Đường đi nước bước là gì

Nếu người dùng không chú ý đến việc cài đặt cấu hình Google Maps đúng cách, nó sẽ lưu vào nhật ký chi tiết “đường đi nước bước” của bạn, cho dù bạn đi bộ, lái xe hay thậm chí sử dụng máy bay đến bất cứ đâu trên thế giới.

Còn nhớ vào năm ngoái, Associated Press đã công bố một cuộc điều tra cho thấy nhiều dịch vụ của Google trên cả thiết bị Android lẫn iPhone đều lưu trữ dữ liệu và theo dõi vị trí của người dùng kể cả khi họ tắt tính năng “Lịch sử vị trí” trên thiết bị điện thoại. Trên trang hỗ trợ của Google viết rõ: “Bạn có thể tắt tính năng “Location History” bất cứ lúc nào. Nếu đã tắt tính năng này, những nơi bạn đi đều không bị lưu trữ.”

Tuy nhiên, AP phát hiện ra rằng kể cả khi tắt tính năng Location History, một số ứng dụng của Google vẫn tự động lưu trữ và theo dõi vị trí kèm thời gian của người dùng mà không hỏi ý kiến của họ.

Phản hồi lại cuộc điều tra của AP, Google đăng tải tuyên bố sau đây: “Có rất nhiều cách để Google sử dụng vị trí nhằm cải thiện trải nghiệm cho người dùng – bao gồm cả Lịch sử vị trí và hoạt động của web và ứng dụng – thông qua Dịch vụ định vị. Chúng tôi miêu tả rõ ràng các công cụ này để người dùng có thể kiểm soát tắt/bật và xóa lịch sử lưu trữ bất kì lúc nào”.

Theo CNBC, điều đầu tiên bạn cần phải chú ý rằng cài đặt cấu hình trên tài Tài khoản Google không thôi là chưa đủ, thay vào đó, bạn cần tìm hiểu các cài đặt của mình trong ứng dụng Google Maps. Nhật ký vị trí rất chi tiết đến từng phút và có thể biết bạn đang ở đâu bất cứ lúc nào.Và sau đây là cách để tự động xóa bản lưu này.

Đây là những gì bạn cần làm:

- Mở Google Maps trên thiết bị iPhone hoặc Android.

- Nhấn vào thanh Menu ở phía trên bên trái của ứng dụng.

- Chọn “Dòng thời gian của bạn”.

- Bấm vào ba dấu chấm ở phía trên bên phải của màn hình.

- Chọn “Cài đặt” và “Quyền riêng tư”.

- Chọn Tự động xóa lịch sử vị trí.

- Thay đổi cài đặt từ “Giữ cho tới khi tôi xóa bằng tay” sang “Giữ trong 18 tháng” hoặc “Giữ trong 3 tháng”. Và lời khuyên dành cho người dùng là nên buộc Google xóa sau mỗi 3 tháng.

Có thể bạn quan tâm

  • Không tin tưởng Google, nhiều người quay lưng với Fitbit

    06:00, 19/11/2019

  • Máy tính Google có thể khai thác hết Bitcoin trong 2 giây

    15:30, 11/11/2019

  • Facebook, Google chưa thực hiện lưu trữ dữ liệu như Luật An ninh mạng

    15:00, 08/11/2019

Rõ ràng, việc theo dõi người dùng vẫn luôn được Google áp dụng mặc dù trước đó, Google tuyên bố Google Maps sẽ được bổ sung chế độ riêng tư, theo đó thông tin di chuyển của người dùng sẽ không bị lưu lại khi ứng dụng này bật lên.

Bên cạnh đó, trong tháng 11 vừa qua, Google đã đưa ra bản cập nhật Google Maps cho phép người dùng chỉnh sửa hồ sơ công khai từ ứng dụng di động, thêm quyền kiểm soát đối với những gì người khác nhìn thấy khi họ xem trang của mình. Điều này áp dụng với những tài khoản đăng ký Local Guide [Hướng dẫn viên địa phương]

Người dùng cũng được cung cấp tùy chọn ẩn hoặc hiển thị các đóng góp của họ trên trang hồ sơ. Nếu đặc biệt lo lắng với các đánh giá tiêu cực, tùy chọn mới cho phép người dùng ẩn hồ sơ của họ khỏi các doanh nghiệp.

Tính năng Hướng dẫn viên địa phương ra mắt vào năm 2015,  nhằm hướng đến các bài đánh giá chuyên sâu hơn và đăng ảnh để giúp người dùng Google Maps khác tìm hiểu rõ hơn về điểm mình đến.

Đổi lại, những Hướng dẫn viên địa phương sẽ nhận được nhiều đặc quyền, như truy cập sớm vào các tính năng mới, truy cập miễn phí các dịch vụ của Google, nhận được sự giảm giá và các phiếu giảm giá cho các dịch vụ của Google.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ứng dụng Google Maps có thể theo dõi “đường đi nước bước” của bạn tại chuyên mục Khoa Học - Công nghệ của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,

- “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam” [Vũ Dung - Vũ Thúy Anh - Vũ Quang Hào]: “Đường ĐI hay TỐI, nói dối hay cùng” [Đường TẮT hay TỐI, nói dối hay cùng]. Nói dối quanh thì dễ bị lộ tẩy, bộc lộ bản chất xấu; Không nên nói dối”.

- “Từ điển tục ngữ Việt” [Nguyễn Đức Dương]: “Đường ĐI [?] hay TỐI [?]; nói dối hay cùng”. Câu này được nhà ngữ học này chú thích: “Chắc là TẮT và RỐI, chứ chẳng phải ĐI và TỐI nhưng đã bị chép nhầm”, đồng thời hướng dẫn xem giải thích dị bản: “Đường TẮT hay RỐI; nói dối hay cùng: Đường tắt là thứ lối đi rất hay làm rối trí những ai chưa thạo; nói dối là lối hành xử dễ đẩy kẻ nói dối tới bước đường cùng [một khi bị hỏi dồn]”.

- “Tục ngữ ca dao Việt Nam” [Vũ Ngọc Phan] ghi nhận: “Đường ĐI hay TỐI, nói dối hay cùng”.

Như vậy, trong 3 dị bản thì dị bản đầu tiên “Đường ĐI hay TỐI, nói dối hay cùng” phổ biến hơn cả. Tuy nhiên, theo chúng tôi, hình thức đúng của câu tục ngữ là: “Đường TẮT hay TỐI, nói dối hay cùng”, chứ không phải “đường ĐI hay tối” hoặc “đường tắt hay RỐI”.

Về nghĩa đen: “đường tắt” là con đường gần nhưng quanh co, nhỏ hẹp, có khi cuối cùng là đường cụt nên dễ dẫn đến chỗ bế tắc, trở ngại, không tìm thấy lối ra [“tối”]. Ngược lại với con đường “tắt”, đường “tối”, là con đường “sáng”, đường “quang” rộng rãi [đường thẳng, đường chính]. Riêng Nguyễn Đức Dương đưa ra nghi ngờ “Chắc là TẮT và RỐI, chứ chẳng phải ĐI và TỐI nhưng đã bị chép nhầm” là đúng. Tuy nhiên, ông đề xuất thay “hay tối” bằng “hay rối”, theo chúng tôi không cần thiết vì “hay tối” là đúng. “Tối” trong câu tục ngữ được hiểu là không thấy đường đi nữa, tức lâm vào đường cùng [trong khi “rối trí” đâu có nghĩa là lâm vào bước đường cùng, không có lối thoát?]. Trái nghĩa với đường “tối” là đường “sáng”. Ví như có câu: “Đường quang không đi, đâm quàng bụi rậm”.

Cho nên, theo chúng tôi, nghĩa bóng câu tục ngữ là: đi đường không nên lựa chọn con đường tắt mà cứ con đường thẳng, đường cái, đường sáng, đàng hoàng mà đi, sẽ không bao giờ hết lối hoặc gặp phải đường cụt [hiểu rộng hơn là không nên nóng vội, lựa chọn cách làm tắt, dễ dẫn đến bế tắc, dở dang, có khi còn lâu hơn cách làm theo lối thông thường]; cũng như thẳng thắn, trung thực, thì sẽ không bao giờ lâm vào thế cùng, bế tắc.

Theo đó, tục ngữ Hán cũng có câu: “Đạo nhi bất kính - 道而不徑 - Đường đi, chớ nên theo lối tắt≫; “Tiệp kính quẫn bộ - 捷徑窘步 - Đường tắt có lúc sẽ khiến bước chân trở nên lúng túng” [“kính” 徑, có nghĩa là “đường tắt”, “lối tắt”]; Tục ngữ Tày: “Chiếu rải không ngay ngắn không ngồi; đường khuất nẻo vắng vẻ không đi” [Vủc bố chính bố nẳng, tàng lẳc lặm bố pây]; “Đi tối lạc đường; nói dối hay cùng” [Pây đăm lạc tàng phuối viàng hay chủn] [theo “Từ điển thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày”; Triều Ân - Hoàng Quyết - NXB Văn hóa dân tộc, 1996]. Ở đây, “đường tắt”, “khuất nẻo vắng”, hay “đi tối” đều không phải cách đi, “đường đi”, đường lớn mà mọi người vẫn qua lại hằng ngày. Nếu “đường đi” nói chung mà “hay tối” thì biết lựa chọn con đường nào khác nữa?

Chủ Đề