Đông ki sốt là ai

Tại đất nước Tây Ban Nha, xứ Mantra có một nhà quý tộc sa sút tên là Ki-ha-da. Lão đã chừng năm mươi tuổi, gầy gò và cao lênh khênh. Suốt ngày lão say mê đọc tiểu thuyết kiếm hiệp nên nỗi đầu óc mụ mẫm, lú lẫn. Ki-ha-đa mơ ước trở thành hiệp sĩ giang hồ để phò nguy cứu khổ, diệt trừ cái ác, lập lại công bằng cho thiên hạ.

      Tại đất nước Tây Ban Nha, xứ Mantra có một nhà quý tộc sa sút tên là Ki-ha-da. Lão đã chừng năm mươi tuổi, gầy gò và cao lênh khênh. Suốt ngày lão say mê đọc tiểu thuyết kiếm hiệp nên nỗi đầu óc mụ mẫm, lú lẫn. Ki-ha-đa mơ ước trở thành hiệp sĩ giang hồ để phò nguy cứu khổ, diệt trừ cái ác, lập lại công bằng cho thiên hạ.

      Để thực hiện ước mơ của mình, Ki-ha-đa lục lọi tìm tòi bằng được bộ trang phục kị sĩ cũ kỹ, han rỉ của cụ tổ để lại rồi đem sửa chữa, lau chùi cẩn thận, chuẩn bị lên đường. Để cho đúng với tư cách một nhà quý tộc, Ki-ha-đa tự phong cho mình là hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê xứ Mantra; phong cho con ngựa gầy còm của mình là kị mã Rôxinantê. Học theo các hiệp sĩ trong truyện tranh, Ki-ha-đa cũng tự tìm cho mình một tình nương trong mộng tường, gã nhớ tới cô gái làng Tôbôxô và đạt cho nàng một cái tên thật kêu: Công nương Đuynxinêa làng Tôbôxô.

      Một buổi sớm, Đôn Ki-hô-tê nai nịt chỉnh tề, ngồi ngất ngưởng trên lưng con ngựa Rôxinantê ra đi, bắt đầu cuộc đời hiệp sĩ giang hồ. Tới một quán trọ bên đường, gã tưởng tượng đó là một tòa lâu đài, chủ quán là lãnh chúa và trịnh trọng xin ông làm lễ tấn phong cho gã.

      Sung sướng vì đã trở thành một hiệp sĩ, gã háo hức rong ruổi khắp nẻo đường để diệt trừ cái ác, làm sáng danh hiệp sĩ xứ Mantra. Gặp một mục đồng bị trói và bị đánh đòn, gã thúc ngựa tới. Được biết em bị chủ đánh vì để lạc mất một con cừu, gã dương oai ra lệnh cho người chủ cởi trói ngay cho em và hứa không bao giờ đánh đập em nữa. Nhưng Đôn Ki-hô-tê đi chưa được bao xa, người trở lại tiếp tục hành hạ đứa trẻ dã man hơn. Một lần khác, gã phải ra tay với lòng căm giận khôn nguôi vì bọn lái buôn không chịu thừa nhận nàng Đuynxinêa đuy Tôbòxô của gã là người đẹp nhất trần gian. Song Đôn Ki-hô-tê bị một trận đòn nhừ tử, may có bác nông dân nhận ra gã và đưa gã trở về làng.

      Không bao lâu, Đôn Ki-hô-tê lại lên đường. Đi trước là hiệp sĩ Đôn Ki- hô-tê ngật ngưỡng trên lưng C011 Rôxinantê, theo sau là bác giám mã Xantrô Panxa - một nông dân cùng làng, với túi thức ăn và bình rượu lớn, cưỡi con lừa thấp tịt. Thấy những chiếc cối xay gió, tưởng đó là bọn khổng lồ độc ác, Đôn Ki-hô-tê hăm hở thúc ngựa xông tới, tay cầm khiên, tay lăm lăm ngọn giáo quyết tiêu diệt bọn khổng lồ Cánh quạt cối xay gió quật cả người và ngựa ngà chổng kềnh ra đất.

      Tiếp đó, thầy trò Đôn Ki-hô-tê gặp các tu sĩ và đoàn kỵ binh hộ tống xe ngựa chở một phu nhân, tưởng bọn này bắt cóc nàng công chúa xinh đẹp, Đôn Ki-hô-tê ra lệnh họ phải tha công chúa rồi thúc ngựa tấn công các tu sĩ. Mấy ngày sau, nhìn đàn cừu, Đôn Ki-hô-tê nghĩ đó là một đội quân, gã la hét, thúc ngựa xông thẳng vào đàn cừu. Ngay sau đó, gã bị những người chăn cừu đánh cho một trận nên thân.

      Không nản lòng, thầy trò Đôn Ki-hô-tê tiếp tục cuộc hành trình. Bỗng nhiên họ gặp đám tang một nhà quý phái. Đôn Ki-hô-tê cho rằng một hiệp sĩ nào đó bị tử thương và chàng - một hiệp sĩ xứ Mantra phải có trách nhiệm trả thù cho bạn. Gã hùng hổ xông vào tấn công đám tang.

      Vào một đêm nọ, tại quán trọ, Đôn Ki-hô-tê thấy mình bước vào cuộc đấu rất vinh quang của đời hiệp sĩ. Gã đâm chém bao tên khổng lồ, máu chảy chan hòa. Chủ quán vô cùng giận dữ vì ông khách trọ mê ngủ này đã chọc thủng những túi rượu nho làm rượu chảy lênh láng khắp nhà...

      Một hôm, cha xứ và người thợ cạo láng giềng phải lập mưu để đưa Đôn Ki-hô-tê về nhà. Nhưng rồi gã lại cùng giám mã của mình tiếp tục lên đường. Lần này, Xantrô được cai trị một hòn đảo. Song đó chỉ là trò mà vợ chồng quận công bày ra để tiêu khiển. Đôn Ki-hô-tê còn gây nên bao chuyện buồn cười, ngớ ngẩn khác. Cuối cùng gia đình và bạn bè tìm cách buộc Đôn Ki-hô-tê phải rời bỏ con đường hiệp sĩ giang hồ. Gã vô cùng buồn khổ và ngày càng trở nên ốm yếu. Trên giường bệnh, gã mới nhận ra những việc làm rồ dại của mình. Đôn Ki-hô-tê viết chúc thư chia tài sản rồi qua đời.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Xem ngay

Đánh với cối xay gió

Ai cũng biết Hà Lan không chỉ là quê hương của hoa tulip mà còn là xứ sở của cối xay gió. Người Hà Lan không phát minh cối xay gió nhưng họ đã tạo ra nhiều cối xay gió nhất thế giới. Còn người Tây Ban Nha cho đến nay vẫn tự hào vì những tư tưởng của Cervantes trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Don Quichotte.

Lần này, Don Quichotte sẽ lại có cơ hội đánh nhau với cối xay gió của Hà Lan trong một trận chung kết World Cup!

Người Việt vẫn quen gọi Don Quichotte là Đông-ki-sốt, anh chàng mang trong mình tư tưởng hiệp sĩ và luôn xây dựng trong đầu một thế giới hoàn toàn khác biệt với thực tế cuộc sống. Trong mắt Đông-ki-sốt, mọi thứ đều lãng mạn. Tư tưởng hiệp sĩ của Đông-ki-sốt khiến cho cối xay gió cũng trở thành một con quái vật phải diệt trừ.

Người Tây Ban Nha và người Hà Lan tiêu biểu cho hai trường phái, hai cách nghĩ. Ngay cả trong bóng đá, họ cũng luôn có những quan niệm và triết lý khác nhau, đôi khi khó có thể dung hòa. Nếu như người Hà Lan có một Van Gogh - bậc thầy của hội họa ấn tượng - thì Tây Ban Nha cũng có Picasso, thiên tài trường phái siêu trừu tượng. Cả hai đều là những họa sĩ tài danh bậc nhất thế giới. Bóng đá Hà Lan và Tây Ban Nha đã làm say đắm lòng người suốt bao năm qua dù họ chưa một lần sở hữu cúp vàng.

Trận chung kết sắp diễn ra nhưng tôi đã được nghe CĐV Hà Lan hay Tây Ban Nha ở Nam Phi tranh luận với nhau về hội họa, về cối xay gió và Đông-ki-sốt. Thực ra, đó chỉ là câu chuyện phiếm trước trận chung kết để thời gian trôi nhanh hơn. Đêm 11-7, tất cả sẽ không phải tranh luận nữa.

Dẫu cúp vàng có thuộc về ai thì bóng đá Hà Lan và bóng đá Tây Ban Nha vẫn đã tạo ra được những cột mốc vĩ đại cho riêng họ. Mọi so sánh đều khập khiễng. Tranh của Picasso với Van Gogh cũng vậy và bóng đá Hà Lan và Tây Ban Nha cũng vậy. Mỗi lối chơi có một sự hấp dẫn và một cá tính riêng.

Trước mắt, những người Hà Lan và Tây Ban Nha sẽ là một trận đấu không thể bỏ qua. Nó mang vẻ đẹp phảng phất như cái cách mà Đông-ki-sốt đánh nhau với cối xay gió...

Vũ Lê [Từ Johannesburg]

Bàn về những Đông Ki sốt thời hiện đại

Phùng Hoài Ngc 

Nhiều người Việt Nam từng biết hiệp sĩ Don Quijote [Don Quixote] ở ta thường gọi hiệp sĩ Đông Ki sốt, nhân vật chính trong tiểu thuyết của nhà văn M. Cervantes xứ Tây ban nha thời Phục hưng. Tự trang bị bộ áo giáp han rỉ thủng lỗ chỗ, cây giáo cùn, cái khiên gỗ và mũ rách bồi giấy bìa của ông tổ 4 đời để lại, dắt con ngựa cái già gày gò trong chuồng nhà, hiệp sĩ rủ rê Sancho một bác nông dân hàng xóm làm giám mã lên đường hành hiệp, cứu khổ phò nguy cho thiên hạ. Anh nông dân nức lòng lên đường với động cơ hám lợi vì được hứa hẹn thưởng nhiều đất đai và tiền bạc.

 Đông Ki sốt là nhân vật lãng mạn của thời trung cổ suy tàn, rất được lòng yêu mến của người bình dân nhưng mất lòng nhà triết học và nhà cách mạng chân chính sáng suốt.

Lần đầu lên đường, ông trông thấy cối xay gió mà tưởng nó là quỉ dữ trá hình [thấy cối xay không có ai đẩy mà nó tự quay được]. Thế là ông thúc ngựa xông vào, vung giáo lên. Bất chợt một cơn gió mạnh thổi thốc lên, cánh quạt quật gãy phăng cây giáo cùn, con ngựa cái già và hiệp sĩ bị gạt ngã quay lơ, bầm dập… Kế tiếp, ông thấy một em bé chăn cừu bị chủ trói đánh vì để mất cừu, hiệp sĩ bắt lão chủ phảỉ hứa thả em bé. Lão chủ miễn cưỡng vâng lời, hiệp sĩ quay lưng đi khỏi, em bé bị đánh tàn nhẫn hơn trước.

Trải qua ba lần lên đường hành hiệp trượng nghĩa, Đông Ki sốt lãnh đủ các thất bại ê chề mà chỉ đạt được một ít thắng lợi nhỏ nhoi, đành phải bỏ cuộc quay trở về cố hương [chàng sinh viên Sampson Carrasco cháu họ đã đóng giả một hiệp sĩ tìm thách đấu với ông, đòi cam kết nếu ai thua cuộc phải quay về nhà]. Đấu sức với tuổi trẻ, tất yếu ông già thua cuộc, ngậm ngùi về nhà gặm nhấm thất bại và chết trong u buồn.

Ông đã gần sáu chục tuổi. Nằm bệnh ở nhà, ông tự ngẫm mình và nhà văn giúp chỉ ra nguyên nhân thất bại như sau:

Một: Quan điểm về cách mạng của hiệp sĩ đã lạc hậu, bất cập thời đại.

Hai: Bởi mải mang đôi lăng kính “lý luận xám xịt” ông không biết thời đại đã đổi thay.

Ba: Khả năng phân tích đánh giá hiện thực rất hồ đồ, không nhìn ra bản chất của nó.

Bốn: Tuổi đã già rồi, không đủ sức gánh vác sứ mệnh to lớn nữa.

Những nhược điểm cơ bản kể trên không thể khắc phục được mặc dù hiệp sĩ có những ưu điểm đáng quí sau đây:

Một: Lòng nhân đạo, thương người dân bị áp bức.

Hai: Giữa đường thấy sự bất bằng mà tha.

Ba: Không tham danh lợi dù có nhiều cơ hội đưa tới.

Bốn: Trọng danh dự hiệp sĩ quí tộc, quí hơn cả mạng sống.

Sài gòn- năm thế kỷ sau thời đại Đông Ki sốt.

Thành phố Sài Gòn, và chỉ ở Sài Gòn, đã có những người thanh niên chân chính hậu duệ Lục Vân Tiên tự nguyện rong ruổi trên đường phố để săn băn cướp. Dân chúng ai cũng thán phục tôn trọng các anh, cho dù các anh phần nào tương tự hiệp sĩ Don Quijote. Các anh chưa thể vượt qua hiệp sĩ Đông Ki sốt đã tuẫn tiết cho triết học và cách mạng.

Lại có một số cán bộ lãnh đạo mạnh miệng vung tay “học tập và làm theo tấm gương hiệp sĩ Đông Ki sốt”. Câu chuyện này khác về bản chất với các anh hiệp sĩ SBC xứ Sài Gòn ra tay vì cảm tính và truyền thống. Bởi, các ông lãnh đạo nhân danh cách mạng, nhân danh lý luận đao to búa lớn. Đầu tiên có một ông X. hứa hẹn nếu không diệt trừ được tham nhũng thì sẽ từ chức. Đến khi thất bại, có người nhắc từ chức, ông biện hộ “bởi tổ chức đảng còn phân công thì ông còn làm”. Ông không đạt được danh dự hiệp sĩ trung cổ như Đông Ki sốt, người đã thực hiện lời cam kết của mình [hứa với cậu sinh viên trẻ Sampson đóng giả hiệp sĩ, nếu đấu võ thua ông sẽ quay về vườn].

Xuất hiện trên đường hành hiệp, ông Y. nổi giận ra tay cách chức một vị giám đốc đường sắt cty con, cuối cùng lòi ra ông tổng giám đốc cty cha mới là đích danh thủ phạm. Ông Y bỏ đấy đi làm việc khác.

Ông Y lại thấy nông dân khổ vì ế sữa bò, liền ra tay vung cây giáo đập một nhát vào “cối xay gió” mang tên công ty Sữa Vinamilk. Cty Vinamilk đưa cây khiên “kinh tế thị trường” ra đỡ đòn. Hòa !

Tội phạm hoành hành bá đạo ở Sài Gòn, ông hạ lệnh CA“ phải đẩy lui trong ba tháng”.

Cấp phó hạ lệnh tương tự tiếp theo cho cấp trực thuộc dưới nữa kèm lời đe cách chức.

Hạ lệnh xong, các ông khỏe tâm trí, kê gối cao mà ngủ.

“Hệ thống chính trị” trùng trùng điệp điệp phủ kín phố phường ngõ hẻm tới khóm ấp làng quê cũng bó tay, nhưng họ đâu có sợ cách chức ! [ông chủ quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã bênh vực họ rồi: “chặt chém” hết lấy đâu ra người làm việc !]

Biện pháp lấy mồi danh lợi mà đe dọa cách chức kiểu phong kiến trung cổ, e rằng cũng là lạc hậu, như lối hành xử của hiệp sĩ Đông Ki sốt. Lãnh đạo thuộc cấp sợ mất quyền lợi thì miễn cưỡng ra tay trấn áp tội phạm hoặc xua chúng đi địa bàn khác. Động cơ lý tưởng của họ cũng chẳng hơn gì bác giám mã nông dân Sancho giúp việc cho hiệp sĩ Đông Ki sốt vì lời hứa đất đai và tiền bạc..

Cách chức cán bộ chưa phải kế vạn toàn, chỉ là biện pháp tình thế.

Hãy dám thay đổi thể chế chính trị và xây dựng thiết chế tam quyền phân lập thực sự.

Rất mong các ông lãnh đạo hãy đọc bộ tiểu thuyết đặc sắc nhất thời Phục Hưng*[1], cũng là bộ sách vĩ đại nhất mọi thời đại. Hãy học tập trái tim Đông Ki sốt nhưng phảỉ tránh cái lý trí lạc hậu, bất cập của hiệp sĩ này. Hãy học tập tấm gương Hamlet*[2] vở bi kịch vĩ đại nhất mọi thời đại, truy tìm tới tận cùng căn nguyên tội lỗi mang tính xã hội mới đề ra giải pháp tốt nhất.

PHN

[1]*. Cuốn Don Quijote hiệp sĩ tài ba xứ Mancha, 1605, tác giả Miguel De Cervantes.

Cách mạng Phục Hưng: thế kỷ 14-16 văn minh phương Tây mở cửa tuyên bố từ bỏ nghìn năm đêm trường trung cổ.

[2]*. Ham let: nhân vật chính trong vở bi kịch cùng tên [viết 1601] của thi hào Shakespeare thời Phục Hưng Anh. Hoàng tử Ham let trăn trở một câu hỏi lớn “giết một tên vua tham bạo chưa phải là thượng sách, ta phải làm thế nào thay đổi toàn bộ xã hội này?”. Về sau, các nhà Khai sáng Pháp, Anh, Mỹ thế kỷ 18 đã đề xuất giải pháp chủ yếu: nền cộng hoà với tiêu chí cơ bản là bầu cử tự do và thiết chế tam quyền phân lập [không gắn đuôi nào]. khác]. Học sinh trung học Việt Nam đã được học qua về hai tác phẩm vĩ đại nhất của nhân loại [Don Quijote và Hamlet].

Video liên quan

Chủ Đề