Đối tượng của triết học Mác - Lênin là gì

Triết học là gì? Đối tượng nghiên cứu của triết học Mác Lênin?

Lời giải

Theo quan điểm mácxít, triết học là một hình thái ý thức xã hội, là học thuyết về những quan điểm chung nhất về tồn tại và nhận thức, cũng như thái độ của con người đối với thế giới, Triết học phát triển đến một trình độ cao thì nó là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.

Thuật ngữ triếthọcra đời trong xã hội chiếm hữu nô lệ, khi ấy triết học đang trong sự hợp nhất với toàn thể tri thức của con người về thế giới khách quan và về bản thân con người. Quá trình phát triển của sản xuất vật chất, đời sống tinh thần xã hội, sự tích lũy hệ thống tri thức khoa học đã làm cho các khoa học tách khỏi triết học và khi đó triết học trở thành tri thức lý luận độc lập.

Triết học là hệ thống tri thứclý luận chung nhấtcủa con người về thế giới; về vị trí, vaitrò của con ngườitrong thế giới ấy.

Sự phát triển của triết học xuất phát từ thực tiễn đời sống cần thiết phải xây dựng một hệ thông quan điểm khoa học chung nhất về thế giới, phải nghiên cứu các quy luật chung của thế giới và những nguyên tắc chung gắn bó với con người và xã hội loài người, phải
cóphương pháp tư duy khoa học và xuất phát từ hiện thực, tư duy logic và lý luận nhận thức. Triết học Mác Lênin là kết quả phát triển có quy luật của tư tưởng triết học nhân loại. Nhờ kế thừa và chắt lọc được các tinh hoa tư tưởng triết học xuyên suốt quá trình lịch sử, nên triết học Mác Lênin là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng.

Đối tượng của triết học là một vấn đề vẫn đang tranh luận trong lịch sử triết học từ trước đến nay.

Thời cổ đại, do khoa học chưa phát triển, nhà triết học chính là nhà khoa học, nhà bách khoa, thông thái trên các lĩnh vực, triết học bao hàm toàn bộ tri thức khoa học của nhân loại. Do vậy,triết học là khoa học của mọi khoa học.Mặc dù các học thuyết triết học đều có các khách thể nghiên cứu riêng, nhưng thực chất đối tượng của triết học chưa phân biệt được với đối tượng của khoa học cụ thể.

Thời trungcổ, ởchâu Âu tôn giáo ngự trị, thế giới quan duy tâm tôn giáo thống trị trong đời sống tinh thần của xã hội, kìm hãm sự phát triển của các khoa học. Triết học phát triển trong môi trường hết sức chật hẹp, trở thành bộ phận của thần học, thành nô bộc của thần học, có nhiệm vụ giải thích kinh thánh.

Thế kỷ XV XVI, do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, đã tạo ra thời kỳ Phục hưng văn hóa, trong đó
có triết học, triết học dần dần tách khỏi các khoa học cụ thể và phát triển thành các bộ môn riêng biệt, đó là bản thể luận, nhận thức luận, logic học, triết học lịch sử, mỹ học, đạo đức học, tâm lý học

Thế kỷ XVII XVIII và đầu thế kỷ XIX, là thời kỳ cả triết học duy vật và triết học duy tâm đều phát triển mạnh. Triết học duy vật đã phát triển nhanh chóng trong cuộc đấu tranh với chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo và đạt tới những thành tựu mới trong triết học tự nhiên, triết học xã hội và đỉnh cao là triết học nhân bản của Phoiơbắc nửa đầu thế kỷ XIX. Tư duy triết học cũng được phát triển trong các học thuyết triết học duy tâm mà đỉnh cao là triết học Hêghen, đại biểu xuất sắc của triết học cổ điển Đức.

Sự phát triển của các khoa học cụ thể đã từng bước làm mất đi vai trò của triết học làkhoa học của các khoa họcmà triết học Hêghen là hệ thống triết học cuối cùng mang tham vọng đó. Heghen xem triết học của ông là một hệ thống phổ biến của sự nhận thức, trong đó các ngành khoa học riêng biệt chỉ là những mắt khâu phụ thuộc vào triết học.

Hoàn cảnh kinh tế xã hội và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học vào đầu thế kỷ XIX đã dẫn đến sự ra đời của một hệ thống triết học hoàn toàn mới triết học Mác Lênin đỉnh cao của tư duy triết học nhân loại, một chủ nghĩa duy vật triết học hoàn bị và triệt để, vũ khí tư tưởng sắc bén của giai câp vô sản.

Đoạn tuyệt triệt để với tham vọng trở thànhkhoa học của mọi khoa học,triết học Mác Lênin xác định đối tượng nghiên cứu của mình là giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật biện chứng và nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.

Đối tượng của triết học Mác Lênin và đối tượng của các khoa học cụ thể là thống nhất nhưng không đồng nhất, chúng khác nhau nhưng lại quan hệ mật thiết với nhau, sở dĩ như vậy là vì, những quy luật chung nhất mà triết học Mác Lênin nghiên cứu và những quy luật đặc thù của mỗi khoa học cụ thể không loại trừ nhau, mà trái lại, liên quan chặt chẽ, tác động đồng thời trong từng hiện tượng, từng quá trình cụ thể của thế giới vật chất. Những quy luật chung nhất luôn được biểu hiện thông qua các quy luật đặc thù, hay nói cách khác, những quy luật đặc thù là biểu hiện của các quy luật chung nhất trong một lĩnh vực cụ thể của thế giới vật chất. Mối quan hệ tương hỗ và sự liên minh chặt chẽ giữa triết học Mác Lênin và các khoa học cụ thể, do đó là một hệ quả tất yếu bắt nguồn từ đối tượng nghiên cứu của chúng.

Video liên quan

Chủ Đề