Đòn bẩy trong chứng khoán là gì

Đòn bẩy tài chính là công cụ tuyệt vời giúp nhiều nhà đầu tư có thể tăng cao lợi nhuận kiếm được từ các khoản đầu tư. Tuy nhiên, đây cũng là con dao hai lưỡi tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vậy đòn bẩy tài chính là gì? Và nhà đầu tư nên sử dụng đòn bẩy tài chính như thế nào?

Đòn bẩy tài chính là gì?

Đòn bẩy tài chính [Tiếng anh là Financial Leverage – FL] trong doanh nghiệp thể hiện mức độ mà doanh nghiệp sử dụng khoản vốn vay, nhằm làm tăng thêm tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp đó. Trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp không thể thiếu được công cụ đòn bẩy tài chính, vì rất khó để có thể phát triển kinh doanh chỉ bằng nguồn vốn mình có. Đòn bẩy tài chính được thể hiện trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, thuộc nguồn vốn của doanh nghiệp đó. Việc tận dụng đòn bẩy ở mức độ cao giúp cho doanh nghiệp đạt được nhiều cơ hội gia tăng tỷ suất lợi nhuận hơn. Tuy nhiên điều đó nếu tận dụng quá mức sẽ mang lại nhiều rủi ro tiềm ẩn cho chính doanh nghiệp. Tỷ trọng giữa vốn chủ sở hữu so với nợ phải trả thấp thì mức độ đòn bẩy sẽ cao. Nhiều công ty do quá lạm dụng đòn bẩy tài chính mà không cân đối được kế hoạch trả nợ dẫn đến tình trạng nợ nần chồng chất, dẫn đến phá sản.

Công thức tính đòn bẩy tài chính

Công thức tính mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính được xác định bằng thương số giữa hệ số nợ trên tổng tài sản [D/A] hoặc hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu [D/E].

Công thức tính mức độ tác động của đòn bẩy tài chính được thể hiện trong hình sau:

Ý nghĩa của việc sử dụng đòn bẩy tài chính đối với doanh nghiệp

  • Bù đắp thiếu hụt vốn của doanh nghiệp để duy trì hoạt động kinh doanh, giúp doanh nghiệp tiếp cận với những cơ hội phát triển lớn
  • Là công cụ hiệu quả trong việc thúc đẩy lợi nhuận. Nếu sử dụng thông minh, kết hợp với việc phân tích kĩ lưỡng, đòn bẩy tài chính sẽ đem về cho doanh nghiệp lợi nhuận rất cao
  • Các khoản vay cũng như phần tiền lãi sẽ được tính vào chi phí của doanh nghiệp. Lúc này, nó sẽ được khấu trừ vào phần thu nhập phải chịu thuế khi quyết toán. Nhờ vậy mà doanh nghiệp sẽ phải nộp ít thuế hơn mà vẫn tăng sinh lợi nhuận.

Đòn bẩy tài chính trong chứng khoán là gì?

Đòn bẩy tài chính ở kênh chứng khoán hiện không còn xa lạ gì với các nhà đầu tư. Nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính phần lớn là nhà đầu tư đã có kinh nghiệm và muốn tận dụng tối đa lợi thế của công cụ này để mang lại lợi nhuận tối ưu.

Giao dịch ký quỹ [Margin trading] là việc nhà đầu tư mua cổ phiếu có sử dụng hạn mức tín dụng do công ty chứng khoán cấp. Nó được đảm bảo bằng khoản ứng trước bằng tiền hoặc thế chấp bằng chính cổ phiếu được mua. Vì vậy, khi nhà đầu tư dự đoán giá tăng sẽ thực hiện giao dịch ký quỹ.

Nhà đầu tư có thể tìm hiểu thêm về giao dịch ký quỹ hay margin tại đây

Ưu và nhược điểm khi sử dụng đòn bẩy tài chính

Ưu điểm

  • Đòn bẩy tài chính là công cụ manh mẽ giúp các doanh nghiệp tối ưu lợi nhuận
  • Đòn bẩy tài chính được xem là khoản vay không tính lãi nên rất dễ dàng tiếp cận và sử dụng
  • Sử dụng đòn bẩy tài chính chính là giải pháp cho độ biến động thấp. Khi thị trường có ít biến động sẽ làm cho các nhà giao dịch cảm thấy khó khăn hơn. Nhưng nếu như áp dụng tốt các giao dịch đòn bẩy, nhà giao dịch có thể tạo ra được lợi nhuận tốt hơn trong khoảng thời gian nặng nề này

Nhược điểm

  • Lợi nhuận càng cao, rủi ro càng nhiều. Cần dành nhiều thời gian để tìm hiểu, tránh những rủi ro khi sử dụng như margin call

Ứng dụng đòn bẩy tài chính khi đầu tư chứng khoán

Sử dụng đòn bẩy hợp lý trong chứng khoán sẽ giúp nhà đầu tư kiểm soát được mức lỗ trong khả năng cho phép và giúp gia tăng lợi nhuận mà không phải mạo hiểm quá. Đối với những người mới bước vào đầu tư chứng khoán, chưa rành về thị trường và nguồn tiền dự phòng ít, nên sử dụng đòn bẩy với tỷ lệ thấp để trải nghiệm nhưng vẫn đảm bảo tránh rủi ro cao.

Đối nhà đầu tư lâu năm thì có thể đặt mức đòn bẩy cao, nếu có khả năng chịu đựng, chấp nhận rủi ro cao để thu về những cơ hội sinh lời lớn. Việc sử dụng đòn bẩy sẽ giúp nhà đầu tư kiếm lợi nhanh chóng nếu thị trường tăng trưởng. Và ngược lại nếu thị trường vào giai đoạn downtrend, đòn bẩy tài chính sẽ khiến nhà đầu tư “lỗ nặng”.

Để có thể sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả, nhà đầu tư có thể tham khảo một số lời khuyên tại đây.

Nguồn: Tổng hợp

Chứng khoán Pinetree miễn phí hoàn toàn phí giao dịch trọn đời và công cụ lãi suất Margin 9%/năm không kèm điều kiện. Đây là mức phí tốt nhất thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.

Khi một cơ hội đầu tư tới mà bạn lại không có đủ vốn, thì phải làm sao? Lúc này, đòn bẩy tài chính là công cụ để giúp nhà đầu tư kịp thời nắm bắt cơ hội đầu tư với số vốn hạn chế. Tuy nhiên, công cụ này cũng mang nhiều rủi ro. Đọc ngay để biết cách sử dụng công cụ tài chính phổ biến này nhé.

Đòn bẩy tài chính là gì?

Đòn bẩy tài chính là công cụ cho phép nhà đầu tư vay vốn để nắm bắt cơ hội đầu tư, nhằm tăng tỷ suất lợi nhuận với kỳ vọng giá trị tài sản tương lai vừa trả được chi phí vay, vừa có lời cao.

Đòn bẩy tài chính thường được coi là con dao hai lưỡi, bởi vì:

  • Trường hợp lợi nhuận đầu tư bằng hoặc cao hơn kỳ vọng, nhà đầu tư sẽ có đủ tiền trả vốn vay và lãi vay, cùng lúc hưởng tỷ suất lợi nhuận cao.
  • Trường hợp lợi nhuận đầu tư thấp hơn kỳ vọng, nhà đầu tư sẽ bị mất nhiều tiền hơn so với việc đầu tư bằng số vốn ban đầu.

Ví dụ:

Chị B muốn mua căn hộ trị giá 2 tỷ đồng. Chị không có số tiền này, nên quyết định sử dụng đòn bẩy tài chính có giá trị 1.2 tỷ với ngân hàng. Mỗi tháng, chị trả gốc và lãi vay cho ngân hàng.

Sau 1 năm, chị bán căn hộ với giá 2.5 tỷ. Với số tài sản này, chị trả tổng tiền vay ngân hàng là 1.320 tỷ [gốc và lãi vay 10%/năm], và trả cho chủ đầu tư 800 triệu. Cuối cùng, chị B nhận được lợi nhuận là: 2.5 tỷ - 1.320 tỷ - 800 triệu = 380 triệu.

Như thế, với đòn bẩy tài chính 1.2 tỷ và số vốn khá nhỏ so với giá trị tài sản, chị B đã thu lời 380 triệu từ việc mua bán căn hộ.

Tuy nhiên, trường hợp chị B chỉ bán được căn hộ với giá thấp hơn, thì chị B sẽ khó có thể đạt được lợi nhuận trên. Hơn nữa, chị B có thể phải mất thêm tiền để trả nợ ngân hàng. Nếu chị B chần chừ đợi giá nhà tăng lên, thì lãi vay có thể trở thành gánh nặng tài chính.

Vì thế, đòn bẩy tài chính là công cụ mang rất nhiều rủi ro, và chỉ nên sử dụng bởi nhà đầu tư có kiến thức lẫn khả năng đánh giá tốt thị trường.

Đòn bẩy tài chính giúp nhà đầu tư như “mọc thêm cánh” để nắm được những cơ hội đầu tư vốn ngoài tầm với trong hiện tại

Vai trò của đòn bẩy tài chính trong đầu tư

Đối với nhà đầu tư cá nhân, đòn bẩy tài chính có vai trò làm tăng vốn đầu tư bằng việc vay vốn, giúp cho nhà đầu tư như ‘mọc thêm cánh’. Khi sử dụng đòn bẩy tài chính, bạn đánh cược vào cơ hội đầu tư, kỳ vọng sẽ thu được lợi nhuận đủ cao và kịp thời để trả hết khoản vay, sau đó ‘bỏ túi’ số tiền lời còn lại.

Đối với nhà đầu tư doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính là công cụ để bù đắp sự thiếu hụt vốn, nhằm duy trì hoạt động kinh doanh, hoặc để nắm bắt thời cơ tăng trưởng mạnh, ví dụ như lúc cần đáp ứng thật nhanh một nhu cầu đang tăng cao.

Khoản vay và lãi vay được tính vào chi phí tài chính của doanh nghiệp. Chi phí này được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế. Nhờ đó, doanh nghiệp nộp ít thuế hơn nhưng vẫn tăng lợi nhuận.

Công thức tính đòn bẩy tài chính

Có 2 công thức:

  • Công thức tính đòn bẩy tài chính
  • Công thức tính mức độ tác động của đòn bẩy tài chính

Công thức tính đòn bẩy tài chính

Có 2 cách tính:

  • Cách 1: Hệ số nợ chia cho tổng tài sản [Debt / Asset]
  • Cách 2: Hệ số nợ chia cho vốn chủ sở hữu [Debt / Equity]

Ví dụ:

D = hệ số nợ = 50 triệu

Asset hoặc Equity = tổng tài sản hoặc vốn chủ sở hữu = 100 triệu

Tỷ lệ đòn bẩy = D/A = 50/100 = 1:2

Nếu giá cổ phiếu tăng hoặc giảm 5%, nhà đầu tư sẽ lãi hoặc lỗ theo tỷ lệ 1:2, tức 10%.

Như thế, ta thấy đòn bẩy tài chính có thể nhân gấp nhiều lần khoản lợi nhuận hoặc thua lỗ của nhà đầu tư. Áp dụng cách tính này, ta có tỷ lệ sử dụng đòn bẩy như sau:

  • Trường hợp không sử dụng đòn bẩy, cổ phiếu B tăng hay giảm 5% thì nhà đầu tư sẽ lãi hoặc lỗ 5%.
  • Trường hợp đòn bẩy tài chính có tỷ lệ 1:10, cổ phiếu B tăng hay giảm 5% thì nhà đầu tư sẽ lãi hoặc lỗ 50%.
  • Trường hợp đòn bẩy tài chính có tỷ lệ 1:50, cổ phiếu B tăng hay giảm 5% thì nhà đầu tư sẽ lãi hoặc lỗ 250%.

Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính [DFL]

Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính [DFL] được tính như sau:

Trong đó:

EBIT: lợi nhuận trước thuế và lãi vay;

Q: số lượng sản phẩm;

p: giá bán;

v: chi phí biến đổi trên 1 đơn vị sản phẩm;

F: chi phí cố định;

I: lãi vay phải trả

Ví dụ:

Anh C kinh doanh thời trang với tổng vốn là 100.000.000 VNĐ. Trong đó, anh có sẵn 50.000.000 VNĐ [tức vốn chủ sở hữu]. Anh đi vay 50.000.000 VNĐ với lãi suất 10%/năm.

Dự kiến trong năm tới, công ty của anh có khả năng tiêu thụ được 10.000 sản phẩm. Giá mỗi sản phẩm là 20.000 VNĐ. Mỗi sản phẩm có chi phí biến đổi là 14.000VNĐ với tổng chi phí kinh doanh cố định là 40.000.000VNĐ.

Lãi vay phải trả: I = 50.000.000 x 10% = 5.000.000 VNĐ

Chi phí cố định: F = 40.000.000 VNĐ

Chi phí biến đổi trên 1 đơn vị sản phẩm: v = 14.000 VNĐ

Giá bán: p = 20.000 VNĐ

Số lượng sản phẩm: Q = 10.000 sản phẩm

Áp dụng công thức trên, ta có mức lợi nhuận trước thuế và lãi vay là:

EBIT = 10.000 x [20.000 – 14.000] – 40.000.000 = 20.000.000 VNĐ

Từ đó, mức độ tác động của đòn bẩy tài chính là:

DFL = 20.000.000 / [20.000.000 – 5.000.000] = 1,34%

Con số này có nghĩa: khi lợi nhuận tăng/giảm 1% thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sẽ tăng/giảm 1,34%.

Sử dụng đòn bẩy tài chính cần khả năng quản trị rủi ro để phát huy tác dụng

Cách sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả

Vì đòn bẩy tài chính có khả năng nhân bội số khoản lợi nhuận hoặc thua lỗ, nên nhà đầu tư sẽ rất nhạy cảm với độ tăng giảm của giá cả. Vì thế, nhà đầu tư cần có kiến thức và kinh nghiệm trong việc theo dõi và đánh giá thị trường.

Kinh nghiệm này cần được rèn luyện cùng với khả năng quản trị tốt rủi ro, để tránh những lần ‘hú tim’ khi giá cả dao động ít nhưng bị đòn bẩy nhân lên thành tỷ suất lỗ lớn hơn rất nhiều.

Nhà đầu tư chỉ nên sử dụng đòn bẩy khi khá chắc chắn là thị trường sẽ có biến đổi như kỳ vọng. Nhờ đó, nhà đầu tư mới phát huy hết tác dụng của đòn bẩy tài chính.

Chủ Đề