Fake news nguyên nhân

Internet cho chúng ta cơ hội tiếp xúc với tin tức một cách nhanh chóng, đôi khi sự việc chưa kịp lên báo chí chính thống thì chúng ta đã kịp biết thông qua internet. Tuy nhiên, việc người người đều có thể làm nhà báo cũng mang đến một phiền phức hết sức lớn, đó là vấn nạn tin tức giả mạo, hay còn gọi là fake news. Phàm là tin tức giả mạo thì  thường rất giật gân và gay cấn để lừa chúng ta tiếp tục chia sẻ, vậy làm sao để không bị sập bẫy fake news?

Fake news nguyên nhân

Hiệp hội các Liên hiệp Thư viện và Viện nghiên cứu IFLA (một tổ chức có liên hệ mật thiết với UNESCO) đã đưa ra những cách để người đọc có thể nhận biết và phân biệt tin tức giả mạo – fake news:

 Kiểm tra nguồn tin. Các nguồn tin giả ở Việt Nam sẽ không bao giờ được cấp phép để sử dụng tên miền có đuôi .vn. Một số trang giả danh các nhà lãnh đạo bằng cách sử dụng tên của họ đi kèm với đuôi ".org" hoặc ".com" hoặc ".net", nhưng không bao giờ dùng .vn và thậm chí còn có liên hệ là... Gmail. Những nguồn tin chính thống thường có sự kiểm tra tin tức gắt gao trước khi đăng tải, vì vậy độ tin cậy của những tin tức này cũng thường cao hơn.

Đừng chỉ đọc tiêu đề

Có rất nhiều người chỉ đọc tiêu đề thấy kêu tai là lập tức bấm chia sẻ, lợi dụng điểm này, nhiều bài báo giật một cái tít thật kêu để lừa dân tình chia sẻ, trong khi thông tin bên trong thì hoàn toàn không liên quan, đôi khi còn chẳng có gì, tệ hơn có khi bên trong còn chứa virus. Cho nên, vì sự an toàn của bạn bè trong friendlist, các bạn hãy bỏ thói quen chỉ đọc tựa đề, hãy đọc nội dung, thấy tâm đắc hãy share. Đừng để những kẻ treo đầu dê bán thịt chó lừa mình.

Kiểm tra tác giả

Hãy tập kiểm tra tác giả, rất đơn giản, gõ tên tác giả vào Google là bạn có thể biết sơ sơ người viết bài có nhiều bài viết hay không, có được đánh giá cao hay không. Đặc biệt hãy làm điều này khi bạn chia sẻ những tin tức liên quan đến sức khỏe, cách chữa bệnh, kinh nghiệm sống,…Hiện nay internet tràn ngập những chia sẻ về chữa bệnh bằng những hình thức hết sức lạ thường, hiệu nghiệm hay không chưa biết nhưng đã có không ít người phải trả giá bằng mạng sống vì tin vào những tin tức thất thiệt như vậy trên mạng.

 Xem ngày xuất bản

Có rất nhiều người lợi dụng tin tức cũ để câu like câu view. Ví dụ ngay thời điểm này mà có một bài báo với tựa đề “Dịch sởi bùng phát gây chết trẻ em hàng loạt” thì có thể gây được chú ý của rất nhiều người. Tuy nhiên nhìn kĩ lại thì bạn sẽ thấy sự việc là từ vài năm trước. Nếu không để ý và vô tính tiếp tay cho những tin tức thất thiệt này, bạn có thể gây hoang mang rất lớn trong cộng đồng.

 Ngẫm xem tin tức là thật hay đùa

Tôi đã từng gặp một vài trang báo game đưa lại tin nước ngoài về việc một game thủ lao vào xe ô tô mà vẫn tin mình vẫn có thể "respawn". Tin trào phúng đã trở thành tin "nghiêm túc".

Hãy xem lại định kiến của mình. Bạn ngán ngẩm với một vài nhãn hàng Việt nên vội vàng chia sẻ thông tin scandal từ các nguồn tin không chính thống? Bạn dám chắc rằng thông tin này, dù thuận theo những gì bạn đồng ý, là đúng sự thật? Giữ một cái đầu tỉnh táo để nhìn nhận thông tin một cách thực sự khách quan là những gì bạn cần làm.

Cái này đòi hỏi một kinh nghiệm sống phong phú và sự tinh ý. Thường thì tin tức thất thiệt sẽ giấu đầu hở đuôi, sự việc được mô tả khá mơ hồ và đôi khi là chọi nhau. Ví dụ cách đây không lâu có video một đứa trẻ bị ướp đá và caption viết rằng đứa trẻ bị ướp đá như vậy để cướp nội tạng. Tuy nhiên, chỉ cần suy nghĩ logic một chút chúng ta sẽ thấy là nội tạng để cấy ghép trong phẫu thuật không phải là lòng heo mua ngoài chợ mà chỉ cần ướp đá là có thể bảo quản. Chỉ cần tìm hiểu thêm, chúng ta sẽ thấy ghép tạng là một phẫu thuật hết sức phức tạp trong đó người hiến tạng cũng phải trải qua rất nhiều xét nghiệm để đảm bảo tạng không mang bệnh tật và có sự tương thích với người ghép tạng. Vì vậy, có thể nói đứa trẻ trong video có thể không may mắn qua đời vì một nguyên do nào đó chứ khó lòng là vì nguyên nhân cướp tạng. Thế nhưng video này lại được chia sẻ rần rần và tất nhiên là gây không ít hoang mang cho các bậc cha mẹ.

Hãy hỏi các chuyên gia. Bạn đã từng nghe hàng Apple và Xiaomi cùng được sản xuất ở Trung Quốc nên có chất lượng tương đồng? Tại sao không thử hỏi một chuyên gia về chuỗi cung ứng xem luận điểm này có bao nhiêu phần là sự thật?

“Thời chưa có Internet, ai cũng nghĩ rằng nguyên nhân của sự dốt nát là do thiếu thông tin… Và nay thì rõ là chúng ta đã nhầm!” - Câu nói này xuất hiện ở đất nước Nga cách đây khá lâu, giờ được một số cư dân mạng đăng tải lại trước sự bùng nổ quá nhiều tin tức giả về tình hình đang diễn ra liên quan đến 2 đất nước Nga và Ucraina.

Tin giả - fake news - dân gian Việt Nam gọi nôm là “tin vịt”. Tin này được đưa ra để nhằm đánh lừa, tạo sự hiểu sai về một vấn đề, sự kiện nào đó. Đáng tiếc, tin giả giờ đây không chỉ được truyền miệng từ người này sang người kia mà thông qua các hiệu ứng truyền thông, mạng xã hội, nó lan truyền với tốc độ chóng mặt, đánh vào xúc cảm, tâm lý của những người có độ “hóng” cao và dễ dãi về vấn đề “tiêu hóa” thông tin.

Những ngày gần đây, tin giả về tình hình Nga - Ucraina tràn ngập cõi mạng, từ

facebook đến báo chí, truyền thông: Nào sự hy sinh của nữ phi công xinh đẹp Natasha Perakov; phu nhân Tổng thống Zelensky khoác áo chiến binh; sự hy sinh của các quân nhân đảo Rắn cũng như vị tướng huyền thoại vùng Chechnya - Ramzan Kadyrov - đồng minh thân cận của Tổng thống Putin; những người Đức chen nhau biểu tình phản đối Nga…

Fake news nguyên nhân
Ảnh minh họa

Nhưng cũng chỉ ngày hôm sau, thậm chí vài giờ sau, sự thật đã được bóc trần. Thì ra, người ta đã “bế” “nữ phi công” Natasha Perakov lên bàn thờ cho đến khi cô này hiện nguyên hình là người mẫu và đang check in tại một quán cà phê lãng mạn. Phu nhân Tổng thống Ucraina cũng “mượn” hình hài nữ quân nhân trong sự kiện duyệt binh kỷ niệm 30 năm Quốc khánh Ukraina (8/2021). Các chiến binh đảo Rắn ngày hôm sau cũng lập tức hồi sinh trong một video clip và bình yên trở về nhà trên xe quân sự của Nga. Lãnh đạo Kadyrov sau một thời gian “bị tiêu diệt” hiện đang có mặt ở thành phố Mariupol và ngày 29/3 vừa qua đã được thăng hàm Trung tướng Vệ binh Quốc gia Nga. Một số người Đức cũng thừa nhận rằng, hình ảnh được gí cho cái chú thích “biểu tình chống Nga” thực chất là cuộc tuần hành ở Berlin nhằm chống lại chủ nghĩa bài ngoại và cực hữu chứ chẳng liên quan gì đến Nga sất.

Đó chỉ là đơn cử một vài ví dụ.

Những người “thích đùa” đã “cao hứng” biến bất cứ ngày nào có thể thành ngày Cá tháng Tư.

Điều đáng nói là ngoài phần lớn những người kém hiểu biết và dễ dãi “tiêu hóa” thông tin nên bị dắt mũi thì có một bộ phận người Việt, nhất là số người có thái độ chống Cộng sản và hoạt động đối kháng với Nhà nước Việt Nam đã tự nguyện biến mình thành công cụ của cỗ máy truyền thông thổ tả, tích cực chia sẻ, tuyên truyền cho những thông tin giả mạo để cố tình chia rẽ mối quan hệ hữu nghị của Việt Nam với 2 nước Nga và Ucraina. Mặc dù đã được phản hồi rằng đó là những tin giả, hình ảnh cũ nhưng họ vẫn lờ đi, thậm chí lẳng lặng xóa bỏ những bình luận phản bác. Đủ để thấy rằng với họ, sự thật không phải là vấn đề quan trọng mà quan trọng là phải lan truyền đi được những thông điệp có lợi cho ý đồ của họ, bất chấp đúng sai.

Đáng tiếc, trong đó có cả một vài tờ báo “nhắm mắt” chia sẻ, "nhanh tay" biến thành sản phẩm báo chí của mình mà không biết mình đang ngồi “chung mâm” với Việt Tân, BBC, RFA bởi tin này được các fanpage hoặc các trang của tổ chức khủng bố Việt Tân BBC, RFA đăng tải.

Nguyên nhân của sự “dốt nát” rõ ràng không phải do thiếu thông tin. Nhân loại đang ngộp trong rừng thông tin.

Con người ta có một đôi mắt, hai lỗ tai, mười ngón tay nhưng chỉ có một bộ não. Nghe đấy, thấy đấy nhưng nên động não trước khi nhấp chuột.

Con người ta cũng chỉ có một Tổ quốc, quê hương.

Khi đang hít khí trời tự do, thở hơi thở hòa bình trên Tổ quốc quê hương mình thì đừng bán rẻ con tim cho ngoại bang phản quốc.

Tin giả, nhưng luật pháp và hình phạt là thật. Gần 200 chủ tài khoản bị “bế” lên Công an năm 2021 hay câu chuyện quá đà phát ngôn và lâm vòng lao lý vừa qua là một bài học nhãn tiền. Vậy nên, trước khi tiêu hóa thông tin hãy chậm lại nghĩ suy, đừng biến mình thành bệnh nhân của bệnh viện mang tên Luật pháp.