Astrazeneca tiêm cách bao lâu

Cập nhật: 11:31 - 24/09/2021 | Lần xem: 380309

Sáng ngày 24/9/2021, UBND TP. Hồ Chí Minh đã ban hành công văn khẩn số 7190/VP-VX về khoảng cách giữa 2 mũi tiêm đối với vắc xin AstraZeneca. Trong công văn, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Dương Anh Đức đã có ý kiến chỉ đạo, thống nhất đề xuất của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh tại Công văn số 6791/SYT-NVY ngày 21/9/2021 về khoảng cách giữa 02 mũi tiêm đối với vắc xin AstraZeneca.

Như vậy, trong tình hình diễn biến phức tạp hiện nay của dịch bệnh COVID-19 tại Thành phố, nhằm đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh, việc đẩy nhanh tiến độ bao phủ mũi 2 vắc xin phòng COVID-19 cho người dân nhằm tăng cường sự bảo vệ chống lại dịch bệnh. Đồng thời căn cứ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất vắc xin AstraZeneca mũi 2 nên được tiêm trong khoảng từ 4-12 tuần sau mũi 1, Thành phố sẽ cho phép người tiêm mũi 1 bằng loại vắc xin AstraZeneca, sẽ tiếp tục tiêm mũi 2 bằng vắc xin AstraZeneca hoặc Pfizer sau thời gian tối thiểu là 06 tuần.

Phó Giám đốc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Hữu Hưng cho biết sẽ chỉ đạo các đơn vị tiêm chủng khi thực hiện tiêm vắc xin mũi 2 cho các trường hợp như nêu trên phải thông tin đầy đủ, giải thích rõ hiệu lực bảo vệ theo các thời điểm tiêm mũi 2, tính an toàn về khoảng cách tiêm mùi 2 để người dân biết và đồng thuận tham gia.

Trước đó, Bộ Y tế cũng có ý kiến về việc việc rút ngắn khoảng cách tiêm mũi 2 đối với người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca. Theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất vắc xin Astrazeneca, sau khi tiêm mũi 1, từ ngày thứ 22 hiệu lực bảo vệ của vắc xin đạt 69,2%; sau khi tiêm mũi 2 dưới 6 tuần đạt 55,1%, sau từ 6-8 tuần đạt 59,7% và sau 12 tuần đạt 80%. Theo hướng dẫn của nhà sản xuất mũi 2 nên được tiêm trong khoảng từ 4-12 tuần sau mũi 1.

tải file tại đây

Yến Thư – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố [HCDC]

Cập nhật: 11:22 - 29/12/2021 | Lần xem: 76540

1. Ai cần tiêm bổ sung vắc-xin phòng COVID-19?

Nếu bạn thuộc nhóm người có hệ thống miễn dịch suy yếu thì hệ thống miễn dịch của bạn có thể không đủ khả năng phòng COVID-19 dù đã tiêm chủng đủ liều vắc-xin cơ bảnNgười có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng là người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng... Do đó, một liều vắc-xin bổ sung có thể cải thiện khả năng bảo vệ chống lại COVID-19Việc cung cấp liều vắc-xin bổ sung này có thể giúp bạn có đáp ứng miễn dịch tương tự như nhóm người bình thường khác.Ngoài ra nếu bạn đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc xin của hãng Sinopharm hoặc vaccine Sputnik V thì bạn cũng cần tiêm bổ sung vắc xin COVID-19.

Lưu ý: Đối với những người có chỉ định tiêm liều bổ sung, sau khi đã tiêm liều bổ sung thì được coi là hoàn thành liều cơ bản.

2. Loại vắc xin tiêm bổ sung là loại nào?

Bạn sẽ được tiêm loại vắc xin cùng loại với liều cơ bản bạn đã tiêm hoặc vắc xin mRNA. 

3. Khoảng cách tiêm bổ sung vắc xin COVID-19 là bao lâu?

Tiêm 01 mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến 3 tháng.

4. Ai cần tiêm nhắc lại vắc-xin phòng COVID-19?

Tiêm nhắc lại vắc-xin phòng COVID-19 áp dụng cho những người đã tiêm chủng đầy đủ liều vắc xin. Việc tiêm liều nhắc lại nhằm tăng cường hoặc khôi phục khả năng bảo vệ cơ thể của các liều cơ bản.

5. Ai thuộc nhóm người cần tiêm nhắc lại hay không?

Bạn thuộc nhóm cần tiêm nhắc nếu có 3 điều kiện sau:Từ 18 tuồi trở lên; Đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung; Đã tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất được 3 tháng

6. Loại vắc xin được tiêm nhắc lại là loại nào?

Nếu các mũi tiêm cơ bản hoặc bổ sung cùng loại vắc-xin thì tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc-xin mRNA; 

Nếu trước đó đã tiêm các loại vắc-xin khác nhau thì tiêm mũi nhắc lại bằng vắc-xin mRNA. 

Nếu tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung là vắc-xin của hãng Sinopharm thì có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc-xin mRNA hoặc vắc-xin véc tơ vi-rút [vắc-xin Astrazeneca].

7. Vắc-xin nào được sử dụng để tiêm bổ sung và nhắc lại có an toàn không

Vắc-xin sử dụng để tiêm bổ sung và nhắc lại là vắc-xin đã được Bộ Y tế phê duyệt. Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã có 9 loại vắc-xin phòng COVID-19 được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch gồm: AstraZeneca;SputnikV; COVID-19 Vaccine Janssen; Moderna; Pfizer-BioNTech; Vero Cell [Sinopharm]; Hayat - Vax;Abdala;Covaxin.

8. Sau khi mắc COVID-19 thì bao lâu có thể tiêm vắc-xin phòng COVID-19?

Đối với những người đã mắc COVID-19 thì có thể tiêm vắc-xin ngay sau khi hồi phục và đã hoàn thành việc cách ly y tế theo quy định. Vì vậy, sau khi khỏi bệnh, bạn hãy thực hiện tiêm vắc-xin ngay khi đến lượt [kể cả liều cơ bản hoặc liều bổ sung hoặc liều nhắc lại].

9. Trường hợp nào chống chỉ định tiêm vắc-xin bổ sung và tiêm nhắc lại?

Vắc-xin phòng COVID-19 chống chỉ định tiêm đối vớinhững người đã có tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc-xin phòng COVID-19 cùng loại [lần trước] hoặc có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.

10. Trường hợp nào tạm hoãn tiêm vắc-xin bổ sung và tiêm nhắc lại?

Người đang mắc bệnh cấp tính hoặc phụ nữ mang thai dưới 13 tuần sẽ được trì hoãn tiêm chủng.

11. Làm thế nào để đăng ký tiêm vắc-xin phòng COVID-19 liều bổ sung hoặc nhắc lại?

Nếu bạn đang khám, điều trị tại một cơ sở y tế thì liên hệ cơ sở y tế đó để đăng ký.

Nếu bạn đang làm việc, học tập tại cơ quan, doanh nghiệp, trường học thì đăng ký tại nơi bạn học tập, làm việc. Cơ quan, doanh nghiệp, trường học sẽ chủ động liên hệ Ủy ban nhân dân địa phương để có phương án tiêm chủng cho người lao động, sinh viên.

Ngoài ra người dân, đặc biệt các trường hợp không thể di chuyển đến địa điểm tiêm, cần được hỗ trợ thì có thể thể liên hệ với Tổ trưởng Tổ dân phố, Khu phố, Ấp hoặc Ủy ban nhân dân phường/xã/thị trấn cư trú để đăng ký tiêm vắc-xin.

12. Thành phố có đủ vắc-xin để tiêm bổ sung và nhắc lại?

Hiện nay nguồn cung vắc xin đảm bảo đủ để tiêm cho người dân Thành phố nên bạn yên tâm đăng ký và chờ đến lượt hẹn tiêm.

Tải file PDF tại đây

Lệ Thu, Thủy Tiên - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM

Video liên quan

Chủ Đề