Con dưới 7 tuổi được bao nhiêu ngày nghỉ ốm năm 2024

Con gái tôi có kết quả xét nghiệm PCR khẳng định SARS-CoV-2 dương tính từ ngày 7/2/2022 đến ngày 14/2/2022 trạm y tế xã Nội Duệ, huyện Tiên Du, Bắc Ninh thực hiện test nhanh âm tính và cấp giấy hoàn thành cách ly. Nhưng khi làm thủ tục xin giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thì trạm y tế chỉ cấp giấy từ ngày 7/2/2022 đến ngày 13/2/2022 mà không cấp cho ngày 14/2/2022 như quyết định cách ly và giấy hoàn thành cách ly. Khi tôi thắc mắc thì bên trạm y tế nói bên bảo hiểm xã hội chỉ cấp giấy nghỉ Covid 19 cho 3 mốc là 7 ngày, 10 ngày và 14 ngày mà không có các mốc lẻ ngày khác như 8 ngày hay 11 ngày. Tôi xin hỏi các vấn đề sau: 1] Trạm y tế nói như trên có đúng quy định của bảo hiểm xã hội không? 2] Quyền lợi hưởng bảo hiểm xã hội trong trường hợp này của tôi được hưởng như thế nào? 3] Cả 2 vợi chồng tôi đều phải nghỉ việc để chăm sóc con thì vợ tôi dùng bản chính còn tôi dùng bản sao công chứng giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội để làm thủ tục hưởng trợ cấp với cả 2 công ty của vợ chồng tôi được không? Nếu không thì vợ chồng tôi cần thủ tục giấy tờ gì? Rất mong quý bảo hiểm xã hội giải đáp giúp thắc mắc của vợ chồng tôi! Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Việc xác định thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm được xác định theo số ngày nghỉ việc chăm sóc con và tuổi của con.

NGUYỄN THỊ NGA [TP Thủ Đức, TP HCM] hỏi: "Con tôi bị ốm, phải nằm viện điều trị 2 lần trong một tháng. Theo quy định hiện hành, tôi được nghỉ bao nhiêu ngày để chăm sóc con?".

- BHXH Việt Nam trả lời: Khoản 2 điều 25 Luật BHXH năm 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động đang tham gia BHXH là: Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế. Tại khoản 1 điều 27 Luật BHXH năm 2014 quy định thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 3 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi.

Tại khoản 1 điều 5 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29-12-2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định thời gian tối đa hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần theo quy định. Thời gian này được tính kể từ ngày 1-1 đến 31-12 của năm dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia BHXH của người lao động. Như vậy, việc xác định thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm được xác định theo số ngày nghỉ việc chăm sóc con và tuổi của con.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trả lời: Khoản 2 điều 25 Luật BHXH năm 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ ốm đau đối với NLĐ đang tham gia BHXH là: Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế. Tại khoản 1 điều 27 Luật BHXH năm 2014 quy định thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 3 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi.

Tại khoản 1 điều 5 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định thời gian tối đa hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ hằng tuần theo quy định. Thời gian này được tính kể từ ngày 1-1 đến ngày 31-12 của năm dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia BHXH của NLĐ. Như vậy, việc xác định thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm được xác định theo số ngày nghỉ việc chăm sóc con và tuổi của con.

Như vậy, khi người lao động có con dưới 7 tuổi bị ốm và được cơ sở y tế xác nhận thì thơi gian nghỉ được xác định như sau:

- Con dưới 3 tuổi thì người lao động được nghỉ tối đa 20 ngày.

- Con từ 3 tuổi đến 7 tuổi thì người lao động được nghỉ tối đa 15 ngày.

Thời gian nghỉ trên được tính cho 1 năm làm việc tại đơn vị. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội mà một trong hai người hết thời gian nghỉ mà con vẫn chưa khỏi thì người còn lại được tiếp tục nghỉ để chăm sóc con.

Thủ tục để hưởng chế độ ốm đau khi con dưới 7 tuổi bị bệnh như thế nào? [Hình từ Internet]

Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau khi con dưới 7 tuổi bị bệnh hiện nay bao gồm những gì?

Theo Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được hướng dẫn bởi khoản 2.1 Điều 4 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 quy định về hồ sơ đề nghị hưởng chế độ ốm đau như sau:

Trường hợp điều trị nội trú:

- Bản chính hoặc bản sao Giấy ra viện của con người lao động dưới 7 tuổi.

- Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thay bằng bản sao Giấy báo tử;

- Trường hợp Giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì bổ sung giấy tờ khác của cơ sở khám, chữa bệnh có thể hiện thời gian vào viện;

- Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm Bản sao Giấy chuyển tuyến hoặc Giấy chuyển viện.

Trường hợp điều trị ngoại trú:

- Bản chính Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

- Trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao; hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.

- Trường hợp con của người lao động khám, chữa bệnh ở nước ngoài

+ Bản sao của bản dịch tiếng Việt giấy khám chữa bệnh do cơ sở khám chữa bệnh ở nước ngoài cấp.

Thủ tục hưởng chế độ ốm đau khi con dưới 7 tuổi bị bệnh như thế nào?

Theo quy định tại Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

- Bước 1: Nộp hồ sơ

+ Người lao động nộp hồ sơ trực tiếp cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.

+ Người sử dụng lao động nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động

- Bước 2: Nhận kết quả

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.

+ Người sử dụng lao động trực tiếp nhận Danh sách giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe tại cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích, giao dịch điện tử;

+ Người sử dụng lao động nhận tiền trợ cấp cơ quan bảo hiểm xã hội để chi trả cho người lao động.

- Người lao động có thể nhận tiền trợ cấp bằng một trong các hình thức sau:

+ Thông qua người sử dụng lao động;

+ Thông qua tài khoản cá nhân;

+ Trực tiếp nhận tại cơ quan bảo hiểm xã hội trong trường hợp chưa nhận tại đơn vị mà đơn vị đã chuyển lại kinh phí cho cơ quan bảo hiểm xã hội;

+ Trường hợp ủy quyền cho người khác lĩnh thay, thực hiện theo quy định tại thủ tục “Ủy quyền lĩnh thay các chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp” hoặc bản chính Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật.

Bảo hiểm chi trả tiền nghỉ ốm vào ngày nào?

Như vậy, tiền nghỉ ốm hưởng BHXH sẽ được chi trả trong tối đa 06 ngày làm việc, tính từ khi cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ hợp lệ từ người sử dụng lao động. Hồ sơ hợp lệ là bộ hồ sơ có đủ các giấy tờ: [1] Giấy xác nhận ốm đau, tai nạn của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.

Nghỉ ốm hưởng bảo hiểm tối đa bao nhiêu ngày?

Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 hiện chỉ quy định về thời gian nghỉ chế độ ốm đau tối đa trong 01 năm của người lao động với số ngày từ 30 đến 70 ngày làm việc/năm.

Nghỉ ốm được hưởng bao nhiêu phần trăm lượng?

Tiền chế độ ốm đau được tính dựa trên thời gian nghỉ cụ thể của mỗi người với mức hưởng theo tháng tính chung bằng 75% tiền lương tháng đóng BHXH [trừ trường hợp công an, bộ đội được thanh toán 100% tiền lương tháng đóng BHXH].

Con nằm viện cần giấy tờ gì?

Như vậy, khi con ốm đau mẹ nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội cần những giấy tờ sau: - Trường hợp con của người lao động điều trị nội trú thì cần có bản chính hoặc bản sao giấy ra viện. - Trường hợp con của người lao động điều trị ngoại trú thì cần có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

Chủ Đề