Đường sức từ của nam châm có chiều như thế nào

Đặc điểm, tính chất của đường sức từ của từ trường nam châm là một trong những câu hỏi được khá nhiều bạn yêu thích môn Vật Lý quan tâm. Vì thế mà Dapanchuan.com sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về đường sức từ của từ trường nam châm từ đó bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức mới nhé.

Đường sức từ là gì?

Đường sức từ là các đường cong kín hoặc thẳng dài vô tận không cắt nhau trong không gian xung quanh nam châm và dòng điện.

Đường sức từ là đường biểu diễn mật độ của từ trường, đường sức từ càng dày độ lớn của từ trường càng lớn và ngược lại.

Ta có qui ước chiều của đường sức từ theo hướng: Đi ra từ cực Bắc Đi vào từ cực Nam của thanh Nam Châm tại một điểm bất kì nào đó. Hay nói cách khác là là chiều của đường sức từ tại mỗi điểm là chiều của từ trường tại điểm đó.

Chúng ta ó thể quan sát rõ nhất về hình dạng của những đường sức từ bằng thí nghiệm từ phổ.

Đặc điểm của đường sức từ

Đường sức từ được thể hiện rõ nhất thông qua các đặc điểm từ nam châm thẳng và nam châm chữ U, nào cùng hãy xem những thông tin bổ ích sau đây để cùng tìm hiểu rằng làm sao đặc điểm của đường sức từ lại có thể biểu hiện qua nam châm thẳng và nam châm chữ U nhé:

Đặc điểm đường sức từ của nam châm thẳng:

Đối với thanh nam châm thẳng thì đường sức từ là những đường cong có hình dạng đối xứng lẫn nhau thông qua trục nam châm thẳng, với trục nam châm này thì đường sức có chiều đi ra từ cực Bắc và đi vào cực Nam.

Nếu các bạn để ý kỹ sẽ thấy rằng ngay khi càng gần thanh nam châm thẳng thì các đường sức càng mau hơn vì lúc này từ trường xung quanh càng mạnh hơn.

Đặc điểm đường sức từ của nam châm chữ U:

Bên ngoài nam châm nam châm chữ U, đường sức từ là những đường cong có hình dạng đối xứng qua trục của thanh nam châm chữ U, có chiều đi ra từ cực Bắc và đi vào cực Nam cũng giống như thanh nam châm thẳng.

Càng gần đầu thanh nam châm, đường sức càng mau hơn [từ trường càng mạnh hơn].

Một điều khác biệt giữa thanh nam châm thẳng và nam châm chữ U có thể thấy rõ nhất đố là Đường sức từ của từ trường trong khoảng thời gian giữa hai cực của nam châm hình chữ U là những đường thẳng song song cách đều nhau. Từ trường trong khu vực đó là từ trường đều.

Các ví dụ về đặc điểm của đường sức từ

Các bạn có thể quan sát những hình vẽ bên dưới này để có thể hình dung ra rõ ràng nhất về những đặc điểm của đường sức từ nhé.

Từ trường của dòng điện thẳng rất dài

Trước tiên để xác định chiều của đường sức từ ta sử dụng quy tắc nắm tay phải.

Để bàn tay phải sao cho ngón cái nằm dọc theo dây dẫn và chỉ theo chiều dòng điện, khi đó các ngón kia khum lại cho ta chiều của các đường sức từ.

Từ trường của dòng điện thẳng rất dài

Từ trường của dòng điện thẳng rất dài là những đường tròn nằm trong những mặt phẳng vuông góc với dòng điện và có tâm nằm trên dòng điện.

Từ trường của dòng điện thẳng rất dài có chiều được xác định bởi quy tắc nắm tay phải.

Từ trường của dòng điện tròn

Các đường sức từ của dòng điện tròn đều có chiều đi vào một mặt và đi ra mặt kia của dòng điện tròn ấy.

Đường sức từ ở tâm dòng điện là một đường thẳng vuông góc với mặt dòng điện tròn.

Quy ước: mặt Nam của dòng điện tròn là mặt khi nhìn vào ta thấy dòng điện chạy theo chiều kim đồng hồ, còn mặt Bắc thì ngược lại.

Từ trường của dòng điện tròn

Các đường sức từ của dòng điện tròn có chiều đi vào mặt Nam và đi ra từ mặt Bắc của dòng điện tròn ấy.

Ta có thể dùng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của đường sức từ tại tâm của dòng điện tròn: Khum bàn tay phải sao cho chiều cổ tay đến ngón tay chỉ chiều dòng điện tròn, thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ đi qua tâm của dòng điện tròn.

Người ta có thể dùng quy tắc cái đinh ốc hoặc quy tắc vặn nút chai phải để xác định chiều đường sức từ của từ trường của một số sòng điện dạng đơn giản.

Tính chất của đường sức từ của từ trường nam châm

Các đường sức từ có những tính chất sau:

Các đường sức từ là những đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu.

Người ta quy ước vẽ các đường sức từ sao cho chỗ nào từ trường mạnh thì các đường sức từ mau và chỗ nào yếu thì các đường sức từ thưa.

Chiều của các đường sức từ tuân theo những quy tắc xác định [quy tắc nắm tay phải, quy tắc vào Nam ra Bắc]

Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức từ.

Hi vọng bài viết Đặc điểm, tính chất của đường sức từ của từ trường nam châm sẽ giúp bạn hiểu được rõ hơn veeg đường sức từ

Tham khảo thêm:

  1. Tính chất cơ bản của từ trường gây ra là gì ?
  2. Giải thích rõ phản ứng Cu + HNO3 loãng, Cu[OH]2+HNO3
  3. Bazo là gì, tính chất hóa học của bazo ?
  4. AlCl3 + NaOH = Al[OH]3+NaCl cân bằng phương trình phản ứng
  5. NaOH + Ca[HCO3]2 = CaCO3+Na2CO3+H2O cân bằng phương trình
  6. NaHCO3 + NaCl = NaHCl2 + Na2CO3 giải cân bằng phương trình
  7. NaOH + Al2[SO4]3 =Al[OH]3+Na2SO4 giải cân bằng phương trình
  8. NaOH + NO2 = NaNO2 + H2O + NaNO3 giải cân bằng phương trình

Video liên quan

Chủ Đề