Phó từ có nghĩa là gì

Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ hoặc tính từ để bổ sung cho động từ, tính từ một ý nghĩa nào đó.

Đặc điểm của phó từ [edit]

  • Về tên gọi: phó từ còn được gọi là phụ từ.
  • Về ý nghĩa: phó từ không có chức gọi tên [định danh]; phó từ chỉ làm dấu hiệu cho một loại ý nghĩa nào đó.

 Tôi đã  ăn cơm.

Trong câu trên, từ đã không gọi tên một sự vật, hiện tượng hay hoạt động, tính chất nào. Đã  chỉ bổ sung nghĩa cho động từ ăn để người nghe hiểu hoạt động ăn đã diễn ra.

  • Về chức năng: phó từ không thể đảm nhiệm vai trò là phần trung tâm của cụm từ và không thể một mình đảm nhiệm chức năng làm thành phần câu; phó từ có thể đứng trước hoặc sau tính từ, động từ giữ vai trò là thành phần phụ trong cụm từ.

 Bông hoa này đẹp lắm !

Trong câu trên, phó từ lắm là phần sau của cụm tính từ "đẹp lắm"  [vị ngữ của câu].

Phân loại phó từ [edit]

1. Phân loại dựa theo vị trí

[Đây là cách phân loại phổ biến nhất]

Dựa theo vị trí của phó từ trong câu, có thể chia phó từ thành hai nhóm: 

  • Phó từ đứng trước động từ, tính từ
Những phó từ này thường bổ sung một số ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nêu ở động từ, tính từ như:

       - Quan hệ thời gian: đã, đang, từng, sắp,... [đã học, từng xem,...]

       - Quan hệ mức độ: rất, hơi, khá, khí,... [rất giỏi, khá xinh,...]

       - Sự tiếp diễn tương tự: cũng, vẫn, đều,... [vẫn đẹp, đều hay,...] 

       - Sự phủ định: không, chưa, chẳng,... [không xong, chưa ăn,...] 

       - Sự cầu khiến: hãy, đừng, chớ,... [hãy vui, chớ dại,...]

  • Phó từ đứng sau động từ, tính từ
Những phó từ này thường bổ sung một số ý nghĩa: 

       - Mức độ: lắm, quá, cực kì, vô cùng, cực,... [đẹp vô cùng, hay cực,...]

       - Khả năng: được,... [ăn được, chơi được,...]

       - Kết quả và hướng: mất, ra, đi,... [chạy mất, bỏ đi,...]

2. Phân loại dựa theo ý nghĩa

Dựa vào ý nghĩa khi làm yếu tố phụ, phó từ có thể chia thành các nhóm: 

  • Phó từ chỉ thời gian: đã, đang, sẽ, vừa, mới, từng, sắp,...
 
Gươm và rùa đã chìm đáy nước.         - Nhóm phó từ: rất, hơi, khá, khí thường đứng trước động từ chỉ trạng thái và tính từ có mức độ.

 Cô ấy rất đẹp. 

       - Nhóm phó từ: cực kì, cực, vô cùng, quá, lắm thường đứng sau động từ chỉ trạng thái tâm lí và tính từ có mức độ. 

 Tổ quốc ta đẹp vô cùng .

  • Phó từ chỉ sự phủ định: không, chưa, chẳng
 
Tôi chưa được đi nhiều nơi.
  • Phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự: cũng, cùng, còn, lại, cứ, đều, còn thường đứng trước động từ, tính từ. 

  Họ cũng ra những câu đố rất oái oăm.

  • Phó từ chỉ sự cầu khiến: hãy, đừng, chớ đứng trước động từ và đi, nào  đứng sau động từ có ý thúc giục.
 
 
hãy trật tự, chớ  trèo cây,...
  • Phó từ chỉ sự hoàn thành: xong, rồi
 
Tôi làm xong bài tập về nhà.
  • Phó từ chỉ kết quả: được, mất, ra
 
Quả này còn ăn được.
  • Phó từ chỉ sự phối hợp: với, cùng
 
Tôi cùng bạn đi chơi.
  • Phó từ chỉ cách thứcngay, liền, mãi, dần thường đứng sau động từ.
 
Vâng, con làm ngay ạ!

Ý nghĩa của phó từ [edit]

Phó từ có thể bổ sung các ý nghĩa khác nhau cho động từ, tính từ: 

  • Bổ sung ý nghĩa thời gian: đang nói,...
  • Bổ sung ý nghĩa tiếp diễn tương tự: vẫn nói,...
  • Bổ sung ý nghĩa mức độ: nói lắm,...
  • Bổ sung ý nghĩa phủ định: chẳng nói,... 
  • Bổ sung ý nghĩa cầu khiến: đừng nói,...
  • Bổ sung ý nghĩa kết quả: nói được,...
  • Bổ sung ý nghĩa khả năng: có thể nói,...
  • Bổ sung ý nghĩa tần số: thường nói,... 
  • Bổ sung ý nghĩa tình thái: đột nhiên nói,...

Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra

Page 3

Video liên quan

Chủ Đề