Đường sắt cát linh hà đông bao nhiêu tiền năm 2024

Quý 1-2023, bình quân mỗi ngày tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông phục vụ trên 32.000 lượt khách - Ảnh: PHẠM TUẤN

Cụ thể, cùng với doanh thu bán vé tăng và khoản trợ giá từ TP Hà Nội, năm 2022 Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội [Hanoi Metro], đang vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông, đã thoát lỗ và có lãi trước thuế 96,8 tỉ đồng.

Trước đó, năm 2021, Hanoi Metro công bố doanh thu từ bán vé đường sắt Cát Linh - Hà Đông đạt hơn 5,3 tỉ đồng trong khi giá vốn bán hàng và cung cấp dịch vụ cho tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông là hơn 58,94 tỉ đồng, lỗ gộp của doanh nghiệp này là 53,6 tỉ đồng.

Với kết quả kinh doanh trên, từ khi hoạt động vào tháng 6-2015 đến hết năm 2021, Hanoi Metro lỗ lũy kế gần 160 tỉ đồng.

Theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán do Hanoi Metro công bố năm 2022, doanh nghiệp này đạt tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 483 tỉ đồng.

Trong đó, doanh thu bán vé tàu Cát Linh - Hà Đông hơn 65,8 tỉ đồng, còn doanh thu trợ giá từ UBND TP Hà Nội là 417 tỉ đồng. Sau khi trừ đi các chi phí trong năm 2022, Hanoi Metro lãi trước thuế 96,8 tỉ đồng.

Qua báo cáo tài chính năm 2022 của Hanoi Metro, có thể nhận thấy doanh thu từ bán vé tàu Cát Linh - Hà Đông tăng cao hơn năm 2021 vì ngày 6-11-2021, tàu Cát Linh - Hà Đông mới đưa vào khai thác nên doanh thu bán vé trong gần 2 tháng chỉ đạt con số khiêm tốn.

Thứ hai là năm 2021, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa nhận được tiền trợ giá từ TP Hà Nội.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một lãnh đạo Hanoi Metro cho biết doanh thu từ bán vé và khoản trợ giá 417 tỉ đồng là nguyên nhân chính giúp doanh nghiệp này có lãi trong năm 2022 sau khi cân đối tài chính.

Còn con số lỗ của năm 2021 được giảm xuống còn 37,8 tỉ đồng trong báo cáo tài chính năm 2022 là do từ tháng 9-2022, Hanoi Metro bắt đầu nhận được tiền trợ giá từ TP Hà Nội để bù trừ chi phí cho năm 2021.

Số liệu báo cáo tài chính năm 2021 của Hanoi Metro là số liệu chưa trợ giá của TP Hà Nội.

Trước đó, khi công bố báo cáo tài chính năm 2021, Hanoi Metro cho biết thời điểm đó doanh nghiệp này đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ để UBND TP Hà Nội đặt hàng cho đường sắt Cát Linh - Hà Đông 2 tháng cuối năm 2021 và cả năm 2022.

Sau khi doanh thu của năm 2021 được cộng thêm trợ giá theo đặt hàng của TP Hà Nội, chắc chắn bức tranh tài chính của Hanoi Metro sẽ khác so với báo cáo tài chính năm 2021. Việc trợ giá của TP Hà Nội không chỉ bù đắp phần thiếu hụt do doanh thu không đảm bảo chi phí mà còn có lãi định mức theo quy định.

Từ khi đưa vào khai thác [ngày 6-11-2021] đến hết năm 2022, đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông chở trên 9 triệu hành khách. Quý 1-2023, tuyến đường sắt đô thị này đã vận chuyển được hơn 2,65 triệu lượt hành khách, tăng 262% so với cùng kỳ năm 2022.

Theo Hanoi Metro, vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, đường sắt đô thị là lĩnh vực dịch vụ công nên với mức giá rẻ có trợ giá để khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng. Việc trợ giá cho đường sắt đô thị được quy định trong Luật đường sắt.

Theo Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội [Hanoi Metro], trong quý I, tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh - Hà Đông đã vận chuyển được hơn 2,65 triệu lượt hành khách, tăng 262% so với cùng kỳ năm 2022. Bình quân mỗi ngày, tuyến phục vụ trên 32.000 lượt hành khách, ngày cuối tuần phục vụ 26.000-28.000 lượt hành khách. Báo cáo tài chính năm 2022 vừa công bố ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực cả về doanh thu lẫn lợi nhuận, tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 483 tỷ đồng, tăng gấp 7 lần so với doanh thu năm 2021 là gần 69 tỷ đồng.

Đáng chú ý, trong đó, chủ yếu là doanh thu trợ giá 417 tỷ đồng, chiếm 86% còn lại hoạt động cung cấp dịch vụ bán vé là gần 66 tỷ đồng, chiếm 14%. Sau khi trừ đi các chi phí, năm 2022, Hanoi Metro lãi sau thuế gần 97 tỷ đồng, trong khi năm 2021 lỗ 64 tỷ đồng.

Hiện tại, giá vé đường sắt đô thị thấp nhất 8.000 đồng một lượt và tối đa 15.000 đồng nếu đi toàn tuyến. Giá vé ngày [không giới hạn lượt di chuyển] là 30.000 đồng cho một người, vé tháng có giá 200.000 đồng cho khách phổ thông và 100.000 cho học sinh, sinh viên, người lao động tại các khu công nghiệp. Giá vé do thành phố quyết định [có trợ giá] để khuyến khích người dân sử dụng nhằm giảm dần phương tiện cá nhân, giảm ùn tắc và ô nhiễm môi trường.

Năm 2023, Hanoi Metro đặt mục tiêu doanh thu 519 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế chỉ gần 5,7 tỷ đồng, giảm mạnh so với kết quả thực hiện được năm 2022. Sản lượng hành khách trong năm dự kiến đạt 10,7 triệu hành khách với lượt tàu chở khách là 81.316 lượt.

Hanoi Metro chính thức hoạt động từ tháng 6/2015 do Nhà nước nắm giữ 100% vốn, đến hết năm 2022, công ty đang có 667 nhân viên. Trước đó, theo báo cáo tài chính năm 2021 của Hanoi Metro, lỗ lũy kế từ khi thành lập [27/11/2014] đến ngày 5/11/2021 là 139 tỷ đồng. Từ 6/11/2021 [khi tàu điện bắt đầu bán vé] đến ngày 31/12/2021, lỗ phát sinh thêm 20 tỷ đồng.

Tính đến cuối năm 2022, tổng tài sản của đơn vị quản lý đoàn tàu chạy tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đạt 3.016 tỷ đồng, tăng hơn 6% so với đầu năm 2022. Trong đó, chủ yếu là tài sản dài hạn hơn 2.500 tỷ đồng.

Đơn vị vận hành tàu điện trước đó còn khoản nợ phải trả hơn 3.049 tỷ đồng, chủ yếu nợ phải trả ngắn hạn. Đáng chú ý, công ty nợ người lao động gần 14 tỷ đồng, trong khi năm ngoái chỉ nợ gần 4 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu vẫn âm gần 33 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức âm hơn 129 tỷ năm 2021.

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông có tổng chiều dài tuyến chính 13,05 km, toàn bộ đi trên cao [điểm đầu là ga Cát Linh, điểm cuối là ga Yên Nghĩa với 12 ga trên cao]. Công trình được thiết kế theo tiêu chuẩn đường sắt đôi, khổ 1.435 mm; tốc độ tối đa 80 km/h, tốc độ khai thác 35 km/h. Thời gian chạy tàu từ Cát Linh đến Hà Đông [và ngược lại] là 23,63 phút. Dự án vận hành thương mại từ ngày 6/11/2021.

Đường sắt Cát Linh

Sau khoảng thời gian chạy thử miễn phí, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông [Thành phố Hà Nội] chính thức thương mại hóa từ ngày 21/11/2021 với giá vé như sau: Vé lượt ga tàu Cát Linh Hà Đông: 8.000đ – 15.000đ/lượt tùy ga đến. Vé ngày tàu điện ga Cát Linh Hà Đông: 30.000 đồng/ngày, không giới hạn số lượt đi.

Đường sắt Cát Linh

Thời gian tàu chạy: Từ 5h30 – 22h hằng ngày. Vận hành 9 đoàn tàu. Mỗi chuyến có thời gian chạy khoảng 6 phút/chuyến [vào giờ cao điểm] và 10 phút/chuyến [giờ bình thường]. Giờ cao điểm được tính từ 7h – 8h30 sáng và 16h30 – 18h chiều trong các ngày từ thứ 2 – 6.

Tuyến đường sắt Cát Linh

Tuyến đường tàu điện Cát Linh Hà Đông kết nối được nhiều cơ quan nhà nước, khối doanh nghiệp văn phòng, khu dân cư và các trường đại học, đi qua các ga Cát Linh, La Thành, Thái Hà, Láng, Thượng Đình, Vành Đai 3, Phùng Khoang, Văn Quán, Hà Đông, La Khê, Văn Khê, Yên Nghĩa.

Tàu trên cao chạy đến mấy giờ?

Giờ cao điểm: 7h-8h30 sáng và 16h30-18h chiều các ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu [6 phút/chuyến], giờ còn lại 10 phút/chuyến. Còn các ngày thứ Bảy, Chủ nhật và lễ, Tết: 10 phút/chuyến. Mỗi đoàn gồm 4 toa, sức chở tối đa 960 người/đoàn, tốc độ tối đa 80km/h, tốc độ khai thác 35km/h.

Chủ Đề