Đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi là gì năm 2024

Đường kính lưỡng đỉnh BPD là một trong những chỉ số quan trọng khi siêu âm giúp bác sỹ đánh giá tình trạng phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Tuy nhiên vẫn còn nhiều mẹ bầu thắc mắc không biết đường kính lưỡng đỉnh BPD của thai nhi là gì, ý nghĩa của nó ra sao? Chính vì vậy, nội dung bài chia sẻ sau đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích giúp mẹ hiểu rõ hơn về chỉ số này, qua đó chủ động can thiệp để thai nhi phát triển tốt nhất.

Đường kính lưỡng đỉnh BPD của thai nhi là gì?

Theo các chuyên gia y tế thì đường kính lưỡng đỉnh BPD [tên khoa học tiếng Anh là Biparietal Diameter] chính là đường kính đo ở mặt cắt lớn nhất của hộp sọ thai nhi [tính từ vùng trán của thai nhi ra sau gáy]. Hoặc các mẹ cũng có thể hiểu đơn giản hơn thì đây chính là chỉ số đo đường kính đầu của thai nhi.

Tuy nhiên các mẹ nên chú ý đường kính lưỡng đỉnh khác với chu vi đầu của em bé. Bởi chu vi đầu là đo vòng xung quanh đầu của thai nhi còn đường kính lưỡng đỉnh BPD chính là đo đường kính đầu của thai nhi nên 2 thông số này khác nhau.

Đường kính lưỡng đỉnh BPD được bác sỹ xác định thông qua siêu âm. Thông qua chỉ số này sẽ giúp bác sỹ đánh giá được cân nặng, độ tuổi thai cũng như tốc độ phát triển hệ thần kinh, thể chất của thai nhi. Siêu âm là phương pháp tốt nhất giúp bác sỹ tính được đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi. Chính vì thế các mẹ nên chủ động đi siêu âm, khám thai định kỳ để giúp phát hiện sớm các bất thường của bé.

Đường kính lưỡng đỉnh BPD của thai nhi là gì?

Đường kính lưỡng đỉnh BPD của thai nhi bao nhiêu là bình thường?

Thai 13 tuần đến trước 20 tuần là giai đoạn vàng để đo đường kính lưỡng đỉnh. Thông thường một thai nhi phát triển bình thường sẽ có chỉ số BPD dao động 88 – 100mm, trong đó trung bình nhất là 94mm. Chỉ số này cho thấy em bé của bạn đang phát triển tốt, đúng tuổi thai, không lo tình trạng chậm phát triển.

Tuy nhiên chỉ số này chỉ chính xác khi mẹ làm siêu âm trong giai đoạn 13-20 tuần. Nếu như mẹ đi quá muộn thì chỉ số này rất dễ bị sai lệch, khó đánh giá hơn. Một số trường hợp đi siêu âm muộn ngoài 26 tuần thì độ chênh lệch có thể lên tới 3 tuần tuổi.

Chỉ số đường kính lưỡng đỉnh BPD bất thường

Nếu như chỉ số BPD mà nhỏ hơn ngưỡng 88-100mm thì tức là phần đầu của bé nhỏ, đầu phẳng hơn các thai nhi bình thường. Đồng thời cũng cho thấy thai nhi đang gặp vấn đề, phát triển không bình thường hoặc không ổn định trong tử cung.

Còn nếu chỉ số BPD mà lớn hơn ngưỡng bình thường, tức là phần đầu thai nhi quá lớn sẽ gây ảnh hưởng tới việc sinh nở về sau. Nhất là với mẹ sinh con lần đầu sẽ khó sinh thường được, làm cản trở việc sinh thường. Ngoài ra chỉ số BPD lớn cũng cảnh báo nguy cơ mẹ đang bị tiểu đường thai kỳ và khả năng sinh mổ là rất cao.

Mẹ nên làm gì để đường kính lưỡng đỉnh BPD của thai nhi phát triển bình thường?

Có thể thấy đường kính lưỡng đỉnh BPD nhỏ hay quá lớn đều là các dấu hiệu cho thấy sự phát triển bất thường của thai nhi. Mặc dù vậy các mẹ cũng đừng quá lo lắng bởi vì bạn hoàn toàn có thể chủ động điều chỉnh cải thiện được tình trạng này thông qua những chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý. Cụ thể như sau:

– Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Theo đó mẹ bầu cần bổ sung đủ 4 thành phần dinh dưỡng quan trọng là tinh bột, chất đạm, vitamin và chất béo. Trong đó tập trung chất đạm như tôm, cua, thịt bò, thịt nạc, trứng, canxi…để giúp thai nhi phát triển tốt hơn.

– Bổ sung sắt và canxi: đây là 2 chất quan trọng không thể thiếu khi mang thai giúp phòng ngừa thiếu máu, bổ sung canxi để bé phát triển xương lẫn chiều cao.

– Tiêm phòng uốn ván: khi mang bầu lần đầu mẹ cần tiêm đủ 2 mũi uốn ván [mũi 1 khi từ 23 tuần trở lên và mũi 2 cách mũi 1 khoảng 1 tháng]. Nếu bạn mang thai lần 2 thì chỉ cần tiêm một mũi duy nhất từ khoảng 27 tuần tuổi là được.

– Sinh hoạt, nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc: thường khi mang bầu mẹ bầu hay bị đau lưng, chuột rút, nặng bụng, khó chịu khi nằm ngủ nên dễ gây mất ngủ, trằn trọc. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Do vậy mẹ chú ý cải thiện giấc ngủ, ngủ đủ giấc, giữ tâm lý thoải mái.

Để có giấc ngủ ngon, mẹ có thể sử dụng gối ôm dành cho bà bầu. Ví dụ như gối bà bầu chữ U, gối bầu chữ F, gối chặn hay gối hạt đậu…Các loại gối này giúp nâng đỡ đầu cổ, tựa lưng, kê bụng, gác chân, giúp mẹ dễ chịu, ngủ ngon giấc hơn, vì vậy sẽ giúp cho thai nhi trong bụng phát triển toàn diện nhất.

Hy vọng với những chia sẻ tỉ mỉ trên đã giúp mẹ bầu biết được đường kính lưỡng đỉnh BPD của thai nhi là gì, quan trọng ra sao? Qua đó biết cách làm sao để giúp cân bằng chỉ số BPD, giúp con phát triển khỏe mạnh và toàn diện.

Đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi là bao nhiêu thì để sinh thường?

Tuy nhiên, cũng có một số mẹ bầu không biết chỉ số đường kính lưỡng đỉnh bao nhiêu là bình thường. Trên thực tế, chỉ số này trước ngày thai nhi chuẩn bị chào đời sẽ vào khoảng từ 88mm - 100mm.nullĐường kính lưỡng đỉnh bao nhiêu thì phải mổ? - Vinmecwww.vinmec.com › ... › Sản phụ khoa và Hỗ trợ sinh sảnnull

Thai nhi cân nặng bao nhiêu thì nên mở?

Thai nhi nặng bao nhiêu thì nên sinh mổ thì câu trả lời là khi thai to, nặng hơn 3,8 kg thì nên sinh mổ. Tuy nhiên, sinh mổ hay thường tốt hơn còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác bao gồm: sức khỏe mẹ bầu, khung xương chậu của mẹ bầu, ngôi thai, độ mở của cổ tử cung.nullThai nhi nặng bao nhiêu thì nên sinh mổ? - Nhà thuốc Long Châunhathuoclongchau.com.vn › bai-viet › thai-nhi-nang-bao-nhieu-thi-nen-sin...null

Chỉ số thai nhi BPD là gì?

BPD là chữ viết tắt của Biparietal Diameter - Đường kính lưỡng đỉnh. Đây là đường kính lớn nhất ở mặt cắt vòng của đầu em bé. GA là chữ viết tắt của Gestational Age - Tuổi thai.18 thg 9, 2020nullCác chỉ số thai nhi và những điều mẹ cần biết - Medlatecmedlatec.vn › cac-chi-so-thai-nhi-va-nhung-dieu-me-can-biet-s195-n19747null

Đkld là gì?

Chào bạn, ĐKLĐ là đường kính lưỡng đỉnh của thai, CDXĐ là chiều dài xương đùi, ĐKNB là đường kính ngang bụng các chỉ số này nói lên kích thước tương đối của thai và con bạn phát triển bình thường.nullGiải thích từ ngữ - Bệnh viện Từ Dũtudu.com.vn › suc-khoe-mang-thai › giai-thich-tu-ngunull

Chủ Đề