Dữ liệu đang xử lý được lưu trữ ở đâu

45 điểm

Trần Tiến

Hệ điều hành được lưu trữ ở đâu? A. Bộ nhớ trong [Rom, Ram] B. Bộ nhớ ngoài [Đĩa cứng, CD,...] C. Bộ xử lý trung tâm

D. Kết quả khác

Tổng hợp câu trả lời [1]

Đáp án : B Giải thích : Hệ điều hành được lưu trữ dưới dạng các môđun độc lập trên bộ nhớ ngoài [Đĩa cứng, đĩa mềm, CD...].

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Phát biểu nào đúng khi nói đến các cách để xác định đoạn văn bản cần định dạng A. Đặt con trỏ vào trong đoạn văn bản. B. Đánh dấu một phần đoạn văn bản. C. Đánh dấu toàn bộ đoạn văn bản. D. Hoặc A hoặc B hoặc C.
  • Để đánh số trang trong Word ta dùng lệnh: A. Lệnh Insert→Page Numbers... B. Lệnh Format→Page Number... C. Lệnh Insert →Bullet and Numbering.. D. Không có đáp án
  • Chiến dịch Việt Nam Yêu Thương trên Momo kêu gọi quyên góp cho bao nhiêu mặt trận?
  • Chọn cách tốt nhất khi thoát khỏi hệ điều hành: A. Nhấp chọn Start/ Shut down [hoặc Turn Off]/ OK B. Tắt nguồn điện bằng cách nhấn vào nút Power trên thân máy C. Nhấp chọn Start/ Shut down [hoặc Turn off]/ Shut Down [hoặc Turn Off] D. Nhấp chọn Start/ Shut down/ Stand by/ OK
  • Để gộp nhiều ô trong bảng thành một ô, ta chọn các ô cần gộp sau đó thực hiện lệnh: A. Table → Split cell B. Format → Merge cells C. Table → Merge cells D. Đáp án khác
  • Khi ngắt trang thì trang bị ngắt sẽ được bắt đầu từ đâu ? A. Từ vị trí con trỏ văn bản trở về trước. B. Từ vị trí con trỏ văn bản trở về sau. C. Từ dòng cuối cùng của trang trước. D. Tất cả đều sai
  • Hệ điều hành "Đa nhiệm một người dùng" là: A. Chỉ có một người đăng nhập vào hệ thống. Nhưng có thể kích hoạt cho hệ thống thực hiện đồng thời nhiều chương trình B. Cho phép nhiều người dùng được đăng nhập vào hệ thống, mỗi người dùng chỉ có thể cho hệ thống thực hiện đồng thời nhiều chương trình C. Các chương trình phải được thực hiện lần lượt và mỗi lần làm việc chỉ được một người đăng nhập vào hệ thống D. Cả 3 câu A, B, C đều đúng
  • Ngôn ngữ nào sau đây máy có thể trực tiếp hiểu và thực hiện? A. Ngôn ngữ bậc cao B. Hợp ngữ C. Pascal D. Ngôn ngữ máy
  • Hãy sắp xếp mỗi chức năng ở cột bên trái với lệnh tương ứng ở cột bên phải. a] Tạo bảng 1] Table→ Merge Cells b] Thêm hàng, cột 2] Table→ Insert→ columns [rows]… c] Xoá hàng, cột 3] Table→ Insert→ Table… d] Gộp ô 4] Table→ Delete e] Tách ô 5] Table→ Sort 6] Table→ Split Cells… A. a-3, b-2, c-4, d-1, e-6 B. a-2, b-1, c-6, d- 4, e-3 C. a-1, b-4, c-3, d-2, e-6 D. a-4, b-1, c-2, d-6, e-3
  • Để xóa số trang, ta dùng lệnh: A. Insert / Header and Footer. B. Format / Header and Footer. C. View/ Header and Footer. D. Cả 3 cách đều sai

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 10 hay nhất

xem thêm

1. Khái niệm về hệ thống tin học:

 Hệ thống tin học dùng để nhập, xử lí, xuất, truyền và lưu trữ thông tin.

 Hệ thống tin học gồm 3 phần:

+ Phần cứng [Hardware]

+ Phần mềm [Software]

+ Sự quản lí và điều khiển của con người. Đây là yếu tố quan trọng nhất.

2. Sơ đồ cấu trúc của một máy tính.

Gồm các bộ phận chính sau:

- Bộ xử lý trung tâm [CPU –Central Procesing Unit].

- Bộ nhớ trong [Main Memory].

- Bộ nhớ ngoài [Sencondary Memory].

- Thiết bị vào [Input Device]

- Thiết bị ra [Output Device]

- Sơ đồ cấu trúc máy tính.

3. Bộ xử lý trung tâm [CPU]

CPU là thành phần quan trọng nhất của máy tính, đó là thiết bị chính thực hiện và điều khiển việc thực hiện chương trình.

- Gồm hai bộ phận chính:

+ Bộ điều khiển [CU – control Unit] điều khiển các bộ phận thực hiện chương trình.

+ Bộ số học/lôgic [ALU – Arithmetic/Logic Unit] thực hiện các phép toán số học và lôgic.

- Ngoài ra còn có thanh ghi [Register] và bộ nhớ truy cập nhanh [Cache].

4. Bộ nhớ trong: [Main memory]:

- Là nơi chương trình được đưa vào để thực hiện và là nơi lưu trữ dữ liệu đang được xử lý.

Gồm có 2 phần: ROM và RAM.

a. ROM [Read Only Memory – Bộ nhớ chỉ đọc]: khi tắt máy các chương trình trong ROM không bị mất.

b. RAM [Random Access Memory - Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên]:  Khi tắt máy dữ liệu trong RAM sẽ bị mất đi.

5. Bộ nhớ ngoài [Secondary Memory]:

- Dùng để lưu trữ lâu dài dữ liệu và hỗ trợ cho bộ nhớ trong.

- Bộ nhớ ngoài thường là đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, thiết bị nhớ flash.

6. Thiết bị vào [Input device]: dùng để đưa thông tin vào máy tính.

Có nhiều loại như:

-Bàn phím [keyboard]

-Chuột [mouse]

-Máy quét [scanner]

-Micro

 -Webcam [là một camera kĩ thuật số]

7.Thiết bị ra [Output device]: dùng để đưa dữ liệu ra từ máy tính.

Có nhiều loại như:

-Màn hình [monitor]

 -Máy in [printer]

 -Máy chiếu [projector]

 -Loa và tai nghe [speaker and headphone]

 -Modem [thiết bị vào/ra]:

 Là thiết bị dùng để truyền thông giữa các hệ thống máy tính thông qua đường truyền.

* Nguyên lý điều khiển bằng chương trình:

- Máy tính hoạt động theo chương trình.

- Tại mỗi thời điểm máy chỉ thực hiện 1 lệnh, nó thực hiện rất nhanh.

* Nguyên lý lưu trữ chương trình:

Lệnh được đưa vào máy tính dưới dạng mã nhị phân để lưu trữ, xử lý như những dữ liệu khác.

* Nguyên lý truy cập theo địa chỉ:

Việc truy cập dữ liệu trong máy tính được thực hiện thông qua địa chỉ nơi lưu trữ dữ liệu đó.

* Nguyên lý Phôn Nôi-man:

Mã hóa nhị phân, điều khiển bằng chương trình, lưu trữ chương trình và truy cập theo địa chỉ tạo thành một nguyên lý chung gọi là nguyên lý Phôn Nôi-man.

Nếu đã sử dụng máy tính thì ít nhiều hẳn bạn đã nghe đến hai thuật ngữ quen thuộc: RAM và ROM và biết chúng liên quan đến bộ nhớ máy tính. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chúng thực sự khác nhau ra sao!!!

RAM là gì?

RAM là viết tắt của Random Access Memory - Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên - là yếu tố phần cứng máy tính mà tại đó những chương trình, hệ điều hành và cả dữ liệu được sử dụng để lưu trữ tạm thời giúp vi xử lý có thể truy xuất nhanh hơn khi cần. RAM là một trong những loại bộ nhớ nhanh nhất của máy tính, nhưng là bộ nhớ khả biến, dữ liệu lưu trên RAM sẽ bị mất khi tắt máy hoặc mất điện [hết pin]. Nếu đã từng tháo tung máy tính ra, bạn sẽ thấy thanh RAM có dạng hình chữ nhật được đặt trên một khe cắm trên bo mạch chủ.

  • Tìm hiểu về các công nghệ RAM: DRAM, SRAM, SDRAM và mới hơn

Ví dụ: Trình duyệt Chrome bạn đang sử dụng để đọc bài viết này đã được nạp vào RAM và chạy từ RAM. Tuy nhiên, những thông tin này chỉ lấy được khi máy vẫn bật hoặc có điện, nếu máy tính tắt, hoặc RAM bị ngừng cấp điện, mọi thông tin nó đã lưu trữ sẽ biến mất. Nhân tiện, bạn hãy đọc bài viết này nếu Chrome ngốn RAM quá nhiều nhé

Hiện tại, những bo mạch chủ ngày càng tiên tiến đi kèm nhiều hơn một khe cắm RAM, mang đến sự linh hoạt trong việc nâng cấp RAM, tăng dung lượng bộ nhớ để hệ thống đạt được tốc độ tốt hơn.

Quản Trị Mạng đã có loạt bài rất chi tiết về RAM máy tính, bạn có thể đọc tại đây: Tất tần tật về RAM laptop và những điều bạn cần biết

ROM là gì?

ROM là viết tắt của Read Only Memory - Bộ nhớ chỉ đọc - là loại bộ nhớ trong đó dữ liệu đã được ghi vào từ trước và chứa các chương trình giúp máy tính "khởi động". Khác với RAM sẽ xóa sạch mọi dữ liệu lưu trữ tạm thời, ROM giữ lại nội dung ngay cả sau khi máy đã tắt; đó chính là lý do máy tính có thể được bật lên ở lần đầu tiên sử dụng. Nếu không có ROM, việc khởi động được hệ thống sẽ là một điều xa xỉ.

Một ví dụ điển hình của ROM trong máy tính chính là BIOS, chip PROM lưu trữ những chương trình cần thiết để bắt đầu quá trình khởi động máy tính. Sử dụng bộ nhớ điện tĩnh là cách duy nhất để bắt đầu quá trình khởi động máy tính và các thiết bị khác sử dụng quy trình khởi động tương tự. Các chip ROM cũng được sử dụng trong hộp trò chơi [cartrigde] của thiết bị chơi game như Nintendo, Gameboy, Sega Genesis,... Những hộp này lưu trữ chương trình game trên một chip ROM được đọc bởi console khi kết nối với hộp.

Kiểu ROM cũ nhất được ghi nhận vào năm 1932 với bộ nhớ trống [drum memory]. Ngày nay, ROM vẫn được sử dụng và tiếp tục được cải tiến để có hiệu suất và dung lượng lưu trữ tốt hơn.

Khác biệt chính giữa RAM và ROM

Đặc điểm so sánhRAMROM
Hình dáng bên ngoài- RAM là một chip mỏng hình chữ nhật được lắp vào một khe cắm trên bo mạch chủ. RAM thường lớn hơn ROM.- ROM là một ổ đĩa quang bằng băng từ.
Khả năng lưu trữ tạm thời- Bộ nhớ khả biến, cần được cung cấp điện năng để duy trì khả năng lưu trữ dữ liệu, mất điện dữ liệu sẽ bị mất.- Bộ nhớ điện tĩnh [bất biến] có thể lưu trữ thông tin cả khi tắt máy tính, mất điện.
Cách thức hoạt động

- RAM được sử dụng trong hoạt động bình thường của máy tính sau khi khởi động và nạp hệ điều hành.

- Có thể phục hồi hoặc thay đổi dữ liệu được lưu trữ trong RAM.

- ROM được sử dụng chủ yếu trong quá trình khởi động máy tính.

- Dữ liệu trong ROM chỉ có thể đọc, nhưng không sửa hoặc thay đổi được, đó là lý do vì sao nó được gọi là 'bộ nhớ chỉ đọc'.

Tốc độ

- Quá trình ghi dữ liệu vào RAM nhanh.

- Tốc độ truy cập dữ liệu nhanh.

- Quá trình ghi dữ liệu vào ROM chậm.

- Tốc độ truy cập dữ liệu chậm.

Khả năng tiếp cận- Dễ dàng truy cập, thay đổi hoặc lập trình lại thông tin được lưu trữ trong RAM.- Khó khăn khi muốn thay đổi, lập trình lại thông tin được lưu trên ROM.
Khả năng lưu trữ- Một chip RAM có thể lưu trữ nhiều gigabyte [GB] dữ liệu, từ 1 GB đến 256 GB cho mỗi chip.- Một chip ROM lưu trữ được vài megabyte [MB] dữ liệu, thường là 4 MB hoặc 8 MB cho mỗi chip.
Khả năng ghi chép dữ liệu- Ghi dữ liệu trong bộ nhớ RAM cũng dễ dàng hơn bộ nhớ ROM.- Thông tin trong ROM vô cùng quan trọng với máy tính và tồn tại vĩnh viễn.

Hy vọng với sự so sánh rất chi tiết này sẽ giúp bạn phân biệt rõ ràng ROM và RAM trên máy tính.

Xem thêm: 8 cách dễ dàng để giải phóng RAM giúp máy chạy nhanh hơn

  • Những điều cần biết về bad sector trên ổ cứng
  • Hướng dẫn quay video màn hình Android bằng A-Z Screen Recorder
  • Bạn cần chuẩn bị dụng cụ và lưu ý gì khi tháo lắp laptop lần đầu?
  • 8 cách kiểm tra ổ cứng hiệu quả giúp khám sức khỏe định kỳ của ổ cứng

Video liên quan

Chủ Đề