Dự đoán đề thi năm 2023

Bộ GD&ĐT cho biết sẽ chuẩn bị sớm, đầy đủ các điều kiện để tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 - Ảnh minh họa

Bộ GD&ĐT vừa cho biết, đã có báo cáo gửi Quốc hội, đại biểu Quốc hội về thực hiện Nghị quyết số 41/2021/QH15 có nội dung về kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Theo đó, Bộ GD&ĐT sẽ chuẩn bị sớm, đầy đủ các điều kiện để tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Bộ cũng xây dựng các phương án bảo đảm an ninh, an toàn và dự phòng để xử lý các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tổ chức thi, nhất là ứng phó với diễn biến phức tạp của thiên tai, dịch bệnh [nếu có].

Đồng thời, Bộ sẽ hoàn thiện để công bố và từng bước chuẩn bị triển khai phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 phù hợp với lộ trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. 

Bảo đảm kết quả thi phản ánh trung thực, khách quan, đúng trình độ, năng lực học sinh; có độ tin cậy, sự phân hóa để xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh và cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục, điều chỉnh quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong các trường phổ thông.

Thanh tra, kiểm tra thi tốt nghiệp THPT năm 2022

Báo cáo của Bộ GD&ĐT cũng cho biết: Kế thừa các kết quả đạt được trong công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT các năm 2020 và 2021, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 đã được tổ chức thành công, bảo đảm nghiêm túc, công bằng và an toàn. Tổng số thí sinh dự thi là 989.863, đạt tỉ lệ 98,75% so với tổng số thí sinh đăng ký dự thi.

Đây là năm đầu tiên thí sinh đang học lớp 12 thực hiện đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến trên hệ thống quản lý thi.

Nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu lớp 12. Các nội dung kiến thức được tinh giản do tác động của dịch COVID-19 các năm học trước không đưa vào đề thi năm nay.

Đề thi có sự phân hóa phù hợp bảo đảm khách quan để xét công nhận tốt nghiệp và cung cấp dữ liệu cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng để tuyển sinh theo tinh thần tự chủ. Phổ điểm từng môn thi và phổ điểm các tổ hợp xét tuyển truyền thống được phân tích chi tiết và thông tin công khai.

Bộ GD&ĐT tiếp tục triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra thi tốt nghiệp THPT năm 2022 ở các khâu chuẩn bị, coi thi, chấm thi; thành lập 5 đoàn kiểm tra công tác phúc khảo bài thi tại 10 sở GD&ĐT [hiện đang hoàn thiện dự thảo thông báo kết quả kiểm tra].

Nhật Nam


Việc đổi mới cách kiểm tra, đánh giá, ra đề thi môn Ngữ văn như trên nhằm khắc phục tình trạng đọc chép và yêu cầu thuộc lòng theo văn mẫu.

Bộ GDĐT yêu cầu đổi mới cách dạy học, kiểm tra môn Ngữ văn, ngăn học thuộc lòng văn mẫu

Yêu cầu trên được Bộ Giáo dục và Đào tạo [GDĐT] đưa ra trong hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn ở trường phổ thông ban hành ngày 21.7.

Đổi mới dạy học

Theo đó, để tiếp tục khắc phục tình trạng dạy học nặng về thuyết giảng, đọc chép và yêu cầu thuộc lòng theo văn mẫu, Bộ GDĐT yêu cầu các sở GDĐT chỉ đạo các nhà trường đổi mới cách dạy và cách học môn Ngữ văn.

Theo đó, tăng cường hơn nữa việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập môn Ngữ văn; dành nhiều thời gian cho các hoạt động thực hành, vận dụng, trình bày, thảo luận để rèn luyện kĩ năng đọc, viết, nói, nghe và cảm thụ thẩm mĩ theo yêu cầu, mức độ với từng lớp học, cấp học.

Trong quá trình dạy học, giáo viên cần giao nhiệm vụ học tập rõ ràng, phù hợp với khả năng của học sinh; nêu cụ thể các yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành; chú trọng kiểm tra, đánh giá, hỗ trợ, động viên học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập.

Giáo viên có thể đưa ra những gợi ý, chỉ dẫn để giúp học sinh đọc nhưng không lấy việc phân tích, bình giảng của mình để áp đặt hay thay thế cho những suy nghĩ của học sinh; tránh đọc chép và yêu cầu học sinh ghi nhớ kiến thức một cách máy móc.

Đối với dạy viết, chú trọng yêu cầu học sinh hình thành ý tưởng, biết cách trình bày ý tưởng một cách mạch lạc, sáng tạo, có sức thuyết phục.

Đề thi môn Ngữ văn sẽ không sử dụng văn bản trong SGK

Việc đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn, Bộ GDĐT yêu cầu cần đảm bảo nguyên tắc phát huy được những mặt tích cực của cá tính, trí tưởng tượng, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực tư duy hình tượng và tư duy logic của học sinh.

Tập trung thiết kế và sử dụng các câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học và kỹ năng đọc, viết, nói, nghe vào bối cảnh và ngữ liệu mới; tạo cơ hội để học sinh khám phá những tri thức mới, đề xuất ý tưởng và tạo ra sản phẩm mới; gợi mở những liên tưởng, tưởng tượng, huy động được vốn sống vào quá trình đọc, viết, nói, nghe.

Trong đánh giá kết quả học tập cuối học kỳ, cuối năm học, cuối cấp học, tránh dùng lại các văn bản đã học trong sách giáo khoa làm ngữ liệu xây dựng các đề kiểm tra đọc hiểu và viết để đánh giá chính xác năng lực học sinh, khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn.

Khuyến khích việc xây dựng và sử dụng các đề thi mở trong kiểm tra, đánh giá để phát huy cao nhất khả năng sáng tạo của học sinh.

Chủ Đề