Đổi tiền lì xì tết ở đâu

'Nóng' thị trường đổi tiền lẻ, tiền mới dịp Tết Nhâm Dần: Phí cao ngất ngưởng, cẩn thận dính 'bẫy lừa'

Đến hẹn lại lên, càng gần Tết nguyên đán Nhâm Dần 2022, thị trường đổi tiền lẻ, tiền mới càng diễn ra nhộn nhịp.

"Hét giá" đổi tiền

Dù còn hơn tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần nhưng thị trường đổi tiền lẻ, tiền mới lì xì tết đã trở nên sôi động. Chỉ cần gõ từ khóa "đổi tiền lẻ" trên các công cụ tìm kiếm, hàng chục website cung cấp dịch vụ này sẽ hiện ra. Những website với tên gọi na ná nhau như "Dịch vụ đổi tiền", "Đổi tiền Tết" hay "Đổi tiền giá rẻ",... sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đổi tiền lẻ, tiền mới của người dân trong khoảng thời gian cao điểm cận Tết Nguyên đán.

Dịch vụ đổi tiền thường bắt đầu tăng từ tháng 11, 12 đến qua tháng 2 năm sau bởi nhu cầu tiền lẻ vào những tháng cuối năm cao. Đó là chưa kể người dân mua bán nhộn nhịp hơn nên cần lượng tiền lẻ trong lưu thông. Các lễ hội cuối năm cũng thu hút lớn lượng tiền lẻ để lì xì, đi chùa, làm quà tặng…

Ảnh minh họa

Phí đổi tiền mới hiện đang ở mức cao hơn đầu năm 2021 từ 1 - 5% tùy mệnh giá tiền. Theo báo Thanh Niên, cửa hàng làm dịch vụ đổi tiền lâu năm trên địa bàn Q.10, TP.HCM công bố phí đổi tiền mới năm 2022 loại mệnh giá 1.000 đồng là 15% [1 xấp 100 tờ trị giá 100.000 đồng mất phí 15.000 đồng]; loại tiền mệnh giá 2.000 - 5.000 đồng phí 10%; 10.000, 20.000 đồng phí 8%; 50.000 đồng phí 7%; 100.000 đồng phí 4%; 200.000 đồng phí 3%.

Theo lời quảng cáo của cửa hàng, mức phí đổi tiền sẽ cực thấp khi khối lượng đổi từ vài trăm triệu đồng trở lên, hoặc trở thành đại lý đổi tiền mới.

Tuy nhiên, với tờ tiền cotton mệnh giá 500 đồng thì mức giá đổi lại rất cao. Do quan niệm màu đỏ là màu của may mắn nên với 100 tờ 500 đồng, tổng số tiền phải trả là 300.000 đồng [phí 250%]. Mức phí được cho là đã giảm so với những năm trước, nếu như cách đây khoảng ba năm mức phí là 300%, trong năm 2020 giảm còn 270% và hiện đang tiếp tục giảm còn 250%.

Các tờ tiền cotton mệnh giá khác cũng được rao với giá khá cao như tờ 10.000 đồng có giá 80.000 đồng/tờ, loại 100 đồng có giá 50.000 đồng/tờ...

Nhân viên cửa hàng Dịch Vụ Đổi Tiền [đường Đồng Nai, Q.Tân Bình, TPHCM] cho biết trên Phụ Nữ TP.HCM, tiền mới có mệnh giá nhỏ thường được mua để bó hoa, làm vật trang trí trên cây cảnh hoặc thiết kế thành cây tiền tài lộc [loại cây được làm từ 100% tiền] chứ không còn mua để đi chùa nữa.

Theo chủ các cửa hàng này, họ thường phải đổi với số lượng lớn từ đầu mối cung cấp để có mức phí thấp, nếu kinh doanh không hết thì để sang năm sau kinh doanh tiếp. Do phí đổi từ các năm trước cao nên các cửa hàng vẫn giữ phí cao dù nhu cầu đổi của khách đã yếu hẳn do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Kể từ năm 2013 đến nay, để tiết kiệm ngân sách, NHNNVN không phát hành tiền lẻ mới [mệnh giá dưới 10.000 đồng] vào dịp tết Nguyên đán. Tính đến năm 2020, tổng ngân sách tiết kiệm được là 3.500 tỷ đồng. NHNNVN cam kết vẫn cung ứng tiền lẻ qua lưu thông để phục vụ nền kinh tế. Nếu người dân có tài khoản ở ngân hàng nào thì nên đến đổi tiền mới ở ngân hàng đó để không tốn phí; số tiền đổi được nhiều hay ít phụ thuộc vào từng ngân hàng.

Không những tiền Việt mà một số loại ngoại tệ mới cũng được đổi với giá cao hơn giá trị tờ tiền. Tiền 2 USD tính theo tỷ giá ngân hàng vào khoảng 46.000 đồng/tờ nhưng các điểm thu đổi rao giá 52.000 - 55.000 đồng/tờ. Riêng những tờ 2 USD đặc biệt có giá đắt hơn như loại 2 USD phát hành năm 1976 có giá 300.000 đồng/tờ, năm 1963 giá 350.000 đồng/tờ, năm 1953 là 400.000 đồng/tờ, còn năm 1928 lên đến 900.000 đồng/tờ. Ngoài ra, loại tiền 1 USD cũng được khách hàng mua tặng bạn bè, người thân làm kỷ niệm, với giá lên đến 30.000 đồng/tờ.

Cẩn trọng dính "bẫy" khi đổi tiền lì xì qua mạng

Trước nhu cầu đổi tiền mới dịp cuối năm của nguời dân tăng cao nên một số người đã kinh doanh dịch vụ đổi tiền hưởng phần trăm chêch lệch. Thậm chí, có một số đối tượng còn đi lừa đảo dựa vào chiêu thức đổi tiền dịp tết.

Người dân đi đổi tiền dịp này có thể đối mặt với hàng loạt rủi ro như bị đổi thiếu tiền, sử dụng tiền bất hợp pháp, không rõ nguồn gốc hay thậm chí là tiền giả.

Thường thì đổi tiền xong chúng ta cũng không kiểm tra được hết bởi những đối tượng đổi tiền chỉ biết trên mạng, thậm chí không có tổ chức, trụ sở rõ ràng. Bởi vậy, khi đổi trúng tiền giả thì chúng ta còn gặp rủi ro khi phải chứng minh nguồn gốc tiền đó từ đâu mà có.

Ảnh minh họa

Liên quan đến hoạt động thu đổi tiền để hưởng chênh lệch, các chuyên gia pháp lý cho biết, những hành vi đổi tiền để hưởng chênh lệch, thu phí đổi như trên là vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 25/2013 quy định về việc thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông. Tại Điều 12 và Điều 13 Thông tư này đã quy định rõ: "Chỉ có Ngân hàng Nhà nước; Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước; Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước; tổ chức tín dụng; chi nhánh Ngân hàng Nước ngoài; Kho bạc Nhà nước mới được phép thực hiện thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông cho các tổ chức, cá nhân".

Như vậy, những hành vi hưởng chênh lệch khi đổi tiền sẽ bị xử lý, xử phạt nghiêm theo quy định tại Nghị định 88/2019. Theo đó, điểm a khoản 5 Điều 30 Nghị định này quy định: Phạt tiền từ 20-40 triệu đồng đối với cá nhân nào có hành vi thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật. Nếu tổ chức vi phạm, mức xử phạt hành chính sẽ bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

[Theo Gia Đình và Xã Hội]

Dịch vụ bán tiền lì xì ế ẩm

Tết đã đến gần, dù các loại bao lì xì, tiền lì xì đã được chủ dịch vụ giảm giá sâu nhưng sức mua vẫn yếu.

Dịch vụ đổi tiền mới ế khách, người dân chuyển sang lì xì online

Tình hình dịch bệnh khiến nhu cầu đổi tiền mới của người dân sụt giảm mạnh. Hàng loạt ví điện tử, ngân hàng đã triển khai dịch vụ lì xì online nhằm thay thế.

Khác với mọi năm, chị Kim Phúc [trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội] chỉ quy đổi 3 triệu đồng tiền mới trong dịp Tết Nguyên đán lần này. Thông thường, gia đình chị dành 5-7 triệu đồng tiền mới phục vụ mục đích lễ chùa hoặc lì xì người thân.

“Dịch bệnh nên gia đình quyết định hạn chế đi chúc Tết, tập trung chủ yếu vào ông bà nội ngoại và họ hàng thân thiết. Bạn bè và đồng nghiệp giờ chúng tôi mừng tuổi online hết”, chị chia sẻ.

Theo ghi nhận của Zing, dịch vụ quy đổi tiền mới năm nay có phần kém nhộn nhịp. Trên mạng xã hội, dù sở hữu hàng nghìn thành viên, hoạt động đổi tiền của các hội nhóm liên quan cũng không còn thu hút sự quan tâm của người dân.

Lý giải vấn đề này, một số đầu mối cho biết dịch bệnh phức tạp là yếu tố hàng đầu khiến nhu cầu của người dân giảm rõ rệt.

Việc sử dụng tiền mới để lì xì hay lễ bái từ lâu đã trở thành truyền thống của người dân Việt Nam. Do đó, sự xuất hiện của dịch bệnh đã ảnh hưởng đến các hoạt động vui chơi, tụ tập đông người hay tâm linh.

Người dân không còn mặn mà đổi tiền mới do hạn chế tiếp xúc. Ảnh: Facebook.

Nhìn chung, phí đổi tiền mới hiện nay không có nhiều biến động, thậm chí thấp hơn 1,5-2 lần so với những năm trước. Đối với khách lẻ, tiền mệnh giá 10.000 đồng, 20.000 đồng, 50.000 đồng có chung mức phí 5%, tức với mỗi cọc một triệu đồng mệnh giá 10.000 đồng, người mua phải trả thêm 50.000 đồng/cọc.

Những cọc tiền mệnh giá lớn hơn như 100.000 đồng, 200.000 đồng có phí quy đổi thấp nhất, chỉ dưới 2%. Trái lại, các cọc có mệnh giá 1.000 đồng thường có phí trên 10%, loại 2.000 đồng và 5.000 đồng có phí khoảng 4-6%.

Tiền mới mệnh giá 500 đồng không xuất hiện trong năm nay. Khoảng 2-3 năm trước, để sở hữu một cọc 1 triệu đồng mệnh giá này, khách hàng phải phí cao gấp 5 lần, tức khoảng 5 triệu đồng.

Ngoài ra, một số loại ngoại tệ có ý nghĩa may mắn như 2 USD đang được rao bán trên 55.000 đồng/tờ. Tùy vào từng đầu mối, người dùng có nhu cầu quy đổi tiền số lượng, giá trị lớn sẽ có mức phí chiết khấu hấp dẫn hơn.

Song, việc đổi tiền mới vẫn tiềm ẩn rủi ro nhất định. Bên cạnh mức phí quy đổi, người dùng có thể gặp phải tình trạng trà trộn tiền giả nếu giao dịch với gian thương.

Để đáp ứng nhu cầu của người dân, nhiều ví điện tử, ngân hàng hiện nay đã triển khai dịch vụ lì xì online ngay trên ứng dụng di động. Thay vì cất công đổi tiền mới hay tìm mệnh giá seri ý nghĩa, chỉ cần một vài thao tác, người dân vẫn có thể giữ gìn văn hóa mừng tuổi bạn bè, người thân một cách tiện lợi.

Nhiều người dùng chuyển hướng sang lì xì online tặng bạn bè, người thân.

Theo ông Nguyễn Bá Diệp - đồng sáng lập, Phó chủ tịch ví điện tử MoMo - ảnh hưởng từ đại dịch khiến dịch vụ lì xì online thiết thực hơn, đồng thời trở thành một trong những động lực thúc đẩy chủ trương hạn chế dùng tiền mặt, tiền lẻ vào mỗi dịp Tết.

Tết cũng là cơ hội giúp các nền tảng đẩy mạnh hoạt động quảng bá, thu hút cũng như tương tác với khách hàng. Bên cạnh lì xì online, các ví điện tử như Momo, ZaloPay, Viettel Money, VNPay… còn tung ra nhiều chương trình ưu đãi trúng thưởng khác.

Đối với Momo, ứng dụng này đang có chương trình Lắc Xì 2022 với hơn 1 tỷ thẻ quà tặng dịch vụ ăn uống/thương mại điện tử/siêu thị… cùng 1 triệu bao lì xì tiền mặt, quà tặng giá trị khác. Vào các ngày vàng, người dùng có cơ hội nhận lì xì tiền mặt từ 10-100 triệu đồng và quà tặng như điện thoại Samsung Galaxy Z Fold3 5G, Samsung Galaxy Z Flip3 5G.

Một ví điện tử khác là ZaloPay đã tích hợp dịch vụ lì xì online vào Zalo. Việc kết nối với ứng dụng nhắn tin có hơn 60 triệu người dùng sẽ là thế mạnh lớn cho ZaloPay.

Ví này cũng đang tung ra chuỗi sự kiện như “Ví vàng như ý, Hứng lộc 222 tỷ” cho người dùng với cơ hội trúng giải 100%. Người dùng có thể nhận được phần quà như tiền mặt lên đến 50 triệu đồng, điện thoại iPhone 13 và bao lì xì miễn phí…

Viettel Money cũng dành tặng hàng trăm nghìn lì xì may mắn có giá trị từ 3.333-9.999.999 đồng để khách hàng gửi tặng người thân, bạn bè.

Ngoài ra, nhiều ngân hàng như MSB, Sacombank, BIDV, MB… đã bắt đầu triển khai dịch vụ lì xì trên ứng dụng. Không chỉ chuyển tiền thông thường, người dùng sẽ được chọn thiệp online kết hợp nhiều lời chúc ý nghĩa.

[Theo Zing]

Đô la hình hổ lì xì tết Nhâm Dần, hàng đẹp đắt gấp 10 giá thực

Hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Hiện tiền in hình hổ và phong bao lì xì hình hổ bắt đầu được rao bán trên chợ mạng và nhiều sàn thương mại điện tử, với mẫu mã và mức giá đa dạng.

Video liên quan

Chủ Đề