Em hãy sắp xếp theo thứ tự đúng cách trang trí chậu cảnh ? a.vẽ màu b. vẽ họa tiết c . vẽ mảng

1 MỤC TIÊU:

 1.1./ Kiến thức:

- Học sinh biết cách ứng dụng cc họa tiết vo trang trí chậu cảnh.

- Học sinh hiểu vẻ đẹp trong trang trí ứng dụng chậu cảnh.

 1.2/ Kỹ năng:

- HS thực hiện được bài trang trí chậu cảnh.

- HS thực hiện thành thạo cách dùng hoạ tiết trang trí cách tạo dáng và trang trí chậu cảnh đẹp.

1.3 / Thái độ :

- HS có thói quen tạo dáng và trang trí chậu cảnh theo ý thích.

- HS có tính cách dùng hoạ tiết và màu sắc một cách cẩn thận hơn.

2 NỘI DUNG HỌC TẬP

 - Tạo dáng và trang trí chậu cảnh đẹp,

 - Hạo tiết phong ph.

3 CHUẨN BỊ:

 3.1.Giáo Viên :

- Một số hình ảnh chậu cảnh.

- Một số bài vẽ của HS năm trước.

 3.2Học Sinh:

- Một số ảnh chụp hình chậu.

- Giấy vẽ, bút chì, thước , tẩy.

Bạn đang xem tài liệu "Tiết 4, Bài 4: Tạo dáng và trang trí chậu cảnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tuần 4 Tiết PPCT: Tiết 4 Ngày dạy: .. Bài 4: TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ CHẬU CẢNH 1 MỤC TIÊU: 1.1./ Kiến thức: - Học sinh biết cách ứng dụng các họa tiết vào trang trí chậu cảnh. - Học sinh hiểu vẻ đẹp trong trang trí ứng dụng chậu cảnh. 1.2/ Kỹ năng: - HS thực hiện được bài trang trí chậu cảnh. - HS thực hiện thành thạo cách dùng hoạ tiết trang trí cách tạo dáng và trang trí chậu cảnh đẹp. 1.3 / Thái độ : - HS có thói quen tạo dáng và trang trí chậu cảnh theo ý thích. - HS có tính cách dùng hoạ tiết và màu sắc một cách cẩn thận hơn. 2 NỘI DUNG HỌC TẬP - Tạo dáng và trang trí chậu cảnh đẹp, - Hạo tiết phong phú. 3 CHUẨN BỊ: 3.1.Giáo Viên : Một số hình ảnhõ chậu cảnh. Một số bài vẽ của HS năm trước. 3.2Học Sinh: Một số ảnh chụp hình chậu. Giấy vẽ, bút chì, thước , tẩy... 4 – TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: 8A1: 8A2: 8A3: 4.2 Kiểm tra miệng: Câu 1 : [ Bài cũ ] Gọi 2 hoặc 3 học sinh nộp bài vẽ - HS quan sát nhận xét: Nội dung. Bố cục. Màu sắc. - GV nhận xét và đánh giá. Câu 2 :[ Sự chuẩn bị bài mới] Em hãy cho biết tên bài học ngày hôm nay ? HS trảlời : Tạo dáng và trang trí chậu cảnh. 4.3 Tiến trình bài học Giới thiệu bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1 [5p]:Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét Mục tiêu: HS biết quan sát và nhận xét chậu cảnh. HS hiểu chậu cảnh có các hình dáng khác nhau. GV giới thiệu một số hình ảnh về chậu cảnhvà nêu l;ên sự cần thiết của chậu cảnh trong trang trí nội ngoại thất. ? Hình dáng của mỗi chậu như thế nào [khác nhau: cao, thấp, đường nét tạo dáng...] ? Cách sắp xếp các hoạ tiết ra sao [xen kẽ, đăng đối, cảnh hoặc trang trí theo mảng] ? Họa tiết, màu sắc sử dụng như thế nào [đơn giản, nhẹ nhàng làm tôn vẻ đẹp của cây cảnh] Hoạt động 2:[ 7p ] Hướng dẫn học sinh cách tạo dáng và trang trí Mục tiêu: - HS biết cách tạo dáng và trang trí chậu cảnh. - HS hiểu vẻ đẹp của các hoạ tiết khi sử dụng hợp lý. 1 Tạo dáng: Giáo giới thiệu cách tạo dáng và minh hoạ các bước vẽ - Phác khung hình chung chậu và đường trục. - Tìm tỷ lệ các bộ phận [miệng, cổ, thân, chân...]. - Phác nét thẳng. 2 Trang trí: GV gợi ý HS tìm và chọn họa tiết cho phù hợp với dáng chậu và sắp xếp theo nhiếu cách [xen kẽ, đối xứng, đường diềm]. HS nhắc lại các bước trang trí: Phác mảng họa tiết. Vẽ chi tiết các họa tiết. Vẽ màu. GV nhận xét và minh họa các bước lên bảng. GV gợi ý cho học sinh tìm và vẽ màu sao cho phù hợp tránh lòe loẹt, sặc sỡ. * Hoạt động 3:[23p ] Hướng dẫn học sinh làm bài Mục tiêu: HS biết vận dụng lý thuyết vào thực hành. HS hiểu yêu cầu của bài. GV nêu yêu cầu bài vẽ GV gợi ý học sinh: Tìm khung hình chậu. Sắp xếp họa tiết. Vẽ họa tiết và vẽ màu. HS làm bài. GV quan sát và gợi ý cho HS [nếu cần]. I Quan sát, nhận xét : II Cách tạo dáng và trang trí Chậu cảnh: 1 Tạo dáng: 2 Trang trí: III Thực hành: Tạo dáng và trang trí chậu cảnh trên giấy khổ A4. 4.4 Tổng kết - GV treo 3-4 bài làm của học sinh lên bảng - HS quan sát và nhận xét: Cách tạo dáng. Cách sắp xếp họa tiết. Màu sắc. - GV nhận xét và tuyên dương những bài vẽ tốt, khuyến khích những bài vẽ chưa đạt. 4.5 Hướng dẫn học tập -Bài học này: Về nhà hoàn chỉnh bài vẽ Tập vẽ nhiều hình dạng khác nhau -Bài học sau: Chuẩn bị bài 6: “TRÌNH BÀY KHẨU HIỆU” Tìm hiểu bài. Sưu tầm một vài khẩu hiệu 5 PHỤ LỤC SGK Mĩ thuật 8 SGV Mĩ thuật 8 Tranh ảnh minh hoạ chậu cảnh

Tài liệu đính kèm:

  • Bài 4. Vẽ trang trí - Tạo dáng và trang trí chậu cảnh.doc

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết số

Tiết 9

VẼ THEO MẪU

LỌ HOA VÀ QUẢ

[VẼ HÌNH]

I. Mục tiêu bài học

1. Về Kiến thức:

- Giúp học sinh biết được cách bày mẫu như thế nào là hợp lí,

- biết được cách vẽ một số lọ hoa và quả [dạng hình cầu].

- Giúp HS củng cố lại cách vẽ hình.

2. Về Kĩ năng:

- HS vẽ được hình gần với mẫu.

3. Thái độ:

- Yêu quý vẻ đẹp của những vật mẫu qua bố cục đường nét,màu sắc.

- Cảm nhận được vẻ đẹp của mẫu qua bố cục, nét vẽ hình và tương quan tỉ lệ của bài vẽ.

4. Năng lực:

- Năng lực thẩm mỹ: HS nhận ra được vẻ đẹp màu sắc thông qua hình ảnh màu sắc trong thiên nhiên cầu vồng.

- Năng lực hợp tác: Thảo luận nhóm để thể hiện cảm nhận của cá nhân và lắng nghe ý kiến của bạn để tự điều chỉnh cá nhân mình.

- Năng lực tự học: HS làm việc cá nhân. Đọc câu hỏi trước khi thảo luận nhóm...

- Năng lực công nghệ, tin học: HS biết khai thác, sưu tầm những thông tin liên quan đến bài học trên mạng Intơnet.

- Năng lực giao tiếp: Giao tiếp với cô giáo và các bạn trong giờ học.

Các phương pháp và kĩ thuật dạy- học

- Phương pháp vấn đáp gợi mở

- Phương pháp học tập theo nhóm.

- Phương pháp quan sát và gợi ý.

  • Phương pháp luyện tập, thực hành.

- Phương pháp hoạt động theo nhóm.

- Phương pháp thuyết trình;

- Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm

- Phương pháp trực quan.

- Các kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật động não; kỹ thuật chia sẻ nhóm , kỹ thuật giao nhiệm vụ, kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật hỏi và trả lời.

II. Chuẩn bị bài học:

1.Giáo viên:
- Mẫu vẽ: một số lọ hoa và quả [dạng hình cầu] khác nhau về hình và màu [cho HS vẽ theo nhóm].

- Một số tranh tĩnh vật bằng bút chì hoặc bằng than [nếu có]

- Hình minh họa cho các bước vẽ lọ hoa và quả.

- Một số bài vẽ của học sinh năm trước.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa Mĩ thuật 7

- Mẫu vẽ: Một số quả dạng hình cầu [nếu có], lọ hoa. Giấy A4 hoặc vở vẽ.

- Lọ hoa và quả.

- Giấy hoặc vở vẽ, chì, tẩy.

Hoạt động 1: Khởi động [3 phút]

* Mục tiêu:

- Tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho học sinh trước khi bước vào giờ học.

- Rèn luyện khả năng tư duy, phán đoán, phản xạ nhanh, kĩ năng khéo léo, thực hành thành thạo.

- Kích thích sự tò mò, mong muốn khám phá bài học mới.

* Cách thực hiện: TRÒ CHƠI GHÉP HÌNH

Giáo viên: Công bố luật chơi: Chia HS lớp thành 3 đội, mỗi đội 3 em đại diện lên thi ghép hình thành bức tranh, trong thời gian 1 phút đội nào ghép hoàn chỉnh trước đội đó sẽ thắng.

- Trong khi đại diện của 3 đội thi, để động viên cổ vũ cho các đội các em vừa hát vừa vỗ tay bài “lớp chúng mình đoàn kết”.

- Phần thưởng cho đội thắng cuộc là một tràng pháo tay.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Hãy lắp các mảnh ghép thành bức tranh trong thời gian 1 phút?

Bước 2: Học sinh thực hiện: Đại diện 3 đội lên ghép.

Bước 3: Học sinh, nhận xét phần thi của 3 đội.

Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá, dẫn dắt giới thiệu vào bài mới [Giáo viên vừa chỉ vào mẫu vẽ, vừa giới thiệu]:

Qua trò chơi ghép hình mà 2 đội vừa thực hiện, kết quả của trò chơi 3 đội đã tạo những bức tranh đẹp. Như vậy trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của chúng ta có rất nhiều vật dụng có dáng đẹp [Chiếu kết hợp giới hình ảnh trên màn hình]

lọ hoa, quả, cái phích, quả bóng,…đó cũng là nội dung chủ đề vẽ về đồ vật trong gia đình hôm nay cô trò chúng ta cùng tìm hiểu.

Tiết 9- Bài 9

LỌ HOA VÀ QUẢ

[Tiết 1-Vẽ hình]

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức [ 12 phút ]

Hoạt động 2.1: Quan sát, nhận xét mẫu vẽ [7 phút].

* Mục tiêu: Hướng dẫn HS bày mẫu và quan sát, nhận xét đặc điểm cấu tạo, tỉ lệ của mẫu vẽ [lọ hoa, quả].

* Cách thực hiện:

Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh lên bày mẫu.

Bước 2: Học sinh thực hiện - 2 học sinh lên bày mẫu.

Bước 3: Học sinh nhận xét kết quả bài mẫu của bạn.

Bước 4: Giáo viên nhận xét, điều chỉnh mẫu cho phù hợp.

Gv kết luận: Để có bài vẽ đẹp thì việc bày mẫu rất quan trọng cần lưu ý:

+ Bày mẫu cần có vật trước, vật sau.

+ Mẫu nhỏ đặt phía trước, mẫu to đặt phía sau. Mẫu ở vị trí phía trước có thể che khuất 1 phần mẫu ở vị trí phía sau.

+ Khi bày mẫu phải lưu ý hướng ánh sáng chiếu tới.

Sau đây chúng ta đi tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của 2 mẫu vẽ trên qua gói câu hỏi trong hoạt động thảo luận nhóm

Giáo viên cho học sinh thảo luận gói câu hỏi

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Hình thức thảo luận nhóm [chia lớp thành nhóm], phát phiếu thảo luận

PHIẾU THẢO LUẬN NHÓM

Nhóm 1:

Câu 1: Em có nhận xét gì về vị trí của 2 vật mẫu.

Câu 2: Lọ hoa,quả có dạng hình gì? Gồm có mấy phần? Kể tên?

Nhóm 2:

Câu 3: So sánh tỉ lệ chiều cao và chiều rộng của 2 vật mẫu.

Câu 4: Khung hình riêng của từng vật mẫu là khung hình gì?

Nhóm 3:

Câu 5: Khung hình chung của 2 vật mẫu là khung hình gì?

Câu 6: Hướng ánh sáng chiếu vào vật mẫu như thế nào?

Trả lời

Bước 2: Học sinh thảo luận.

Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả thảo luận trên phiếu học tập.

Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung.

Gv: Lưu ý : Cùng một nhóm mẫu lại có những bài vẽ khác nhau.

Đáp án :

Câu 1: Vị trí qủa đứng trước lọ hoa.

Câu 2: Cấu tạo

- Lọ hoa dạng hình trụ gồm 4 phần: miệng, cổ, thân, đáy.

- Quả dạng hình cầu.

Câu 3: Tỉ lệ :

- Chiều cao của quả bằng khoảng 1/3 chiều cao lọ hoa.

- Chiều rộng của quả bằng khoảng 1/2 chiều rộng của lọ hoa.

Câu 4:

- Khung hình riêng của quả: Hình vuông.

- Khung hình riêng của lọ hoa: Hình chữ nhật đứng.

Câu 5: Khung hình chung của 2 vật mẫu: Hình chữ nhật đứng.

GV Lưu ý: Cùng một nhóm mẫu vẽ ở mỗi góc nhìn khác nhau sẽ thấy vị trí vật mẫu khác nhau, tỉ lệ khác nhau. Sự che khuất giữa các vật mẫu cũng khác nhau.

Hoạt động 2.2: Hướng dẫn cách vẽ [5 phút]

* Mục tiêu: Học sinh hiểu được cách vẽ theo mẫu từ đó áp dụng vào bài vẽ.

* Cách thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.

- Bằng kiến thức đã học em hãy nhắc lại tiến trình một bài vẽ theo mẫu bao gồm mấy bước? kể tên các bước ?

Bước 2: Học sinh thực hiện.

Học sinh trả lời cá nhân.

- Vẽ phác khung hình chung.

- Vẽ phác khung hình riêng từng vật mẫu. Ước lượng tỉ lệ các bộ phận, kẻ trục.

-Vẽ phác hình bằng nét thẳng.

-Sửa hình bằng nét cong, vẽ chi tiết

Bước 3: Học sinh nhận xét.

Bước 4: GV nhận xét, đánh giá

Để tiến hành một bài vẽ theo mẫu chúng ta cần phải tiến hành theo các bước sau, lưu ý: trục có tác dụng để vẽ hình cân đối khi vẽ theo mẫu.

[GV minh họa các bước vẽ lần lượt trên bảng]

GV cho học sinh tham khảo các bài vẽ lớp trước.

[Trình chiếu bài vẽ]

- Qua các bài vẽ trên em thấy thích bài vẽ nào, bài vẽ nào chưa thích? Vì sao?

- Học sinh nhận xét theo cảm nhận của mình.

- Giáo viên: Nhận xét.

+ Bài vẽ: Bài vẽ số 1 bố cục cân đối hình vẽ đẹp, giống mẫu.

+ Bài vẽ số 2, có tỉ chưa cân đối lọ hoa vẽ to, quả nhỏ.

+ Bài vẽ số có bố cục chưa cân đối hài hòa giữa tỉ lệ của lọ hoa, quả.

Gv: Khi vẽ chúng ta cần thực hiện theo đúng trình tự các bước vẽ và luôn quan sát mẫu để so sánh và điều chỉnh tỉ lệ hình vẽ sao cho giống mẫu.

Hoạt động 3: Luyện tập [25 phút]

Mục tiêu: Học sinh vẽ được mẫu [lọ hoa, quả] sao cho giống mẫu.

* Cách thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:[lọ hoa, quả].

Bước 2: Học sinh thực hiện.

- Vẽ mẫu theo 4 bước ở trên.

- Trong quá trình học sinh thực hiện giáo viên quan sát, kiểm tra, hướng dẫn, chỉ ra chỗ được, chỗ chưa được ngay trong bài vẽ của mỗi học sinh để giúp học sinh hoàn thiện được bài vẽ tốt nhất.

Bước 3: Học sinh trưng bày sản phẩm theo tổ và các tổ nhận xét sản phẩm của nhau theo những tiêu chí sau:

- Bố cục đã cân đối hay chưa?

- Hình vẽ có giống mẫu không ?

- Tỉ lệ hợp lí chưa?

- Theo em bài nào đẹp nhất? Vì sao?

Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá:

+ Chỉ ra cho HS thấy vẻ đẹp của hình, của nét vẽ:

+ Thái độ, tinh thần và khả năng thực hiện nhiệm vụ của học sinh và sản phẩm của học sinh. Tuyên dương những bài vẽ đúng mẫu, đẹp.

Hoạt động 4: Vận dụng [3 phút]

Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng để vẽ phân môn theo mẫu:

Giáo viên chiếu hình ảnh và giới thiệu một số bài vẽ về đồ dùng, vật dụng trong gia đình

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. Vẽ lọ hoa và quả.

Bước 2: Học sinh thực hiện ở nhà.

Bước 3: Học sinh trình báo cáo kết quả tiết học sau.

Bước 4: Giáo viên: nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 5: Mở rộng, phát triển, sáng tạo [2 phút]

* Mục tiêu: Học sinh có ý thức tìm tòi, sáng tạo :

Để phát triển thành một kiến trúc sư, hoặc thành họa sĩ thì sẽ phải vận dụng kiến thức vẽ cơ bản vào những mẫu vẽ lọ hoa và quả.

Giáo viên chốt lại kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Hãy tìm các đồ vật trong gia đình có dạng hình cầu, hình trụ?

- Bằng những kiến thức đã học em hãy sáng tạo những sản phẩm có dáng lọ hoa và quả khác.

Sưu tầm những bài vẽ có vận dụng cách mặc có thể vẽ…

Bước 2: Học sinh thực hiện ở nhà

Bước 3: Học sinh trình báo cáo kết quả tiết học sau

Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá.

Giáo viên giới thiệu một số sản phẩm sáng tạo từ vật dụng gia đình của các bạn học sinh

I. QUAN SÁT, NHẬN XÉT

- Cách bày mẫu:

Cấu tạo của hai vật mẫu

- Khung hình riêng của quả: Hình vuông.

- Khung hình riêng của lọ hoa: Hình chữ nhật đứng

- Tỉ lệ:

+ Chiều cao của quả bằng khoảng 1/3 chiều cao của lọ hoa .

+ Chiều rộng của quả bằng khoảng 1/2 chiều rộng của lọ hoa .

II. CÁCH VẼ [5 phút]

Bước 1: Vẽ phác khung hình chung.

Bước 2: Vẽ phác khung hình riêng từng vật mẫu. Ước lượng tỉ lệ các bộ phận, kẻ trục.

Bước 3:Vẽ phác hình bằng nét thẳng.

Bước 4: Vẽ chi tiết

III. Luyện tập

Vẽ theo mẫu [lọ hoa và quả]


IV. Rút kinh nghiệm

.......................................................................................................................................................................................................................................................................................

Nhất, ngày……..tháng….năm 2018

NGƯỜI DUYỆT NGƯỜI SOẠN

  1. ghi rõ họ tên] [Ký ghi rõ họ tên]

Mai Thị Hồng

Video liên quan

Chủ Đề