TP.HCM cho biết hiện nay Sở GTVT đã có hướng dẫn cho nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường. Sở GTVT cũng cho biết UBND TP sẽ có thêm hướng dẫn cho các đơn vị vận tải.


Lực lượng kiểm soát kiểm tra giấy đi đường của các phương tiện tại chốt 
kiểm soát trên đường Phạm Văn Đồng [phường Hiệp Bình Chánh, tp thủ đức] sáng 23-8. Ảnh: ĐÀO TRANG

Sở GTVT hướng dẫn không đúng?

Theo phản ánh của một số DN, Công văn 9296 ngày 21-8 của Sở GTVT TP.HCM hướng dẫn cấp giấy đi đường cho người lao động tại các đơn vị thuộc ngành GTVT trên địa bàn TP, nêu rõ các nhóm đối tượng được Sở GTVT cấp giấy. Cũng theo công văn này, Sở GTVT cho biết nhân viên lái xe trên xe vận tải đã được Sở GTVT cấp giấy nhận diện phương tiện có mã QR, không thuộc trường hợp phải cấp giấy đi đường.

Tuy nhiên, trên thực tế sáng 23-8, nhiều đơn vị phản ánh việc phương tiện có mã QR nhưng vẫn không được lưu thông qua các chốt kiểm soát.

Thế nhưng sáng sớm 23-8, khi tài xế đi giao hàng thì bị các chốt kiểm soát chặn lại, yêu cầu phải có giấy đi đường mới được qua, nếu không buộc quay đầu xe.

Tương tự, anh Nguyễn Lâm Sang [Bình Chánh] cho biết xe tải bên anh đã có mã QR, song khi qua các chốt tại đường Nguyễn Thị Tú và khu dân cư Vĩnh Lộc tại Bình Tân và chốt đường Thái Hòa tại Bình Chánh đều bắt quay đầu. Các chốt này yêu cầu phải có giấy 2A mới cho qua.

Cũng theo ghi nhận của PV, sáng 23-8, tại chốt kiểm soát trên đường Phạm Văn Đồng [phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ đức], lực lượng kiểm soát chốt yêu cầu các xe vận tải phải có giấy đi đường, QR Code và giấy xét nghiệm âm tính với COVID-19 mới được qua. Các trường hợp không có giấy đi đường đều không được thông chốt. Một cán bộ kiểm soát tại đây cho biết theo Công văn 2800 của UBND TP thì tùy vào lĩnh vực hoạt động, các đơn vị được giao phụ trách cấp giấy sẽ cấp giấy đi đường cho nhóm đối tượng này.

Sẽ có hướng dẫn rõ hơn

Trao đổi với PV, Văn phòng UBND TP Thủ Đức cho biết hiện TP Thủ Đức đã giao cho Phòng kinh tế làm đầu mối để tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy của các đơn vị thuộc nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường như nhân viên giao hàng của đơn vị cung ứng lương thực, thực phẩm, suất ăn, trang thiết bị, vật tư y tế phòng chống dịch; nhân viên các ngành phục vụ sản suất, cửa hàng xăng dầu, gas; nhân viên các cơ sở sản xuất thực phẩm [như bánh mì, tàu hủ, bún, hủ tiếu…], các cơ sở cung ứng suất ăn công nghiệp…

Phòng kinh tế, UBND TP Thủ Đức cũng đã có văn bản hướng dẫn các công ty, DN lập danh sách đề nghị cấp giấy đi đường. Sau khi tổng hợp sẽ ký thừa ủy quyền giấy đi đường và chịu trách nhiệm trước Thường trực UBND TP Thủ Đức về việc cấp giấy đi đường cho các nhóm đối tượng này.

Tương tự, UBND quận 7 cho biết các DN có nhu cầu cần gửi giấy xin cấp lên UBND để được cấp. Trong đó, các đơn vị, DN cần nêu rõ hàng hóa cần vận chuyển, lộ trình để UBND quận xem xét và cấp nhanh nhất. Các đơn vị có thể liên hệ qua đường dây nóng của UBND quận 7.

Tại quận 12, UBND quận 12 cho biết DN thuộc các nhóm đối tượng trên có thể liên hệ qua đường dây nóng 0283.982631213 hoặc gửi các thông tin theo mẫu để được giải quyết sớm nhất.•

 

Hướng dẫn thủ tục cấp giấy đi đường ở TP Thủ Đức

Đơn vị xin cấp giấy cần chuẩn bị bản scan, bản chụp giấy chứng nhận đăng ký DN, hộ kinh doanh; bản scan, bản chụp bảng lương hai tháng 6 và 7 có đóng dấu giáp lai; danh sách chi tiết nhân viên đăng ký cấp giấy đi đường; cung cấp hợp đồng cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm. Đồng thời điền đầy đủ, ký tên, đóng dấu, scan đối với các mẫu trên và gửi năm tài liệu trên về Phòng kinh tế, UBND TP Thủ Đức. Các đầu mối tiếp nhận cụ thể như sau:

Bà Nguyễn Thị Đỗ Ngân - số điện thoại: 0937.158.555 - nội dung 12-1, 12-2. Địa chỉ email: .

Ông Đào Minh Long Hải - số điện thoại: 0936.434.836 - nội dung phụ trách: 12-3, 12-5, 12-6, 12-7. Địa chỉ email: .

Ông Huỳnh An Bình - số điện thoại: 0983.258.510 - nội dung 12-4 - phụ trách khu vực 1 [quận 2 cũ]. Địa chỉ email: .

Bà Lê Thị Kim Điệp - số điện thoại: 0907.886.559 - nội dung 12-4 - phụ trách khu vực 2 [quận 9 cũ]. Địa chỉ email: .

Bà Lê Thị Thu Mạnh - số điện thoại: 0909.586.732 - nội dung 12-4 - phụ trách khu vực 3 [quận Thủ Đức cũ]. Địa chỉ email: .

ĐÀO TRANG

Video liên quan

Chủ Đề