Đội việt nam tuyên truyền giải phóng quân lúc đầu có bao nhiêu khẩu súng

Cụ Tô Đình Cắm. Ảnh: Quốc Dũng

QĐND - Người đội viên duy nhất hiện còn sống trong số 34 chiến sĩ của Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân [VNTTGPQ]là cụ Tô Đình Cắm [tức Tô Văn Cắm, trú ở khu phố 8B, thị trấn Đạ Tẻh, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng] khẳng định, ngày đó, đội không chỉ có súng ống, giáo mác mà còn có thêm một loại "vũ khí đặc biệt", đó là tờ báo Tiếng súng reo-vũ khí “tự chế” của cán bộ, chiến sĩ trong đội.

Sau thắng lợi diệt hai đồn Phai Khắt, Nà Ngần, Ban chỉ huy Đội VNTTGPQ quyết định chấn chỉnh, củng cố lực lượng và huấn luyện bổ sung. Chỉ sau một tuần, việc bổ sung đã hoàn thành và đội đã phát triển thành một đại đội gồm 4 trung đội. Đội cũng thành lập Ban Công tác chính trị đại đội, tổ chức cho đội viên nghiên cứu thêm về chương trình, điều lệ Việt Minh, học 10 lời thề danh dự, 12 điều kỷ luật, 5 bài huấn luyện nhiệm vụ tuyên truyền... Các bài học được dịch ra tiếng dân tộc Nùng, Dao, Mông... để dạy cho các đồng chí chưa thạo tiếng phổ thông.

Nhằm phát huy hơn nữahiệu quả của những thắng lợi đầu tiên, mở rộng tuyên truyền cách mạng trong nhân dân, cuối tháng 12-1944, đội đã cho phát hành tờ báo Tiếng súng reo. Đây là tờ báo đầu tiên của LLVT và là tờ báo nằm trong hệ thống báo chí cách mạng.

Trong điều kiện hoạt động bí mật, lại không có máy chữ và phương tiện in ấn nên tờ báo chỉ được viết bằng tay. Những người tổ chức tờ báo đã chọn cácđội viên viết chữ đẹp, chép thành nhiều bản, với nhiều khuôn khổ khác nhau trên các loại giấy mà đội có thể có được lúc đó như giấy bản, giấy học sinh... Theo cụ Tô Đình Cắm, tờ báo đến tay cán bộ, chiến sĩ Đội VNTTGPQ vào một buổi tối [khoảng 1 tuần sau khi đánh thắng hai trận đầu]. Ngoài việc phát hành chính thức bằng tiếng phổ thông, tờ báo còn được dịch ra tiếng Tày, tiếng Nùng để phát hành ra các tổ chức quần chúng khác. Sự ra đời của tờ báo đã kịp thời phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục và huấn luyện bộ đội, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của đội, tạo niềm tin trong dân và gây hoang mang, lo sợ cho kẻ thù trước sự phát triển mạnh mẽ của đội quân cách mạng.

Về nội dung, Báo Tiếng súng reo có tin, bài khá phong phú. Các bài đều ngắn gọn, súc tích, phản ánh nhiều mặt hoạt động của đội như: Tường thuật về buổi thành lập đội vào chiều 22-12-1944; đăng chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh về nhiệm vụ và tiền đồ của đội; 10 lời thề danh dự... Ngoài ra, báo còn có các bài, tin ngắn về tình hình trong nước và thế giới, về yêu cầu nhiệm vụ trước mắt củacách mạng nói chung, của đội và các đội du kích, tự vệ nói riêng. Báo cũng tường thuật về hai trận đầu ra quân đánh thắng của độitại Phai Khắt và Nà Ngần, nêu lên những kinh nghiệm chiến đấu rút ra từ hai trận đánh này.

Dù được viết bằng tay, chưa được in ấn, xuất bản chính thức theo đúng nghĩa của báo chí, song tờ Tiếng súng reo đã kịp thời phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục và huấn luyện bộ đội. Đây là một trong những tờ báo tiền thân của BáoQuân đội nhân dân.

NGUYỄN VŨ HIỆP

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân chính thức được thành lập. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị, đội phải xây dựng kế hoạch tổ chức một trận đánh để cổ vũ tinh thần đấu tranh cách mạng của cả một dân tộc, đồng thời khắc phục tình hình thiếu vũ khí trang bị.

Ở thời điểm đó, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân chỉ có 34 thành viên, biên chế thành 3 tiểu đội, trong khi đó trang bị chỉ gồm 2 súng "Thất cửu" [Hanyang 88], 17 súng trường, 14 súng kíp và một số súng tiểu liên.

Dưới sự chỉ huy của đồng chí Võ Nguyên Giáp, Đội thảo luận kỹ lưỡng để làm rõ vấn đề: Đánh vào đâu và đánh như thế nào, để chỉ với một lực lượng nhỏ nhưng có thể giành được thắng lợi to lớn về chính trị và quân sự, đồng thời hạn chế tổn thất về người và vũ khí của ta.

Quang cảnh ngày thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân tại khu rừng Trần Hưng Đạo. [Ảnh tư liệu]

Cải trang thành lính dõng đánh đồn Phai Khắt

Sau khi bàn bạc các phương án, Ban chỉ huy Đội quyết định “phải tập kích vào đồn trại của địch để chiếm lấy đạn dược”, mục tiêu là đồn Phai Khắt và Nà Ngần. Để bảo đảm các yêu cầu đặt ra, Ban chỉ huy quyết định chọn đồn Phai Khắt đánh trận đầu và kế đó đánh đồn Nà Ngần.

Ngay sau ngày 22/12, toàn Đội hành quân về Roỏng Bó, cách Phai Khắt hơn nửa km để chuẩn bị ra quân trận đầu theo kế hoạch đã chuẩn bị trước đó.

Phai Khắt là một bản nhỏ thuộc xã Tam Lọng, tổng Kim Mã, châu Nguyên Bình [nay thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng]. Từ đây có ba con đường đi các ngả, về phía nam đi Ngân Sơn, về phía đông bắc đi Nà Ngần và một con đường độc đạo ra châu lỵ Nguyên Bình.

Bản thân đồn Phai Khắt là một ngôi nhà gạch bị quân Pháp chiếm làm điểm chốt kiềm chế phong trào cách mạng do Việt Minh lãnh đạo. Xung quanh đồn, địch rào một hàng rào bằng cây vầu cao hai mét, chỉ để hai cửa ra vào, một ở sau nhà, một vào thẳng đồn, có đặt vọng gác. Vòng ngoài bản, chúng bắt nhân dân thay phiên nhau canh gác, còn vòng trong do lính của đồn trực tiếp canh gác.

Lực lượng đánh đồn gồm hai tiểu đội, dưới sự chỉ huy trực tiếp của đồng chí Võ Nguyên Giáp. Ngoài ra, còn có sự tham gia của du kích và cán bộ Việt Minh địa phương làm nhiệm vụ canh gác các ngả đường vào bản. Chiều ngày 24/12, lực lượng tham gia trận đánh cải trang thành lính dõng, hành quân về Phai Khắt.

Đồn Phai Khắt [Ảnh tư liệu: Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam]

Sau khi nhận được tin đồn trưởng người Pháp đã đi Nguyên Bình, chớp cơ hội 17 giờ ngày 25/12, “Đội xếp” do tiểu đội trưởng Thu Sơn cải trang dẫn quân tiến vào đồn một cách dễ dàng. Đội nhanh chóng chia làm hai mũi: Tiểu đội 1 đánh chiếm nơi để súng, Tiểu đội 2 bao vây đồn. Địch bị bất ngờ, không kịp trở tay, nhanh chóng đầu hàng.

Trận đánh diễn ra nhanh chóng, tên đồn trưởng từ Nguyên Bình trở về cũng bị tiêu diệt. Kết quả, ta tiêu diệt 1 tên dịch và bắt sống 17 tên khác, thu được 17 khẩu súng, một ít đạn và quân trang.

Diệt gọn đồn Nà Ngần

Sau khi hạ được đồn Phai Khắt, ngay trong đêm 25/12, Đội khẩn trương hành quân tới xã Cẩm Lý [cách Phai Khắt 15km], nơi có đồn Nà Ngần. 

Ðồn Nà Ngần nằm trên một đồi cao, địa thế hiểm trở, từ ngoài vào phải qua mấy thung lũng. Ðịch chọn nhà của tên phó lý trong vùng làm nơi đóng quân, một ngôi nhà sàn ba gian kiên cố nhất trong bản, có hàng rào kín mấy lớp vây chung quanh, biến thành một đồn lính.

Do địa thế đồn Nà Ngần hiểm trở, nên Đội quyết định tiếp tục cải trang làm một toán lính dõng, lính khố đỏ áp giải ba thành viên Việt Minh đến giao nộp cho quan đồn. Lực lượng đánh đồn Nà Ngần là toàn bộ đội viên đã tham gia đánh đồn Phai Khắt.

Khoảng 7 giờ sáng ngày 26/12, đồng chí Thu Sơn cùng tổ xung phong dẫn ba đảng viên giả dạng bị trói vào đồn. Bọn lính tưởng thật vội bố trí 6 lính và tên cai ra xếp hàng đón theo nghi thức nhà binh. Sau khi cả Đội tiến vào đồn, theo kế hoạch đã phân công, bốn chiến sĩ tiến tới gian giữa án ngữ giá để súng. Tiểu đội 2 chặn các cửa đồn, sau đó chia thành từng tổ vây bắt tù binh. Tiểu đội 3 vừa bắn chỉ thiên vừa gọi địch đầu hàng.

Kết thúc trận đánh, ta tiêu diệt 5 tên, bắt 17 tên, thu 27 súng và nhiều đạn. Sau khi hạ đồn xong, Đội nhanh chóng thu gom súng đạn, tài liệu và phát truyền đơn biểu ngữ cho nhân dân. Tốp tù binh được tập hợp ở giữa sân, hai nữ đồng chí Cầm và Thanh giải thích bằng tiếng Tày cho họ hiểu chủ trương chính sách đánh Pháp, Nhật, cứu nước của Việt Minh, kêu gọi họ quay súng vào Pháp-Nhật để giành độc lập cho dân tộc. Sau khi được nghe chính sách của Việt Minh, một số tù binh xin đi theo cách mạng còn đa phần xin được trở về quê.

Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân ra đời, đánh dấu sự phát triển mới của lực lượng vũ trang cách mạng và là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. [Ảnh tư liệu]

Trong hai trận đánh đầu tiên, Đội sử dụng chiến thuật “tiến công bằng lối hoá trang kỳ tập [tập kích] đã mở đầu một cách xuất sắc trang sử chiến thuật của Quân đội nhân dân Việt Nam sau này.

Hoá trang kỳ tập là lối đánh tốn ít súng đạn, thương vong thấp song hiệu quả chiến đấu cao. Hai trận đánh đầu tiên, ngoài việc tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân địch trong đồn, Đội còn thu được nhiều vũ khí, quân trang. Quan trọng nhất là Đội giành thắng lợi theo đúng Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Trận đầu nhất định phải thắng lợi”.

Hai trận đánh đầu tiên giành thắng lợi của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã tạo được tiếng vang lớn, cổ vũ phong trào cách mạng trong khu căn cứ, mở đầu truyền thống đánh tiêu diệt, đánh chắc thắng, đánh thắng ngay từ trận đầu.

Tháng 4/1945, dựa trên yêu cầu cách mạng vào thời điểm đó, Việt Nam giải phóng quân được thành lập dựa trên cơ sở Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Cách mạng tháng 8/1945 thành công, Việt Nam giải phóng quân được đổi tên thành Vệ quốc đoàn, rồi Quân đội quốc gia Việt Nam [1946], đến năm 1950 được đổi tên là Quân đội nhân dân việt Nam. Ngày 22/12/1944 cũng được lấy làm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Trà Khánh [Tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề